Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

RỦI RO SINH TỬ CHO VIET NAM :THÔNG TIN MỜ ẢO..MỜ ÁM

Việt Long  RFA 2010-09-15    Diễn đàn Kinh tế vừa nói đến rủi ro kinh tế tại Việt Nam. Sau đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF công bố báo cáo hàng năm về tình hình kinh tế của Việt Nam với một số khuyến cáo về những rủi ro có thể gặp. Lập tức Chính quyền Hà Nội phản bác bản báo cáo của cơ quan IMF là "không trung thực".

Một công ty kinh doanh chứng khoán tại Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Một công ty kinh doanh chứng khoán tại Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Tìm hiểu về những rủi ro của Việt Nam qua lối phản ứng như vậy, RFA đã phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa . Sau đây là tóm luợc ý kiến của nhà tư vấn kinh tế :
Ngoài nhửng rủi ro như :Không dám nhìn vào sự thật; Bất trắc về chính sách , cái rủi ro đáng lo ngại nhất là :
Thông tin mờ ảo …mờ ám
“ Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều phiên họp để trao đổi về kinh tế. Như Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại của Hà Nội gặp Bộ trưởng Thương mại của Bắc Kinh hôm 23 Tháng Tám để nói chuyện tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước. Sau đó, vào tuần qua, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã tiếp kiến Chủ tịch Khu Tự trị Dân tộc Choang ở Quảng Tây để chào mừng năm ngày hội nghị giữa Quảng Tây với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Quảng Ninh. Xuyên qua chuyện này, ta mới biết đến dự án thành lập một khu phát triển mậu dịch giữa đôi bên đã được bàn tính từ năm 2007. Theo dự án này, mỗi bên để ra tám triệu rưởi cây số vuông, thuộc thị trấn Bằng Tường của Quảng Tây và Đồng Đăng của Lạng Sơn để lập ra một khu kinh tế giáp giới. Trung Quốc đã hoàn tất việc nghiên cứu dự án từ năm ngoái và muốn khu vực này trở thành khu biến chế cho xuất nhập khẩu, khu thương mại và hậu cần quốc tế.
…. ta phải nghĩ đến loại dự án có tầm quan trọng vượt qua kinh tế mà còn liên hệ tới an ninh nữa. Bình thường ra, loại dự án đó phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và được trình bày cho Quốc hội cùng quốc dân thẩm xét lợi hại trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Ở đây, ta lại thấy hiện tượng thông tin mờ ảo và chẳng biết là chính quyền đã cam kết những gì với Trung Quốc. Nó cũng tương tự như dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên vậy. Đấy là một rủi ro khác mà không chỉ về kinh tế hay thương mại vì liên hệ đến an ninh quốc gia và sự vẹn toàn lãnh thổ….
Chúng ta đều biết vì cả thế giới đang nói tới là Trung Quốc đói ăn và khát dầu nên cần bành trướng ra ngoài. Khi bành trướng xuống biển Đông, họ cần trấn an và mua chuộc từng nước trong Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á để làm suy yếu cái thế thương thảo của cả tập thể. Việc họ khai thác sông Mekong đã được tiến hành theo lối bẻ đũa từng chiếc như vậy.
Với Việt Nam cũng thế, họ có thể mua chuộc từng tỉnh, từng địa phương và tranh thủ được sự đồng ý của lãnh đạo ở trên là xẻ Việt Nam thành từng mảnh mà khuất phục dần. Đấy cũng là một rủi ro và thuộc loại sinh tử, mà người Việt Nam lại không được biết. ..Vấn đề vì vậy không chỉ là thông tin mờ ảo mà còn là mờ ám.”
Nguyên văn bài phỏng vấn Việt Long-Nguyển xuân Nghĩa
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/Vietnam-Risky-Behavior-VLong-NgXNghia-09152010191435.html