Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

CHÙA CHIỀN : NHỬNG NƠI BUÔN THẦN BÁN THÁNH

From: Sinh Do* Chau Tang Nguyen
Kinh hoàng nạn xả thịt thú rừng ở chùa Hương
LD/Tonkin

Nguyên “bộ khung” đầy máu me của hươu, nai được bày trước mắt người đi đường.
(LĐ) - Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.
Suốt nhiều chục ngày lễ và hội, cứ là tắc đường như nêm cối, cáp treo đang chạy bỗng dưng “chết lặng” 90 phút dằng dặc, khách hành hương bị treo trên đỉnh trời.
Từ quận Hà Đông, cách chùa 50km, đội quân cò mồi vãn cảnh, chèo đò đã đeo bám khách hãi hùng; nạn trộm cắp, chèn ép khách hoành hành... Nhưng, kinh hoàng nhất, phải là nạn xả thịt thú.


Để thấy rõ thịt tươi, đỏ, thơm, người ta lóc xương, treo nguyên “bộ khung” đầy máu me khủng khiếp của hươu, nai ra trước mắt người đi đường. Để nguyên cả bộ da, lông của hươu, nai, hoẵng... thì người ta mới biết là "hàng xịn" chứ...(Nhờ TH đưa vụ nầy ra WWL.org)

Chỗ nào trót cạo lông, thui vàng, thì treo biển ở mũi, ở đầu thi thể loài thú xấu số rằng: “nai rừng”; “hươu rừng” (chứ không phải hươu, nai nuôi!)... Dù là động vật rừng, hay động vật nhà, cứ hành quyết rồi treo lên “hăm doạ” như thế, vẫn là điều không thể chấp nhận được.

Khách mua đông lắm, ai thích, giá cả thoả thuận xong, chủ quán chui vào... bụng dưới con nai, con hươu đang bị treo ngược mà xả thịt, trước sự thèm thuồng của nhiều thực khách.

Riêng bác thú rừng béo mũm này, thì được treo lên cao, treo cùng với một nải chuối xanh, ý rằng, món này nấu với thịt rừng này thì tuyệt hảo.

Chủ quán, ngoài việc vẫy khách, nhử khách, họ còn khoanh tay chửi bới, hoặc tay dao tay thớt, khi thấy ai có ý định chụp ảnh.

Chen nhau ‘hối lộ’ thánh thần
Người Việt
HÀ NỘI (TH) - Trái với không khí êm ả và có vẻ trật tự, thoải mái ở miền Nam những ngày đầu năm,
đặc biệt dịp Rằm Tháng Giêng, các đền, chùa, phủ thờ ở nhiều địa phương miền Bắc được nhiều báo mô tả với các lời lẽ không đẹp như “khiếp,” “nghẹt thở” với nhiều thứ tệ trạng diễn ra trong khung cảnh hỗn độn, bát nháo mất hết ý nghĩa và giá trị tâm linh. Nó chỉ còn như những vụ hối lộ thần thánh bằng những đồng tiền lẻ.
“Hàng nghìn người chen chúc trong khoảng không gian chật hẹp. Rác khắp phủ và đủ các dịch vụ ăn theo trong những ngày này” gồm cả trộm cắp và bài bạc, theo báo điện tử Bee.net mô tả ngày 28 tháng 2, 2010.
Theo sự mô tả của báo Tuổi Trẻ, “Từ Tết đến nay, mỗi ngày có đến vài ba lễ hội khai mạc. Lễ hội nào cũng có ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Nhưng có đi dự các lễ hội thì mới thấy kinh khiếp về ý thức của phần lớn người dân, về sự cẩu thả trong khâu tổ chức.” Tờ Tuổi Trẻ viết, “ Rải tiền đầy gốc cây, ngập đầu cả tượng thánh thần, bán hàng rong trong sân chùa, trộm cắp, đánh nhau... Ðền chùa đáng ra là những nơi tôn nghiêm nhất nhưng trong mùa lễ hội thì nhìn vào đâu cũng có thể bật ra chữ ‘khiếp.’”
Một độc giả của báo Tuổi Trẻ nêu ý kiến sau khi đọc bài viết và những hình ảnh phản cảm về lễ hội, nhắc lại lời dặn dò của thân nhân rằng, “Cháu đi lên chùa là để cho tâm hồn thanh thản, được hưởng cái hương vị trong lành của chốn linh thiêng, và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc” và “nhất nhất không được thất kính với ơn trên.”
Trái lại, người ta không hành xử như thế. Tuổi Trẻ đưa ra những hình ảnh vô trật tự xảy ra ở lễ hội Ðền Trần ở phủ Thiên Trường tỉnh Nam Ðịnh và nói, “Năm nay, ban tổ chức cho dựng tới 5 lớp rào chắn để chia nhỏ dòng người, ngăn chặn tình trạng người dân ào ào xô đẩy tiến vào đền Trần. Nhưng bất chấp điều đó, nhiều người dân vẫn xô đẩy giẫm đạp lên nhau, phá rào để xông vào.”
Theo tục lệ hàng năm, đêm 27 tháng 2, 2010 (14 Tháng Giêng Âm Lịch), Tuổi Trẻ cho hay “ban quản lý khu di tích đền Trần và UBND tỉnh Nam Ðịnh đã tổ chức lễ khai ấn, phát lộc cho người dân trong và ngoài tỉnh theo như thông lệ hàng năm. Lễ hội bắt đầu từ câu chuyện vua Trần mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường (hiện nay nằm trong khu di tích đền Trần, Nam Ðịnh) và phong chức cho một loạt quan quân có công sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất và ban ấn cho nhân dân.
Nhưng hành trình người dân xin được ấn (một tấm vải, hoặc giấy điệp được dập ấn vua nhà Trần) không hề đơn giản chút nào. Từ 5g chiều, hàng ngàn người đã tập trung đông nghẹt trước cổng đền Trần.”
Xin một cái ấn, chắc hẳn phải là xin được thăng quan tiến chức.
Tờ Tiền Phong ngày 28 tháng 2, 2010 nói chính ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục & Ðào Tạo “trực tiếp đóng ấn phát cho du khách.”
Trong một ký sự hình ảnh khác, ngày 20 tháng 2, 2010 đưa tin khách hành hương tới chùa Mía, một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng, nằm ở thôn Ðông Sàng, xã Ðường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, đã “tấn công” các tượng Phật bằng “tiền lẻ.”

Tượng các vị La Hán bị bội thực tiền rồi, nhưng vẫn bị nhét tiền vào các kẽ có thể nhét trên “cơ thể” các tượng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Các tượng La Hán, Kim Cương bị “ép” cầm tiền lễ ở tay, bị nhét dưới râu. Các tượng ở các thế võ khác nhau bị người ta bắt cầm tiền lẻ như thể “múa võ ăn tiền,” báo Tuổi Trẻ nói.
Ðược biết, chùa Mía được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị chùa, ngôi chùa với giá trị tuyệt kỹ về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc này được liệt hạng vào vị trí ‘quán quân’ trong hệ thống chùa Việt. Sách kỷ lục Guinness của Việt Nam cũng ghi nhận chùa Mía là ngôi chùa có nhiều tượng nhất Việt Nam.”
Mấy ngày trước, lễ hội Chùa Hương ở Hà Tây, chùa Trúc Lâm trên núi Yên Tử tỉnh Quảng Ninh cũng đều nghẹt người và đẻ ra nhiều thứ lộn xộn phá rào.
Theo tờ Tiền Phong, “Lễ cả năm không bằng lễ Rằm Tháng Giêng” nên “nhiều đền chùa ở Hà Nội lâm vào tình trạng quá tải vì người đi lễ quá đông.”
Vì quá đông người và phải đứng từ xa nên người nọ chỉ vái lưng người kia đứng đằng trước.
“Chiều ngày 27 tháng 2 vừa qua (tức 14 Tháng Giêng), hàng ngàn người đổ về Tổ đình Phúc Khánh làm lễ cầu an, giải hạn. Cảnh sát giao thông quận Ðống Ða và công an phường Ngã Tư Sở đã tham gia phân làn đường, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực Tổ đình Phúc Khánh. Các phương tiện giao thông di chuyển chậm tại đây, chỉ có thể đi lên cầu vượt Ngã Tư Sở chứ không thể đi làn dưới chân cầu hướng về đường Láng bởi hàng ngàn người dân ngồi ken đặc.” Báo Tiền Phong mô tả.
“...người ngồi kín đặc vỉa hè, tràn cả xuống lòng đường. Mỗi khi nghi lễ cầu an được xướng lên, đoàn người lại rạp xuống khấn vái. Nhưng vì quá đông, chỉ còn cách hướng về chùa mà khấn, người sau vái lưng người trước.” Tiền Phong viết về Tổ Ðình Phúc Khánh. “Có mặt tại Tổ đình Phúc Khánh vào tối 28 (tức Rằm Tháng Giêng), PV TPO chứng kiến cảnh nhiều người càu nhàu, thậm chí văng tục vì bị hắt mắm tôm vào người. Theo quan sát, mắm tôm được vứt xuống từ tầng trên của một số nhà có mặt tiền gần đường Tây Sơn. Anh Hoài Lam ở phố Khâm Thiên phàn nàn, “Không hiểu người ta nghĩ gì mà quăng túi nilon đựng mắm tôm xuống đám đông người đang thành kính làm lễ. Có nhiều người đã phải bỏ về vì không chịu nổi mùi mắm tôm.”