Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

Cục diện “Tam quốc” tại Đông Á

  • Frm: Huu Dinh Nguyen



Khu vực Đông Á tới đây sẽ lâm vào cục diện “Tam quốc ”, nơi tranh giành lợi ích gay gắt giữa các nước lớn: Trung Quốc, Mỹ và Nga.

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra tuần trước tại Hà Nội đã quyết định sẽ kiến nghị lên Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 (tổ chức vào tháng 10 tới), mời Mỹ và Nga cùng tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Quyết định này đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài đối với cục diện chính trị của Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương.
Bình luận về sự kiện này, TTXVN dẫn nguồn tin từ tờ “Thái Dương” (Hồng Kông) ra ngày 26.7 cho rằng khu vực Đông Á tới đây sẽ lâm vào cục diện “Tam quốc diễn nghĩa”, nơi tranh giành lợi ích gay gắt giữa các nước.

Trung Quốc sẽ thua thiệt khi Mỹ, Nga tham gia


Binh sĩ Mỹ lắp ráp hỏa tiễn lên chiến đấu cơ trên HKMH USS George Washington chuẩn bị cho
cuộc tập trận ngày 25.7 giữa Mỹ và Hàn Quốc, trên biễn Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á mở rộng, được lợi nhất chính là khối ASEAN. Hiện nay, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á bao gồm 10 nước trong khối ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand và Australia (10+6). Sau khi Mỹ, Nga gia nhập, thành viên Hội nghị sẽ là 18 nước (10+8). Trong các hội nghị trước, Trung Quốc và Nhật Bản luôn đóng vai trò chủ đạo. Với sự tham dự của Mỹ và Nga, ảnh hưởng của Trung Quốc tại hội nghị này có thể sẽ yếu đi.
Khối ASEAN có thể lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn, “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, đặc biệt là lợi dụng Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc, nhất là trong vấn đề biển Đông, đồng thời có thể nhận được nhiều hơn nữa sự giúp đỡ về kinh tế từ phía Mỹ.
Trong sự kiện này, Nga cũng là nước hưởng lợi. Hồi tháng 7, Nga tiến hành cuộc tập trận quân sự quy mô lớn “Vostock-2010” với sự tham gia của cả hải, lục, không quân, mục đích chủ yếu là phô trương sức mạnh quân sự của Nga ở khu vực Thái Bình Dương và làm bước đệm để Nga gia nhập EAS.
Hơn nữa, Nga có thể dựa vào mối quan hệ hữu nghị lịch sử (lâu đời) với Việt Nam, Lào để tiến thêm một bước can dự vào các vụ việc của Đông Nam Á, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang thị trường này để tăng cường ảnh hưởng ở EAS.
Mỹ tham gia EAS, lợi ích càng rõ rệt hơn. Các nước tham dự hội nghị như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia vốn là đồng minh truyền thống của Mỹ, một khi tham gia EAS Mỹ sẽ càng nhanh chóng nắm vững cục diện, chủ đạo Hội nghị. Hơn nữa, Mỹ còn có thể khống chế chủ đề của Hội nghị, tập trung vào các vấn đề nhạy cảm như chủ quyền Biển Đông hay khai thác và sử dụng sông Mê Công, tập hợp các nước gây khó dễ cho Trung Quốc.
Trung Quốc là nước thua thiệt nhất. Mấy năm qua, Trung Quốc đã lợi dụng EAS để triển khai ảnh hưởng kinh tế, chính trị tới các nước Đông Á, giữ vai trò chủ đạo trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Nếu như Mỹ và Nga tham gia, vai trò của Trung Quốc trong Hội nghị tất yếu sẽ bị giảm, từ chủ đạo trở thành phụ thuộc.
“Long hổ tranh hùng”
Việc EAS mở rộng lần này cho thấy khu vực Đông Á đã trở thành điểm nóng chính trị quốc tế, cũng là tiêu điểm tranh giành lợi ích giữa các nước lớn. Đặc biệt, một khi hai nước lớn là Mỹ và Nga tăng cường tham dự, tình hình Đông Á có lẽ sẽ có những thay đổi lớn.
Có học giả đã ví cục diện Đông Á sắp tới sẽ là sàn diễn vở “Tam quốc diễn nghĩa hiện đại” của các nước Trung Quốc, Mỹ và Nga. Trong trận “long hổ tranh hùng" này, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ chủ yếu là mâu thuẫn về khu vực Thái Bình Dương; Trung Quốc muốn trỗi dậy, đầu tiên cần phải mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trong khi Mỹ lại muốn duy trì và tăng cường quyền lực ở khu vực này. Khả năng đối đầu và va chạm giữa hai bên là khó tránh khỏi.
Trong cuộc chiến ba nước này, sự “tham chiến” của Nga có thể ở mức độ thấp hơn cả. Nga còn đang tập trung phục hồi quốc lực nên khả năng trực tiếp nhúng tay vào Đông Á và Đông Nam Á không lớn, song có thể ngồi giữa Trung Quốc và Mỹ để “ngư ông đắc lợi”. Xét từ tình hình hiện nay, quan hệ Trung-Nga đã xuất hiện rạn nứt, quan hệ Mỹ-Nga “thân mật” hơn hẳn. Cách đây không lâu, Thủ tướng V. Putin còn chỉ trích việc Trung Quốc sản xuất vũ khí mô phỏng vũ khí của Nga. Có ý kiến cho rằng từ nay về sau, không loại trừ cục diện Mỹ-Nga liên thủ để kiềm chế Trung Quốc.
Tờ “Thái Dương” cho rằng, mấy năm qua, Trung Quốc luôn chìm đắm trong giấc mơ cùng Mỹ thống trị thế giới, không ngừng thỏa hiệp, nhượng bộ Mỹ để đổi lấy sự công nhận “ngầm” của Mỹ về việc Trung Quốc trỗi dậy. Tuy nhiên, diễn biến của cục diện Đông Á gần đây buộc Trung Quốc phải rũ bỏ giấc mơ này, chuẩn bị chiến đấu để tính đường thoát.
Trong một diễn biến khác, nhật báo “Dân tộc” đăng bài viết nhận định ASEAN cuối cùng đã quyết định diễn đàn của các nhà lãnh đạo khu vực được biết với tên gọi là EAS sẽ là hình thức phù hợp nhất trong số các diễn đàn hiện nay nhằm mở rộng và đưa một số cường quốc chiến lược khác (vào cấu trúc mới). Tuy vậy, như những gì đã thấy qua các hội nghị thượng đỉnh trên thế giới, đồng thuận và khả năng dự đoán luôn là vấn đề khó khăn khi có rất nhiều nhà lãnh đạo của các nước cùng hội họp và chỉ đạo cuộc thảo luận.

Thủy thủ đoàn trên hàng không mẫu hạm USS G. Washington nhận huấn thị ngay trước giờ khởi động cuộc thao diễn quân sự với Nam Hàn sáng sớm ngày 25/7 trên biển Nhật Bản

Cuộc tập trận mang tên "Tinh thần bất khuất" (Invincible Spirit) trên biển giữa Hoa Kỳ QĐ Nam Triều Tiên chính thức khởi động khi chiếc Super Hornet đầu tiên cất cánh từ HKMH G.Washington

http://www.uminhcoc.com/forums/showthread.php?p=954124#post954124


Hải quân Trung Quốc dương oai diệu võ ở biển Đông
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7600 (1)
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7603 (2)

============


Tuyên bố của bà Clinton về Biển Nam Hải: Hoa Kỳ làm Trung Quốc phát cáu
Greg Torode – Nguyên Hân lược dịch    Hoa Thạnh Đốn đưa ra một sự thách thức mới mẽ cho Bắc Kinh hôm thứ Sáu ngày 23 tháng Bảy khi tuyên bố rằng giải quyết việc tranh chấp ở vùng biển Nam Hải là một “quan tâm mang tầm quốc gia” cho Hoa Kỳ, lời tuyên bố làm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ông Yang Jiechi phát cáu.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton nói với các đối tác trong vùng ở Diễn đàn Á châu rằng những tranh chấp ở vùng biển mang tính chiến lược đã từng là một mối “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” và giờ đây là “cốt lõi cho nền an ninh trong vùng.”
Lời tuyên bố của bà như là sự gợi ý muốn giúp đỡ tạo điều kiện cho cuộc thương thảo được tiến hành tốt đẹp hơn; thế nhưng, điều bà nói cũng khẳng định sự tham dự trực tiếp của Hoa Thạnh Đốn vào một vấn đề liên quan đến tính chủ quyền của Trung Quốc -- một vấn đề mà Bắc Kinh vừa mới cảnh cáo Hoa Thạnh Đốn, đó là “mối quan tâm chủ yếu” của Trung Quốc, cùng với Tây Tạng và Đài Loan.
Trung Quốc và Việt Nam cho rằng họ có chủ quyền toàn bộ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong lúc Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Brunei cho rằng họ có chủ quyền một phần của Trường Sa. Đài Loan đòi chủ quyền giống đúc Trung Quốc. Cả hai quần đảo này có tiềm năng chứa nhiều dầu và khí đốt, nằm trải dài những tuyến đường hàng hải nối liền Á châu đến Âu châu, Trung Đông và Phi Châu.
“Hoa Kỳ có mối quan tâm mang tầm quốc gia đối với sự tự do giao thông trên biển, không bị hạn chế trong vùng biển chung của Á châu và Hoa Kỳ tôn trọng luật quốc tế ở biển Nam Hải,” bà Clinton nói. Bà nhấn mạnh nhiều lần nhu cầu cần giải quyết những tranh chấp lãnh hải dựa vào luật biển quốc tế -- bao gồm Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc – và “những nguyên tắc Á châu đang hiện hữu”.
Một nhà ngoại giao thâm niên của Hiệp hội các Nước Đông Nam Á châu nói vấn đề tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa đã được các thành viên của diễn đàn an ninh cao cấp Á châu nêu lên một cách dứt khoát, cũng như mối quan tâm của họ đối với sự xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, được đánh dấu qua sự hiện đại hóa nhanh chóng ngành hải quân của Trung Quốc.

Lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton ở diễn đàn ASEAN, Hà Nội làm Bắc Kinh phát cáu. Nguồn hình: Dailylife.com

“Có lúc cuộc thảo luận rất căng thẳng. Trung Quốc ở trong thế bị động,” theo nhà ngoại giao này, ông xin được dấu tên. Ông nói thêm là ông Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Yang Yiechi “rõ ràng bực tức, cáu kỉnh.”
Một nhà ngoại giao thứ nhì biết rõ cuộc thảo luận nói rằng ông Yang đáp ứng với “lời tuyên bố rất cứng rắn và tức giận gợi ý rằng thực chất, đây là điều đã được giàn dựng trước để đưa vấn đề này ra. Ông ta rõ ràng không mấy vui.”
Ông Yang từ chối thảo luận chi tiết về buổi họp với giới báo chí. “Tôi đã bày tỏ quan điểm, một quan điểm trước sau như một, của Trung Quốc,” ông nói.
Ông Yang gặp bà Clinton bên lề cuộc họp, nhưng một bài tường thuật của báo Xinhua về buổi họp này đã không nhắc nhở gì về Biển Nam Hải. Thái độ của Hoa Thạnh Đốn nhấn mạnh sự mong muốn của họ thiết lập sự liên minh an ninh mới trong vùng để đối phó với tầm hoạt động quân sự và ngoại giao đang phát triển của Trung Quốc.
Một dấu hiệu khác trong nỗ lực chơi trò cút bắt của Hoa Thạnh Đốn, bà Clinton cũng đã chuyển lời mời của Tổng thống Barack Obama đến các vị nguyên thủ quốc gia của các nước trong vùng Đông Nam Á châu, mời họ đến dự cuộc họp thượng đỉnh ở Hoa Thạnh Đốn.
Người ta nghĩ rằng Bắc Kinh xem sự dự phần bất ngờ, chưa từng có này như một sự khiêu khích, xảy ra sau nhiều tháng Trung Quốc áp lực trong bóng tối nhằm ngăn chận nỗ lực từ phía Việt Nam quốc tế hoá vần đề tranh chấp lãnh hải này, đặc biệt là qua khối ASEAN.
Đặc sứ Bắc Kinh đã khăng khăng cho rằng chuyện tranh chấp ở Biển Nam Hải nên được giải quyết một cách song phương giữa Trung Quốc và các nước cho rằng mình có chủ quyền trên những quần đảo này một cách riêng lẽ -- một tình huống Trung Quốc có điều kiện lấn lướt đối phương.
Thế nhưng, Hà Nội đã kín đáo vận động chuyện này trong những tháng qua, cùng lúc với nhiều nước trong vùng âm thầm kêu gọi Hoa Thạnh Đốn có thái độ đối với sự quả quyết ngày càng quá của Trung Quốc, từ chuyện bắt buộc các nước láng giềng phải tuân thủ lệnh cấm đánh cá của Bắc Kinh, cho đến việc thao diễn quân sự cấp quy mô và áp lực họ về mặt ngoại giao.
Việt Nam đã cũng cố căn cứ trên 25 đảo nhỏ cũng như vùng đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Căng thẳng giữa hai bên đã nổ ra trong trận hải chiến năm 1988, và âm thầm sủi bọt mặc dù có những tiến bộ trong việc giải quyết những tranh chấp khác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây.
Hà Nội đã nhanh chóng phát triển mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, kẻ cựu thù của mình, và đã ký hợp đồng lớn mua tàu ngầm từ Nga, một đồng minh của họ thời chiến tranh lạnh.
Bà Clinton không hết lời ca ngợi mối quan hệ với Hà Nội, khen ngợi Việt Nam như là một đất nước độc đáo và sinh động. “Sự đối tác và hợp tác với Việt Nam đang gia tăng từng ngày,” bà nói.

Đường chấm xanh như lưỡi bò là vùng Trung Quốc cho mình có chủ quyền, "liếm" đẹp cả Hoàng Sa và Trường Sa. Nguồn: SCMP

Ngũ Giác Đài cũng đã ghi nhận những hành động của Trung Quốc với cảnh giác, đặc biệt là lời cảnh báo nhiều lần dành cho Hoa Kỳ và các công ty khai thác dầu trên thế giới phải rút lui những hợp đồng khai thác dầu khí với Hà Nội ở vùng biển nằm phía nam của Việt Nam. Giám đốc điều hành hãng ExxonMobil -- một công ty dầu lớn nhất thế giới -- được đặc sứ Trung Hoa tiếp xúc và hăm dọa chuyện làm ăn của ExxonMobil ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng ngoại trừ công ty này phải chấm dứt hợp đồng làm ăn với Việt Nam. Giáo sư Jin Canrong, khoa trưởng đại học quan hệ quốc tế của trường Đại học Renmin nói rằng lời tuyên bố của bà Clinton sẽ không được giới lãnh đạo Trung Quốc hoan nghênh.
“Chính sách xưa nay của Trung Quốc là giải quyết chuyện tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng từng nước một như là chuyện giữa hai nước. Vậy thì, những tranh chấp như thế nên được giải quyết bởi những nước liên quan,” ông Jin nói.
Mặc dù hiểu được quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng, ông Jin nói rằng đây không là chuyện cho Hoa Thạnh Đốn dây dưa vào. “Trung Quốc sẽ làm ngơ trước lời kêu gọi của bà Clinton và phủ nhận vai trò tham vấn của Hoa Kỳ để giải quyết chuyện tranh chấp lãnh hải với các nước lân bang.”
Một cách có ý nghĩa, Biển Nam Hải cho hải quân Trung Quốc sự đi lại ở một số khu vực duy nhất trong vùng biển có độ sâu họ có được - một yếu tố giờ đang được phát huy bởi số lượng tàu ngầm của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang hoạt động xuất phát từ căn cứ nằm ở đảo Hải Nam.
Tiến sĩ Carlyle Thayer, một chuyên gia chuyên nghiên cứu Việt Nam của Đại học New South Wales ở Sydney, nói rằng sự việc có quá nhiều nước cùng đưa vấn đề chủ quyền ra trong buổi họp hôm qua cùng lúc Hoa Kỳ đã lên tiếng mạnh mẽ, là một sự kiện lớn lao cho diễn đàn ASEAN; mà sự thường, bị chế nhạo như là một diễn đàn miệng, nói nhiều mà làm chẳng bao nhiêu.
“Đây là một sự thách đố ngoại giao cho Trung Quốc,” ông Thayer nói. “Trung Quốc trong quá khứ đã có thể dùng diễn đàn này để hậu thuẫn cho chính sách của họ, có thể nói hầu như không gặp trở ngại nào, và giờ đây có lẽ họ nhìn lại và ý thức được rằng cái diễn đàn này nguy hiểm dường nào.”
============ ========= =

Trung Quốc cảnh cáo Hoa Kỳ

nên đứng ngoài chuyện tranh chấp các đảo


Andrew Jacobs
26-07-2010
BẮC KINH – Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng giận dữ hôm thứ hai về lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton, rằng Washington đột kích vào chuyện tranh chấp lãnh thổ âm ỉ từ lâu giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ hơn ở Biển Đông.
Phát biểu hôm thứ Sáu tại diễn đàn các nước Đông Nam Á ở Việt Nam, bà Clinton rõ ràng đã làm Bắc Kinh kinh ngạc bằng cách nói rằng Hoa Kỳ có sự “quan tâm quốc gia” trong việc tìm kiếm hòa giải các tranh chấp, trong đó gồm khoảng 200 hòn đảo, đảo nhỏ và đảo san hô nổi trên mặt nước, mà Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan, Indonesia và Philippines đòi chủ quyền.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã cảnh cáo Hoa Kỳ, chống lại việc công kích vào trận chiến, nói rằng sẽ gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Hậu quả sẽ là gì nếu vấn đề này chuyển sang đa phương hay quốc tế hoá”? Ông hỏi trong bài bình luận đăng trên trang Web của Bộ Ngoại giao. “Nó chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn và việc giải quyết vấn đề khó khăn hơn”.
Các phương tiện truyền thông nhà nước không được khôn khéo, mô tả bài phát biểu của bà Clinton là “một cuộc tấn công” và một nỗ lực đáng ngờ để đàn áp nguyện vọng của Trung Quốc – và mở rộng sức mạnh.
“Hy vọng của tôi là phát triển các khả năng quân sự của Trung Quốc”, Nhân dân Nhật báo, tờ báo của Đảng Cộng sản đã chạy một bài xã luận hôm thứ Hai.
Tờ Global Times, tờ báo lá cải tiếng Anh, thuộc tờ Nhân dân Nhật báo cho biết: “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của mình để bảo vệ lợi ích cốt lõi qua phương tiện quân sự”.
Tuyên bố của bà Clinton vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh về một số khác biệt kinh tế và ngoại giao. Ngày Chủ Nhật, Hoa Kỳ và Nam Hàn đã bắt đầu bốn ngày tập trận hải quân ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, liên quan đến 200 máy bay, 20 tàu và một tàu sân bay. Mặc dù các cuộc tập trận có ý nghĩa như một thông điệp tới Bắc Hàn – như Nam Hàn đã quy lỗi cho ngư lôi tấn công vào tàu chiến hồi tháng 3, đã giết chết 46 thủy thủ – Trung Quốc chào đón các cuộc diễn tập bằng một số báo động.
Cho đến khi bà Clinton đưa ra lời bình luận, tranh chấp về các quần đảo trên Biển Đông vẫn là sự quan tâm chủ yếu trong khu vực. Diện tích tranh chấp trải dài 1,2 triệu dặm vuông, là một kênh ngày càng quan trọng đối với 1/3 thương mại hàng hải trên thế giới và hầu hết nguồn cung năng lượng trong khu vực, cũng như các mỏ dầu lửa và khí tự nhiên khổng lồ được cho là dưới đáy đại dương.
Năm 1988, quân đội Trung Quốc và Việt Nam đã đánh nhau trên một quần đảo, quần đảo Hoàng Sa (*), lấy đi mạng sống của hàng chục thủy thủ Việt Nam. Năm nay, Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển du lịch trên quần đảo Hoàng Sa. Trong những tháng gần đây, họ đã cảnh báo các công ty dầu nước ngoài, chống lại các thỏa thuận khai thác đáng chú ý với Việt Nam.
Ông Xu Liping, chuyên gia về Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói rằng Hoa Kỳ từ lâu xao lãng do các cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan, đang tìm cách khôi phục ảnh hưởng trong khu vực.
Hoa Kỳ cảm thấy đây là lúc để chơi quân bài chính trị và quân sự do rất khó khăn để họ cạnh tranh với Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế”, ông nói thêm rằng nếu Washington có thể đóng một vai trò lớn hơn ở Biển Đông, “sẽ giúp tiếp tục gây ảnh hưởng các nước Nam Á”.
Các viên chức Mỹ đã phản ứng với mối quan ngại ngày càng tăng về tham vọng của hải quân Trung Quốc, một chiến lược mới mà các Đô đốc Trung Quốc đã mô tả như là “phòng thủ ngoài khơi”.  Ngoài việc từ chối nhân nhượng bất kỳ chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, Trung Quốc đã công bố kế hoạch triển khai các tàu sân bay, và tăng cường đội tàu ngầm hạt nhân có khả năng bắn tên lửa đạn đạo.
Trong tháng 3, Trung Quốc đã cảnh báo hai viên chức Mỹ đang viếng thăm rằng họ sẽ không tha thứ [cho bất kỳ sự] can thiệp nào vào Biển Đông, khu vực mà nó mô tả như là “lợi ích cốt lõi” của họ, như Tây Tạng và Đài Loan.
[Các nước] láng giềng của Trung Quốc đã phản ứng bằng cách củng cố lực lượng hải quân của riêng họ. Trong những năm gần đây, Việt Nam, Singapore và Malaysia đã mua tàu ngầm. Hôm Chủ Nhật, lần đầu tiên Nhật Bản công bố kế hoạch tăng hạm đội tàu ngầm trong hơn ba thập kỷ.
Tuyên bố của bà Clinton hôm thứ Sáu về cơ bản đã là một cái gật đầu cho Việt Nam, nước đã và đang tìm kiếm sự hỗ trợ cho các cuộc đàm phán đa phương như là một bức tường thành chống lại lập trường Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền. Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng xung đột nên được giải quyết thông qua những cuộc đàm phán tay đôi. “Sự đồng thuận là các tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình thông qua các cuộc thảo luận thân thiện, vì lợi ích hòa bình và ổn định trên Biển Đông và quan hệ láng giềng tốt”, ông Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố của ông.
Ian Storey, thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói rằng Washington gia tăng sự quan tâm trên Biển Đông chắc chắn làm nổi lên căng thẳng giữa hai nước. Các cuộc đối đầu như vậy đã kết thúc cuộc chạm trán ít thân thiện hơn giữa tàu Mỹ và Trung Quốc.
Đây rõ ràng là một bất ngờ khó chịu cho Trung Quốc”, ông Storey nói về tuyên bố của bà Clinton.
Bibo và Zhang Li Jing đóng góp phần nghiên cứu cho bài viết.