Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

BA NGUYÊN TẮC DẠY CON CỦA CỔ NHÂN T.HOA

Tác giả: Trí Chân - Clearwisdom
Thứ hai, 05 Tháng 7 2010 00:36
Trung quốc là một nước văn minh cổ, có trên 5.000 năm lịch sử, nổi tiếng trên thế giới vì luôn luôn coi trọng sự giáo dục trong gia đình. Người xưa dậy con cái phải tu thân, làm rạng sáng cái ‘đức’, thì mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và đã lưu lại cho hậu thế rất nhiều kinh nghiệm quý báu.

Gia cát Lượng dạy con “Phải giữ chí hướng cao xa
Gia Cát Lượng (181-234 sau Công Nguyên) là Thừa Tướng của nước Thục thời hậu Hán, và cũng là một nhà chiến lược nổi danh về chính trị và quân sự. Cuộc đời của ông là vì nước vì dân, khắc phục bản thân để phụng sự công chúng, và đã để lại tấm gương tốt cho hậu thế. Ông dạy con cái phải có chí hướng cao xa. Năm ông 54 tuổi, đã viết quyển sách nổi tiếng là “Giới tử thư” (Sách khuyên bảo con cái) để lại cho đứa con 8 tuổi là Gia Cát Chiêm. Đây là tổng kết kinh nghiệm một đời của Gia Cát Lượng, mà cũng là những yêu cầu của ông đối với con cái: “Hành vi của người quân tử, là phải yên tĩnh mà tu thân, cần kiệm để bồi dưỡng đức, nếu không sống đạm bạc thì không thể có ý chí sáng suốt, nếu tâm không tĩnh lặng thì không thể đạt được những gì cao xa. Người quân tử khi học là phải tĩnh lặng, rồi mới có trí tuệ thực sự để học hỏi, không học thì không có tài năng rộng lớn, không có chí hướng thì cũng không thể thành tài được.” Ông khuyên bảo con cái là phải làm được đến mức tâm yên tĩnh, không ngừng tu thân và tự kiểm điểm chính mình; phải sống cần kiệm, thì mới có thể bồi dưỡng đạo đức và tiết tháo cao thượng của bản thân. Nếu tâm không trong sạch, ít ham muốn, thì không thể làm cho chí hướng của mình được rõ ràng; nếu tâm không an định và tĩnh lặng, thì không thể thực hiện cái lý tưởng to lớn, cao xa của mình. Muốn thực hiện lý tưởng thì cần phải không ngừng học tập tri thức, chỉ có tĩnh tâm, khắc khổ, mới có thể học được tri thức thật sự, không có ý chí kiên định, thì không thể thành công được.
Gia Cát Lượng đặt nhiều hy vọng đối với con cái. Sau này, con của ông ta đều coi nhẹ danh lợi, một lòng tận trung báo quốc, vì quốc gia xã tắc mà cống hiến cuộc đời, đây chính là giá trị và ý nghĩa của việc giữ “tâm tĩnh lặng” và “chí hướng cao xa”.
Khấu mẫu dạy con: “Tu thân vì vạn dân
Khấu Chuẩn thời Bắc Tống, cha mất sớm, gia đình nghèo khổ, chỉ dựa vào nghề dệt vải của mẹ để sống qua ngày. Khấu mẫu đêm khuya thường thường một bên kéo sợi dệt vải, một bên dạy Khấu Chuẩn đọc sách. Bà đôn đốc và chỉ dẫn Khấu Chuẩn khổ cực học thành tài. Sau này Khấu Chuẩn lên kinh đô đi thi, đỗ được tiến sĩ. Tin mừng truyền về đến quê nhà, lúc đó mẹ của Khấu Chuẩn đang mang bệnh nặng, trước lúc lâm chung, bà giao một bức họa do chính tay bà vẽ cho người nhà là bà Lưu rằng: “Ngày sau Khấu Chuẩn nhất định sẽ làm quan, nếu nó có làm điều gì sai trái, thì bà hãy giao bức họa này cho nó!”
Sau đó, Khấu Chuẩn làm đến chức Tể tướng, để mừng ngày sinh nhật của mình, ông ta đã mời 2 đoàn gánh hát, chuẩn bị yến tiệc mời bạn bè và các quan trong triều. Bà Lưu cho rằng thời cơ đã đến, bèn đem bức họa của Khấu mẫu giao cho ông. Khấu Chuẩn mở ra xem, nhìn thấy một bức vẽ “Hàn song khóa tử” (Người đi thi đang học hành), trên bức họa có đề một bài thơ: “Cô đăng khóa độc khổ hàm tân, vọng nhĩ tu thân vi vạn dân, cần kiệm gia phong từ mẫu huấn, tha niên phú quý mạc vong bần.” (tạm dịch: Khổ sở học hành dưới ngọn đèn đơn chiếc, mong con tu thân bởi vì muôn dân, mẹ hiền dạy bảo nhà mình sống cần kiệm, khi hưởng giàu sang không được quên lúc nghèo khổ.) Đây rõ ràng là di huấn của người mẹ, Khấu Chuẩn đọc đi đọc lại ba lần, bất giác nước mắt chảy ra như suối. Sau đó, lập tức dẹp bỏ tiệc mừng thọ. Từ đó về sau, luôn luôn giữ mình trong sạch và thương yêu dân chúng, hành xử công bằng và vô tư, đã trở thành một hiền tướng nổi tiếng của triều đại nhà Tống.
Từ Miễn thề phải để thanh bạch lại cho con cháu
Trung Thư Lệnh Từ Miễn ở triều đại nhà Lương, suốt đời giữ địa vị cao, nhưng nghiêm khắc khép mình vào kỷ luật, hành sự công bằng mà cẩn thận, tiết kiệm và không tham lam, không mua sắm gia sản. Bình thường, lương bổng của ông, phần lớn đem chia cho những người nghèo trong đám bạn bè, người thân và dân chúng nghèo khổ, vì vậy trong nhà không tích tụ bất cứ tiền của dư thừa nào. Trong đám bạn bè, thân thuộc và môn khách, có người khuyên ông ta rằng, phải sắm gia sản để lại cho đời sau, ông ta trả lời rằng: “Người ta để lại tài sản cho con cháu, tôi để lại sự thanh bạch cho con cháu. Con cháu nếu có đức, thì chúng tự mình có thể sắm được gia sản; Nếu chúng không thành tài, thì dù có để lại tài sản, cũng vô dụng.
Từ Miễn thường dạy con cái là phải trọng phẩm hạnh và tiết tháo, ông ta đã từng viết thư cho đứa con Từ Thông rằng: “Gia thế của chúng ta đời đời thanh liêm, do đó đời sống hằng ngày là rất đạm bạc.” Còn về việc mua sắm gia sản, chưa từng bao giờ nhắc qua, không những không bao giờ kinh doanh nó. Người xưa từng nói: ‘Để cả thúng vàng lại cho con cháu, không bằng dạy cho chúng học một môn kinh thư’. Nghiên cứu tỉ mỉ những lời nói này, thì thật sự nó không phải là câu nói rỗng tuếch. Tuy rằng tôi không có tài năng gì cả, nhưng lại có tâm nguyện của bản thân, may mắn được tuân theo giáo huấn của người xưa mà làm, không dám bỏ dở nửa đường. Từ khi tôi được ngồi trên cương vị cao, đã gần 30 năm, một số bạn bè thân và môn khách, đều cực lực khuyên tôi phải thừa lúc có chức có quyền, mà tùy cơ hành sự, mua sắm ruộng vườn để lại cho con cháu, tôi đều cự tuyệt, không nhận những lời đề nghị đó. Vì tôi nghĩ rằng, chỉ có để lại sự thanh bạch quí báu cho đời sau, mới có thể khiến cho người đời sau hưởng dụng vô cùng. Con cái sau này của Từ Miễn đều trở thành hiền sĩ nổi tiếng gần xa.
Đặc điểm của sự giáo dục trong gia đình là phải dùng hành vi và lời nói của chính mình, để làm gương và dạy dỗ con cháu, từ từ mà cải hóa chúng. Vì con cái có tính dễ bắt chước theo người khác, cho nên sự giáo dục về phẩm hạnh đối với chúng là rất quan trọng. Đối với một số đạo lý mà chúng nhất thời chưa hiểu rõ được, chúng có thể từ từ mà hiểu được trong lúc thực hành, chỉ có sự chỉ dẫn chính xác mới có thể khiến cho chúng bước đi một cách chân chính. Làm người cha mẹ, đều muốn để lại cái gì tốt nhất cho con cái; thật ra, dù có để lại bao nhiêu là tài sản, thì đều là vật ngoài thân, chỉ có dạy cho chúng trọng đức và hướng thiện, mới là điều tốt nhất cho tương lai lâu dài của chúng, mới có thể khiến cho chúng thật sự được lợi ích, mới có thể bảo trì đầu óc chúng sáng suốt ở bất cứ lúc nào, để biện minh đúng hay sai, và lựa chọn được con đường đời chính xác cho bản thân.
Chú thích:
-Vì có sự yêu cầu của dịch giả là người chịu trách nhiệm về bài dịch gốc, xin qúy bạn đừng sửa chữa văn bản này khi đăng tải lại trên các mạng khác để chia sẻ. Cũng xin qúy bạn vui lòng ghi rõ xuất xứ của bài dịch là Việt Đại Kỷ Nguyên, khi trích đăng hay tái đăng tải trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào.
Thành thật cám ơn qúy bạn
-Đọc bản tiếng Anh

How the Ancient Chinese Educated Their Children

By Zhizhen

(Clearwisdom.net)
China is an ancient civilization with 5,000 years of history. Chinese people are known worldwide for their emphasis on "teaching at home." Ancient Chinese taught their children that to succeed in "achieving a healthy family life, governing a nation, and conquering one's enemies," one must first cultivate one's moral character and virtue. Such ancient wisdom built on experience turned out to be of great value to future generations.


Zhuge Liang Taught His Son to Have "Great Ambitions and Far-Reaching Goals"
Zhuge Liang (181-234 A.D.) was a famous politician and military strategist in ancient China. He personified the Chinese virtues of loyalty and wisdom. He committed himself to serving the country and its people, worked unselfishly for the common good, and became a role model for future generations. He taught his children to be noble-minded.
At 54, Zhuge Liang wrote a popular book, Directive to My Children, and dedicated it to his eight-year-old son, Zhuge Chan. The book summarized Zhuge Liang's life by recounting his experiences. It also listed responsibilities to be carried out by his children. In this book, he asked his children to remain peaceful, to continuously cultivate themselves, and to look within. He said that to achieve a noble character and moral integrity, one must be frugal. If one's heart is not free of desires, one is unable to clearly identify the goals in one's life, and if one's mind cannot be at peace, one cannot achieve great things. To realize one's ambition, one should continuously acquire knowledge. To gain true wisdom, one needs to be at peace and diligent. To attain success, one has to be determined.
Zhuge Liang held great expectations for his children. His children had no worldly desires, served the country loyally, and made great contributions to society and the nation. "Being at peace" and "being able to achieve high ideals" were the result of their cultivation and morality.

Ms. Kou Taught Her Children to Cultivate Their Moral Character to Serve the People
Kou Zhun (961-1023 A.D.) was a prime minister during the Northern Song Dynasty. He was upright, honest, and responsible for many of the imperial court's successes. Therefore, the Emperor trusted him more and more.
Kou Zhun's father died when he was very young. His family lived in poverty and his mother supported the family by weaving cotton cloth. Mrs. Kou often weaved until late at night while teaching Kou Zhun what would help him later in life. As a result, Kou Zhun was very diligent and succeeded in his studies. Kou Zhun went to the capital for the national civil service examination. He passed the exam and became an official government candidate. The good news reached his hometown. At the time, Mrs. Kou was very ill. Before she passed away, she painted a picture and handed it to Mrs. Liu, a relative, and said to her, "Kou Zhun will become a government official. If he does wrong, please show him this painting!"
Kou Zhun became the prime minister. To celebrate his birthday, he hired two theater troupes to entertain his guests. Mrs. Liu thought it was the perfect opportunity and handed the painting to Kou Zhun. Kou Zhun looked at the painting titled "Teaching My Child to Study Despite Poverty" and read the poem written on the painting: "You studied diligently under the light of a candle. Therefore, I hope that you serve the people well. I taught you to be hard-working and frugal, so do not forget that you were once poor when you become prosperous." This was obviously Mrs. Kou's will. Kou Zhun read it repeatedly and tears filled his eyes. He immediately canceled the birthday celebration. Ever after, he exercised self-control and took care of the people. He was impartial and selfless, and became known as a wise prime minister during the Song Dynasty.

Xu Mian Vowed to Leave a Spotless Reputation to His Heirs
Xu Mian (466-535 A.D.) was a politician and a wise official during the Liang Dynasty. Throughout his life, even though he held a high position in the imperial court, he was very strict with himself, fair in his dealings with others, prudent, thrifty, incorruptible, and did not acquire nor possess property. He gave most of his salary to poor relatives, friends, and common people, leaving him with no savings. His associates and old friends suggested that he acquire property for his heirs, and he replied, "Other people may leave property to their heirs, but I will leave mine a spotless reputation. If my grandchildren are virtuous and capable, then they will create their own wealth. If they are not capable, then it would not help even if I left them property."
Xu Mian taught his children to conduct themselves well and maintain moral integrity. He once wrote a letter to his son, Xu Song: "Our ancestors left us with a clean, untainted reputation. They never talked about acquiring and managing personal property. There is an old proverb, 'It is of greater value to give grandchildren the book of knowledge than to leave them a bucket of gold.' After carefully evaluating these words, I understood that they carry profound meaning. Although I am not greatly talented, I do have hopes and wishes. I follow the wisdom of the ancient proverb and live by it. I will not stop midway. After 30 years in a high government position, some of my students and old friends urged me to acquire land and property for you while I still have a job and hold power. But I refused to consider such suggestions. I believe that you will all benefit greatly if I leave behind a precious, unblemished reputation." Xu Mian's heirs became well-known people of virtue.
It is most important that parents set examples by what they say and do. This influences children far more than material possessions can. Because children adapt easily, educating them well is of particular importance. Children will come across principles that they do not understand, but they can learn through actual experience. Therefore, it is important to guide them properly and lead them on a correct path. All parents wish to leave behind the best for their children. Money and property, no matter how much, can be gone in a moment. Only virtue and kindness can truly benefit children. Therefore, parents should be farsighted and teach their children to be virtuous and kind, to keep a clear head, to distinguish between right and wrong, and to choose the correct path in life.
November 15, 2007