Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

116 KIỂU CƯỜI

From:Do Viet *nguyen manhquoc
1.Cười chê, 2. Cười cợt, 3. Cười duyên, 4. Cười gằn, 5. Cười góp, 6. Cười khà, 7. Cười khẩy, 8. Cười khì, 9. Cười mát, 10. Cười miếng chi (mỉm chi), 11. Cười mũi, 12. Cười nắc nẻ, 13. Cười ngất, 14. Cười nhạt, 15. Cười như nắc nẻ, 16. Cười nịnh, 17. Cười nụ, 18. Cười ồ, 19. Cười phá, 20. Cười ra nước mắt, 21. Cười rộ, 22. Cười ruồi, 23. Cười sặc, 24. Cười sằng sặc, 25. Cười tình, 26. Cười trừ, 27. Cười tủm, 28. Cười vỡ bụng, 29. Cười xoà. 30. Cười buồn (khác buồn cười), 31.Cười vu vơ, 32. Cười lặng lẻ; 33. Cười vô duyên; 34. Cười nhạt (cười lạt), 35. Cười Mơn (cầu tài),
36. Cười ha hả, 37. Cười hồng hộc, 38. Cười khành khạch, 39. Cười ngặt nghẽo, 40. Cười ằng ặc, 41.. Cười thầm, 42. Cười khô (cười khan), 43. Cười lạnh, 44. Cười cười, 45. Cười ngượng ngập (ngượng nghịu), 46. Cười té đái (vãi đái), 47. Cười thủy tinh, 48. Cười trịch thượng, 49. Cười hạ bệ, 50. Cười the thé, 51. Cười e thẹn, 52. Cười khinh bỉ (khinh miệt), 53. Cười khục khục (nín cười), 54. Cười chua cay, 55. Cười ranh mãnh, 56. Cười bí ẩn, 57. Cười độc, 58. Cười đón, 59. Cười đưa, 60. Cười rập khuôn, 61. Cười bằng mắt, 62. Cười khúc khích, 63. Cười cuồng loạn, 64. Cười dòn, 65. Cười chúm chím, 66. Cười xã giao, 67. Cười thoả mãn (mãn nguyện), 68. Cười đau khổ, 69. Cười ngô nghê (ngờ nghệch), 70. Cười hì hì, 71.. Cười nửa miệng, 72. Cười thành thật, 73.. Cười vang, 74. Cười toe toét, 75. Cười đểu, 76. Cười xảo trá, 77. Cười ngạo nghễ, 78. Cười chanh chua, 79. Cười ý nhị, 80. Cười tuyệt vọng; 81. Cười sang sảng ( rổn rảng), 82. Cười hô hố, 83. Cười tự phụ, 84. Cười đắc thắng, 85. Cười đú đởn, 86. Cười hóm hỉnh, 87. Cười nhí nhảnh, 88. Cười châm biếm, 89. Cười hiền, 90. Cười phớt tỉnh, 91. Cười trây trúa (nham nhở), 92. Cười như mếu, 93. Cười bò kàng, 94. Cười hồn nhiên, 95. Cười ô trọc, 96. Cười đồng loã, 97. Cười thú nhận, 98. Cười rũ rượi, 99. Cười bằng thích, 100. Cười ba lơn, 101. Cười lém lỉnh, 102. Cười chúm chím, 103. Cười hồ hởi, 104. Cười tiếp thị, 105. Cười lẳng lơ, 106. Cười bù khú, 107. Cười hềnh hệch, 108. Cười khinh khỉnh, 109. Cười nhếch mép, 110. Cười xúy xoá, 111. Cười ré, 112. Cười khanh khách, 113. Cười dâm đãng, 114. Cười xách mé, 115. Cười lở trôn, 116. Cười miểng chai.
---------------------------------------------------
Nhưng chắc chắc còn thiếu sót vì không thấy kiểu "cười phì" (hay phì cười). Trong môt danh sách khác, chắc phải có với nhiểu kiếu cười khác nữa. Hi Hi Hi!
Vài vần thơ về nụ cười:
Nụ cười nhân gian
“Cái cười là của trời cho
Ai không cười được ốm o gầy mòn”
Cười vui hạnh phúc vuông tròn
An khang, thọ phước, cháu con đầy đàn.
Chào nhau cười hỏi hân hoan
Tương tri hội ngộ, rỡ ràng trùng quang.
Đám đông cười nói giòn tan
Tung hô, chúc tụng râm ran tiệc tùng.
Cười vang thích chí tận cùng
Lắm khi quên cả ngại ngùng chung riêng.
Những cô gái trẻ cười duyên
Môi hồng nụ thắm dịu hiền thêm ra.
Cười yêu chan chứa, mặn mà
Trao nhau tràn ngập hương hoa ngọt lành.
Khi tủm tỉm, lúc huê tình
Cười khoe đắc ý, cười tìm tóc tơ
Cười vụng dại, cười ngây thơ
Tuổi hồng chưa lấm bụi mờ trần ai.
Cười nắc nẻ, cười mỉa mai
Nén hơi kềm chế, chê bai ngạo đời.
Cười hô hố, cười lả lơi
Người không lịch sự, kẻ hơi hơi “tà”.
Cười mà cứ vểnh râu ra
Mặt mày trâng tráo khéo là hoang dâm.
Cười nghiêng ngả, cười lốc lăn
Cứ như con vụ dưới sân xoay vần.
Cười gằn mưu tính bất nhân
Tiếng cười nguy hiểm thôn lân khó gần.
Cười trừ một kiểu vần lân
Chối quanh thoái thác cái cần phải trao.
Cười nhạt chẳng thích chút nào
Buộc lòng nhoẻn miệng, hồi sau lựa lần.
Cười như mếu, khóc thương thân
Nuốt vào cay đắng, tím bầm ruột gan.
Cười ra nước mắt hòa chan
Hẳn là đau khổ, gian nan khốn cùng.
Gượng cười dù chẳng hài lòng
Khi không thể tách cộng đồng, việc chung.
Ngẫm cười thế sự mông lung
Nhân tình thế thái bung xung mớ đời …
Khi vui nở nụ cười tươi
Khi buồn phát lộ tiếng cười chát chua!
” St “
Luận về chữ "cười"
Cái gì thích ghê thì cười tít mắt
Việc làm không được tính chuyện cười trừ.
Ngây thơ, vô tư cười hì, cười nhoẻn
Bạn bè rôm chuyện cười góp vui thêm.
Giận gì, khinh ai cười gằn, cười khẩy
Chê ngầm ai đấy, là kiểu cười thầm.
Những người vô tâm, hay cười hềnh hệch.
Cười khi buồn, bực là kiểu gượng cười.
Hết sức mừng vui cười dòn khanh khách.
Không nêm "mắm ruốc" cười nhạt, cười ruồi
Cười khi quá vui lăn bò ra đất.
Người hay cười cợt, là thiếu nghiêm trang.
Cái cười dễ thương, cười duyên, cười nụ.
Làm lành với vợ dùng kiểu cười xoà.
Như khi được quà, là cười nhăn nhở.
Cười "bung mái chợ", Ấy kiểu cười vang.
Em đến thăm chàng, nụ cười mắc cở.
Cái cười quá khổ, (oversize) toe toét, tùm lum.
Cười rồi chết luôn, là cười đứt ruột.
Cười như ... mít ướt, chẩy nước mắt dư ....
Còn nữa ... hahahaha mệt vì "cười" rùi
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhiều kiểu cười quá, chỉ có cười nên ông Nguyễn Văn Vĩnh đã phân tích vài kiểu cười trong bài viết cách đây gần một thế kỷ:
Gì cũng cười
Nguyễn Văn Vĩnh
Đông Dương tạp chí số 6 - 1913
An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.
Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi.
Ví dù được y như vậy, thì ra nước An Nam ta cả dân là người hiền. Nếu thế tôi đâu dám đem lời phường chèo mà nhủ người nhếch mép bỏ tính tự nhiên mà làm bộ đứng đắn lại, nghiêm nhìn những cuộc trẻ chơi.
Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cái láo xược khinh người; có câu chửi người ta; có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà gièm trước ý tưởng người ta; không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta.
Thực không có tức gì bằng cái tức phải đối đáp với những kẻ nghe mình nói chỉ lấy tiếng cười hì hì mà đáp. Phản đối không tức, kẻ bịt tai chẳng thèm nghe cũng không tức đến thế...
Ừ, mà gì bực mình bằng rát cổ bỏng họng, mỏi lưỡi, tê môi, để mà hỏi ý một người, mà người ấy chỉ đáp bằng một tiếng thì khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi, hỏi chẳng thưa, trước sau chỉ có miệng cười hì hì, thì ai không phải phát tức.
Ta phải biết rằng, khi người ta nói với ta, là để hỏi tình ý ta thế nào. Ai nói với mình thì mình phải đáp. Tuỳ ý mình muốn tỏ tình ý cho người ta biết thì nói thực; không hiểu thì hỏi lại; mà không muốn nói tình ý cho người ta biết, thì khéo lấy lời lịch sự mà tỏ cho người ta hiểu rằng câu hỏi khi phạm đến một điều kín của mình. Hoặc là có khôn thì lựa lời mà tỏ cho người ta biết những điều mình muốn cho biết mà thôi, và khiến câu chuyện cho người ta không khỏi căn vặn được mình nữa.
Nhưng phàm người ta hỏi, mình đã lắng tai nghe, là mình nợ người ta câu đáp.
Nguồn: Đông Dương tạp chí - 1913