Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

NHA THO HOANG CAM DA QUA DOI

1. BBC - Tác gia 'Bên kia sông Đuong' qua đoi

clip_image001
Nhà thơ Hoàng Cầm nổi tiếng với các bài thơ tình

Hoàng Cầm, người nổi tiếng với nhiều thi phẩm và kịch thơ, vừa qua đời ngày 06/05 tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.
Truyền thông trong nước cho biết ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu từ ngày 02/05, nhưng đã ra đi vào khoảng 9h30 sáng ngày 06/05, hưởng thọ 89 tuổi.
Cuộc đời thi ca của ông gắn liền với những tác phẩm mang đậm tình tự dân tộc, về vùng quê Kinh Bắc, con sông Đuống, hay ‘váy Đình Bảng buông chùng cửa võng”.
Ông Hoàng Cầm cũng là một trong các nghệ sĩ trải qua nhiều thăng trầm dính líu vào sự kiện Nhân văn – Giai phẩm nửa thế kỷ trước.
Năm 2007, nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho bốn nhà văn từng chịu liên lụy vì vụ Nhân Văn, gồm Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt và Phùng Quán.
Được biết trong mấy năm qua, ông chỉ ở trong căn phòng nhỏ trên phố Lý Quốc Sư sau một cú ngã làm bại chân.
Tham gia Việt Minh
Trả lời phỏng vấn đài BBC hồi năm 2005, nhà thơ Hoàng Cầm cho biết vào khoảng cuối năm 1944, ông tham gia Việt Minh, được thanh niên làng bầu làm Bí thư đoàn thanh niên cứu quốc.
"Lúc ấy tôi còn trẻ [đỗ tú tài năm 1940], tham gia cách mạng là vì tinh thần yêu nước, chứ cũng không biết gì về các chủ nghĩa. Tôi viết các vở kịch mang chất lịch sử, xuất phát từ lòng yêu nước."
Từ 1938 đến 1945, phần lớn thời gian của Hoàng Cầm trải qua ở Hà Nội. Gia đình muốn ông vào tiếp đại học hay cao đẳng, nhưng ông bỏ học vì muốn đi theo nghiệp văn chương.

Trích' Bên kia sông Đuống'

Bao giờ trở lại giòng sông Ðuống
Ta lại tìm em
Em mặc yếm trắng
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười me ánh nắng muôn lòng xuân sang
Cuối năm 1946, khi ông Hồ Chí Minh phát động cuộc kháng chiến chống Pháp, Hoàng Cầm sơ tán lên Việt Bắc.
Giữa năm 1947, ông và vợ xung phong vào bộ đội.
"Tôi không làm việc gì khác ngoài việc sáng tác - làm thơ, viết kịch, diễn kịch. Rồi dạy cho bộ đội cách làm thơ, viết kịch ngắn."
"Tôi phụ trách đoàn văn công đầu tiên của quân đội, khoảng 15 người. Chữ văn công là sau này khi quan hệ với Trung Quốc từ năm 1950 mới có, nghĩa là văn nghệ công tác đoàn. Còn ban đầu, gọi là đội văn nghệ tuyên truyền, làm việc cho đến hết kháng chiến."
Từ năm 1952, Hoàng Cầm là đoàn trưởng đoàn văn công Tổng cục chính trị.
Nhân Văn – Giai Phẩm
Ông chuyển ngành sang Hội văn nghệ (tiền thân của Hội nhà văn hiện nay) vào năm 1956. Sau đó, ông là phó giám đốc nhà xuất bản của Hội văn nghệ, mà sau này là NXB Văn học.
Nhà thơ Hoàng Cầm nói mình hiểu sâu hơn về chủ nghĩa cộng sản là từ sau kháng chiến chống Pháp.
"Gọi là hiểu sâu hơn là từ năm 1956. Cuộc sống một anh cán bộ cơ quan nhà nước khiến mình có dịp hiểu hơn về chủ nghĩa cộng sản."
"Hiểu rồi thì vấp phải ngay một thực tế. Chính trị thì tôi không quan tâm lắm, lãnh đạo ở trên yêu cầu thế nào thì mình làm. Lúc bấy giờ thì có vài vấp váp, cũng do ta không hiểu kỹ. Nhưng từ năm 1958, tôi xin thôi công việc ở cơ quan. Tôi xâm nhập vào đời sống của người dân, cũng để làm thơ."
Tháng 4-1955, một nhóm văn nghệ sĩ, gồm Trần Dần, Hoàng Cầm, Đỗ Nhuận, Trúc Lâm, Tử Phác đệ trình "Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hóa", nêu yêu cầu cần có tự do sáng tác.
Năm 1956, số Giai phẩm mùa xuân đăng bài thơ Nhất định thắng của nhà thơ Trần Dần. Bài này bị phê phán mạnh mẽ, là một trong những tiêu điểm của sự kiện 'Nhân văn - Giai phẩm'.
Tháng Sáu 1958, có một nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ hoan nghênh kết quả cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm.
Cho đến năm 1988, những người liên quan vụ việc như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán...mới được phục hồi hội tịch của Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm của họ dần dần được xuất bản trở lại.
Giải thưởng Nhà nước
Năm 2007, bốn trong số các nhân vật chính của “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm” đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước, cùng 154 người khác.
Đây là giải thưởng văn nghệ lớn thứ hai ở Việt Nam sau giải Hồ Chí Minh.
Các nhà thơ Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm được tặng giải vì các tác phẩm “có giá trị cao về văn học nghệ thuật, ca ngợi đất nước, nhân dân, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22.02.07, nhà thơ Hoàng Cầm nói rằng phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thực chất là một tiếng nói đòi thay đổi cách lãnh đạo văn nghệ.
Ông nói mong muốn duy nhất của Nhân Văn-Giai Phẩm là có tự do sáng tác chứ không hề muốn "chống Đảng, chống nhà nước."
Một số tác phẩm của Hoàng Cầm: Bên kia sông Đuống, Về Kinh Bắc, Kiều Loan, Men đá vàng, Hoàng Cầm - Văn xuôi...

RFI . Nhà thơ Hoàng Cầm qua đời, thọ 88 tuổi
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100506-nha-tho-hoang-cam-qua-doi-tho-88-tuoi

clip_image002
Nhà thơ Hoàng Cầm ngồi bên dòng sông Đuống đã được ông đưa vào văn học. Ảnh : Nguyễn Đình Toán
Đc Tâm
Sáng 06/05/2010, nhà thơ Hoàng Cầm, tác giả bài thơ nổi tiếng "Bên kia sông Đuống" đã qua đời tại Hà Nội. Bị ốm và gần như liệt trong thời gian qua, ông đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngày 02/05. Ba ngày sau, thi sĩ qua đời, hưởng thọ 88 tuổi. Hiện tại, thi hài của ông được quàn tại bệnh viện 108. Hội Nhà Văn Việt Nam đang bàn bạc với gia đình về ngày giờ và nơi tổ chức tang lễ cho ông.
Thụy Khuê nói về Hoàng Cầm 06/05/2010
(01:51) clip_image004clip_image006clip_image008clip_image010
06/05/2010
Modifier
Hoàng Cầm là một trong những gương mặt lớn của thi ca Việt Nam trong thế kỷ 20, đồng thời là một trụ cột của Nhân Văn Giai Phẩm. Sau đây là nhận định của nhà phê bình văn học Thụy Khuê :
"Hoàng Cầm là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX. Hoàng Cầm là nhà thơ có sự nghiệp sáng tác và tranh đấu cho tự do dài nhất trong thế kỷ qua. Hoàng Cầm là một trong những cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Đó là ba nét chính của Hoàng Cầm.
Tên thật là Bùi Tằng Việt, Hoàng Cầm sinh ngày 22/2/1922, tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nguyên quán làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Học cao đẳng tiểu học ở Bắc Ninh, trung học ở trường Thăng Long, Hà Nội. Đậu tú tài, ban triết. Thừa hưởng tinh thần dân ca quan họ và giọng ngâm thơ của mẹ, Hoàng Cầm trở thành nhà thơ có giọng ngâm độc đáo được mọi người truyền tụng.
Làm thơ từ năm 8 tuổi. Dưới thời Pháp thuộc, 15 tuổi, Hoàng Cầm viết kịch thơ Hn Nam Quan. 20 tuổi, sáng tác kịch thơ Kiu Loan, hai tác phẩm gợi lòng yêu nước, kích động sĩ khí, thúc đẩy con người vùng lên chống ngoại xâm.
Trong thời kháng chiến, Hoàng Cầm sáng tác và trình diễn ba bài thơ gây chấn động lòng quân và lòng người: Đêm Liên Hoan, Tâm s đêm giao thaBên Kia sông Đung.
Thời Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm là một trong những người tiên phong và chủ chốt của phong trào. Không giữ vai trò lãnh đạo như Nguyễn Hữu Đang, cũng không ở vị trí sách lược của một quân sư như Lê Đạt, Hoàng Cầm là người hài hoà và nối kết. Ngoài Phan Khôi, Hoàng Cầm - với uy thế văn học ngang hàng những nhà văn, nhà thơ chính thống lúc bấy giờ - đã viết bài bảo vệ Trần Dần, trực tiếp đương đầu với Tố Hữu.
Không vào Đảng. Khi hoà bình lập lại, Hoàng Cầm là người đầu tiên xin ra khỏi quân đội. Cùng Lê Đạt xây dựng Giai phẩm Mùa Xuân, tác phẩm tự do sáng tác đầu tiên ở miền Bắc sau 1954 và cùng Nguyễn Hữu Đang, khai sinh báo Nhân Văn.
Hoàng Cầm giữ vai trò liên lạc và cổ động văn nghệ sĩ: thúc giục Văn Cao viết bài cho Giai Phẩm Mùa Xuân. Mời Phan Khôi làm chủ nhiệm báo Nhân Văn. Đem bài thơ Nht đnh thng của Trần Dần ra in. Đưa truyện ngắn Con nga già ca chúa Trnh của Phùng Cung vào Nhân Văn số 4, v.v... Những sáng tác của Hoàng Cầm trong thời kỳ này khá nhiều, nhưng tương đối ôn hoà hơn thơ Lê Đạt, Trần Dần.
Bài "Em bé lên 6 tui" (Giai Phẩm Mùa Thu, tập II, tháng 9/56) là một bài thơ âm thầm gợi lại lòng nhân ái của con người đã mất trong cải cách ruộng đất. Hoàng Cầm viết về một chị Đội, đứng trước đứa bé con địa chủ, bố bị đấu tố, mẹ bỏ đi Nam:
"Ch Đi bng lùi li nhìn đa bé m côi, c tìm vết thù đch, ch thy mt con người".
Kịch thơ Tiếng hát (Văn số 24, 18/10/57) mượn hình ảnh tiếng hát để xác định "không th cưỡng bc được ngh thut".
Bài viết mạnh mẽ nhất của Hoàng Cầm trong giai đoạn này là bài Con người Trn Dn, dưới dạng hồi ký văn nghệ, in trong Nhân Văn số 1, vừa biện hộ cho Trần Dần, vừa nói lên những mờ ám, oan ức, trong việc giam giữ Trần Dần. Nếu trong các cuộc hỏi cung, Hoàng Cầm có thể nhát sợ, hay khai, như ông công nhận, nhưng khi cầm bút, cần "can đm ch" như lời Lê Đạt, Hoàng Cầm đã không ngại đương đầu với kẻ có quyền sinh sát lúc bấy giờ là Tố Hữu.
Sau Nhân Văn, Hoàng Cầm sáng tác tập thơ V Kinh Bc phản ảnh ý chí quật cường của người nghệ sĩ trước cơn bão tố: ẩn sau những âm điệu trữ tình là một bản án buộc tội chế độ toàn trị, đàn áp nhân tài và lũng đoạn văn hoá. Sự nghiệp sáng tác và tranh đấu của Hoàng Cầm gói trọn trong hai chữ: Tình yêu. Yêu tự do, yêu nước và và yêu người.
Một trong những bài thơ hay cuối cùng của Hoàng Cầm, bài Vô Đ, vọng lên tiếng gọi nhân ái, từ bi, hỉ xả, của một nhà thơ, một đời chìm trong bể khổ của bạo lực, chiến tranh và oan nghiệt của dân tộc:
Vô đ
Bin xanh ánh pht mười phương
Hương sen dy sáng Ôm trng nghìn mây Vn kiếp dãi du Oan nghit rên la bi thng Nước mt dàn bn đi dương đau Chiến tranh ư? Bo lc cơ cu Ðói hành h Rét dày vò s kiếp Người vi người cn nhau đau ti nghip Tình vi tình bin bit nhng lìa xa