***
Số 46/2010 Ngày 13/11/2010
NỘI DUNG
• Tin tức lượm lặt
• Thế giới này có gì quý giá nhất
• Nhức nhối con tim
• Điều khoản nào của luật bảo hiểm y tế mới đã được áp dụng
• 10 nơi dễ có rủi ro bị đánh cắp số an sinh xã hội
• Chuyện vui...
• Chế kim cương từ tro cốt
• Khoáng chất trong cơ thể
• Đất hiếm có ý nghĩa gì với con người
• Tập thở và vận động để trị bệnh đau nhức
• Nếp cẩm—siêu thực phẩm chữa bệnh tim và ung thư
• Tiên thiên khí công nguyên pháp
• Săn lùng Đông trùng Hạ thảo trên Hy mã lạp sơn
• Cảnh chùa tượng Phật trên núi Nga mi
• Lâu đài Potala--kỳ quan mới của thế giới
• Bách tuế: 100 tuổi vẫn chẳng “về hưu”
TINTỨC LƯỢM LẶT
Lãnh đạo của khối G20, nhóm các nền kinh tế lớn của thế giới, đã nhất trí sẽ không phá giá tiền tệ nhằm tìm kiếm lợi thế trên thị trường toàn cầu. Hoa Kỳ và Trung Quốc đều cáo buộc nhau là tìm cách phá giá tiền tệ. ( Các thành viên là G20 Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc, Turkey, Hoa Kỳ, Anh Quốx, Liên minh Âu châu)
Dịch tả đã giết chết 800 người dân Haiti trong cac trại tạm trú và đang có nguy cơ làm bùng nổ dịch bệnh cho 200,000 người. LHQ cảnh báo là dịch này cũng có thể đang lây lan tới nước láng giềng của Haiti là Cộng Hòa Dominica
Du thuyền bị cháy máy và mất điện nhiều ngày liên tiếp đã được kéo về tới San Diego hôm Thứ Năm Hành khách của chuyến du lich “kinh hoàng” này sau đó đã được chở bằng xe đò về địa điểm xuất phát là Long Beach. Mọi người đều được bồi hoàn tiền và được tặng một chuyến đi khác miễn phí.
Á Vận Hội 2010 (ASIAD) đã khai mạc ngày 12 tháng 11 ở Quảng Châu (Trung quốc) và sẽ kéo dài tới ngày 27, thu hút khoảng 9,700 vận động viên từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ thi tài.
Tại tỉnh Changsha miển trung nam Trung quốc, toán xây dựng đã phá kỷ lục khi chi trong 6 ngày đã dựng lên được một khách sạn 15 tầng
Video: http://news.yahoo.com/s/yblog_upshot/20101112/bs_yblog_upshot/chinese-workers-build-15-story-hotel-in-just-six-days
.
Thế gian này cái gì quý giá nhất ?
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.
Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm
Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"
Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"
Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."
Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày ngày nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."
Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.
Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...
=========
Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?
"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.
Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.
Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin vào tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.
Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.
Mất một người không biết trân trọng bạn, có gì phải buồn rầu? Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.
Nhức Nhối Con Tim
Tràm Cà Mau (bài do bạn BáTrần giới thiệu)
Đâu phải tại yêu nhiều tim đau nặng,
Trái tim nầy riêng tặng một người thôi.
Nhiều người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm to, ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người nhất tại nước Mỹ. Nhờ khoa học tiến bộ, biết đích danh chết vì bệnh tim. Chứ bên Việt Nam mình thì cứ gọi là “trúng gió”, trúng gió mà chết, nhiều lắm. Bị trúng gió, thì cạo gió, và xoa bóp huyệt đạo lung tung, cũng cứu được rất nhiều người. Đó cũng là một cách kích động cho trái tim đập lại, cho máu lưu thông, mà thoát chết. Cái gì cũng là “trúng gió” cả.
Câu chuyện “trúng gió” tại Mỹ cũng rất nhiều. Trong sở tôi, có một ông chưa được 60 tuổi, buổi trưa gục đầu trên bàn và chết mà không ai biết. Ông bạn ngồi bên cạnh đến lay nhẹ và nói: “Dậy, dậy, trong giờ làm việc mà ngủ, người ta thấy kỳ lắm”. Ông nầy chết trong khi đang làm việc. Đâu phải công việc khó khăn, mệt nhọc và căng thẳng thần kinh lắm cho cam. Công việc cũng nhàn nhã, thong dong, không ai thúc hối, thế mà vẫn chết. Một ông khác, tuổi trên 50, còn độc thân, đi ăn trưa về, vừa buớc vào thang máy, thì quỵ xuống. Bạn đồng nghiệp kêu xe cấp cứu, đến bệnh viện thì đã chết rồi. Nhiều người ngạc nhiên, vì ông nầy trông trẻ trung, dáng vóc khỏe mạnh, lanh lẹ và độc thân, không có ai mè nheo, cằn nhằn đến độ bực mình mà chết.
Một ông bạn, suốt đời không có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi. Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ trước siêu thị. Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: “Còn ngồi đó nữa sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá”. Ông vội vã đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống. Bà vợ nạt: “Già rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn định nằm vạ đến bao giờ?” Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp nữa. Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc.
Báo đăng, có ba ông bác sĩ gây mê, chưa đến 50 tuồi, đều chết vì bịnh tim. Cả ba ông đều không có triệu chứng gì về đau tim. Một ông vừa lái xe về nhà. Bà vợ ở phòng trên nghe tiếng ga-ra mở cửa. Chờ mãi không thấy chồng, chạy xuống ga-ra, thì thấy ông gục đầu trên tay lái mà chết. Ông đã bị đứng tim. Một ông khác, vừa chuyển thuốc mê vào cho bệnh nhân sắp mổ, thì gục xuống, và đi luôn. Một ông khác, cũng chết đột ngột tương tự. Đau tim mà chết. Không biết nghề bác sĩ gây mê nầy có lo lắng lắm không, mà giết chết nhiều người tuổi còn khá trẻ. Ngày nay, 50 tuổi được xem là còn trẻ, chứ ngày xưa, vua Khải Định đã ăn mừng “tứ tuần thượng thọ” rồi đó. Thời nầy, 40 tuổi thì xem như còn xuân xanh lắm, nhiều anh chưa chịu lấy vợ, nhiều chị chưa chịu lấy chồng, vì còn trẻ mà, vội chi?
Bạn tôi, đi làm việc về, đút chìa vào ổ khóa cửa mãi mà không được, cứ trật ra ngoài hoài. Rồi bỗng nhiên quỵ xuống trước cửa nhà. Trong phút nguy cấp đó, anh biết không phải bị “trúng gió”, vội vã mò điện thoại cầm tay, kêu số cấp cứu 911. Anh được chở kịp vào bệnh viện, và đêm đó, bác sĩ đè ra mổ tim ngay. Cứu anh sống. Nhưng không làm việc được, tay yếu không lái xe, trí óc không còn sáng suốt. Vẫn sống bình thường. Hai năm sau, trong khi đang tắm, qụy xuống, và chết vì tim. Có người phỏng đoán, anh chết vì tắm nước quá mát. Máu dồn ra ngoài da để bảo vệ thân thể, tim không còn máu, nên “đi” luôn.
Ông bạn ngồi cạnh tôi, người Mỹ, tuổi chưa được 50, dáng người gầy, thon thả, mỗi chiều sau khi tan sở, chạy bộ ven bờ sông. Một hôm nọ, vợ ông không thấy ông về, điện thoại hỏi thăm khắp nơi. Hôm sau điện thoại vào sở xem ông có đi làm không. Đi tìm mãi, cảnh sát báo cho bà biết, tìm ra xác ông bên bờ sông. Ông chết vì bị đứng tim.
Một ông bác sĩ mổ tim, tập thể dục mỗi ngày. Cũng không có triệu chứng gì trước về căn bệnh tim. Hôm đó ra sân quần vợt. Vừa đưa vợt lên, thì té qụy xuống, và chết luôn. Không cứu kịp.
Một ông khác, trưa nào cũng lái xe đến sở của cô con gái, để cha con cùng đi ăn, và chuyện trò cho vui. Một hôm, trên đường đi, ông thấy đau trong ngực, và biết cần cấp cứu ngay. Ông rán hết sức, lái xe đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện và khai là đau tim. Nhân viên bệnh viện thấy ông còn lái xe được, và để ông chờ. Chờ lâu quá, ông chết ngay trong phòng làm hồ sơ tiếp nhận cấp cứu. Đáng ra, ông phải dừng lại, và kêu xe cấp cứu ngay. Bởi lái xe, nguy hiểm cho người khác nếu ngất xỉu trên tay lái. Hơn nữa, nếu đi xe cấp cứu, bệnh viện sẽ cứu ông ngay khi mới vào. Nhiều người rất sợ vào nằm chờ trong phòng cấp cứu của bệnh viện. Vì trên đường thì xe hú còi ầm ỉ, gấp gáp lắm, nhưng khi đến bệnh viện, thì để cho người bệnh nằm chờ dài cổ ra, chờ cho chán chê, mà chẳng ai dòm ngó đến. Rồi chán nản quá, họ đứng dậy, ra về mà không cần báo cho bệnh viện biết.
Bạn tôi, buổi tối ngồi xem truyền hình với đứa con trai. Khi hết phim, cháu đến thức bố dậy đi ngủ: “Bố ơi, hết phim rồi, vào đi ngủ.” Lay hoài không thấy bố dậy. Cháu bé khóc: “Bố đừng làm con sợ.” Và bạn tôi đã chết tự bao giờ mà không biết. Chỉ có hai bố con sống với nhau. Tội nghiệp thằng bé, không biết phải làm gì trong tình thế đó.
Nhiều trường hợp khác nữa, thấy tận mắt, nghe tận tai, nhiều quá không kể hết được. Thế mà, tôi cũng như mọi người khác, cứ tưởng bệnh tim là bệnh của ai, chứ không phải của mình. Y hệt chuyện chết chóc, ai đó chết, chứ mình thì không, như sống mãi muôn đời.
Nhiều năm trước, khi đi ra ngoài trời lạnh, tôi cảm thấy nhói nhói trong tim. (Nói theo bạn tôi, là cảm thấy đau nhè nhẹ như khi bị phụ tình). Tôi cũng không cần báo cho bác sĩ biết. Một hôm đi khám bệnh, trong lúc nói chuyện đùa cho vui, tôi tiết lộ cái “nhói nhói như bị phụ tình” đó. Ông bác sĩ nầy tử tế, đưa tôi đi đo tâm động đồ. Không biết sao hôm đó, tâm động đồ của tôi bất thường, lặng đi hai nhịp. Nhiều người cho biết, bình thường thì cảm thấy tim đau, nhưng khi đo nhịp tim, thì tim đập bình thường, nên không có dấu hiệu nào cả, bác sĩ cho là tim đập bình thường. Sau đó, tôi được đưa đi thử nghiệm nhiều cách khác nữa. Làm luôn cả thử nghiệm “phóng xạ” (nuclear scanning), bơm chất cản quang vào máu, và soi xem các cơ tim hoạt động ra sao. Tôi được nằm và chuồi vào một cái máy, như sắp phóng tôi vào trong không gian, ở các phim giả tưởng. Sau đó, được xét nghiệm bằng siêu âm xem các van tim hoạt động có bình thường không. Bác sĩ gia đình nói cho tôi biết, có một mạch máu rất nhỏ dưới đáy nhọn của tim bị nghẹt nhẹ. Về sau, tôi nói điều nầy với ông bác sĩ chuyên môn bệnh tim, ông cười và mĩa mai tôi. Vì các thử nghiệm đó, không thể kết luận nghẹt mạch máu tim. Chỉ khi nào làm thử nghiệm soi mạch máu (angiography) mời biết rõ có nghẹt hay không.
Bác sĩ gia đình cho tôi uống thuốc trừ mỡ trong máu (cholesterol), uống mỗi ngày, uống đều đều. Một hôm tôi đọc được tài liệu cho biết, uống thuốc trị mỡ lâu ngày, có thể đưa đến bệnh gan trầm trọng. Bạn tôi cũng dọa tôi về bệnh gan, đưa cho tôi nhiều thống kê đáng sợ về những người bị hư gan vì uống thuốc đau tim. Có lẽ tôi thiên vị, thương lá gan hơn thương trái tim, cho nên tôi ngưng uống thuốc trừ mỡ. Sau đó, tôi thường nghĩ, đâu cần uống thuốc trừ mỡ, không uống, tôi vẫn sống nhăn răng ra đây, có can gì đâu.
Cho đến một hôm, tôi thấy cánh tay trái mỏi trong bắp thịt, hơi tê tê, nhói nhói. Tôi tưởng vì cắt tỉa mấy cây hường mà ra. Nếu đau tay vì tỉa hoa, thì phải đau tay mặt mới đúng, nhưng tôi cố giải thích sao cho tự yên tâm mình. Nghĩ rằng, rồi bắp thịt sẽ hết đau. Nhưng sau đó, nhiều hôm đang tập thể dục nữa chừng, thì mệt dữ dội, phải ngưng tập năm bảy phút mới tập lại được. Sau đó, mỗi lần xách cái gì nặng, cũng mau mệt khủng khiếp. Những lúc đi ra ngoài trời lạnh, thì mệt ngất, đi không được, phải quay về. Thêm vào các triệu chứng đó, là thỉnh thoảng nghe nhói trong tim, ở ngực, nhưng không xác định được chắc chắn đau chỗ nào. Có đêm đang ngủ, nghe nhói tim thức giấc dậy. Những lúc nầy, là tim đau, nếu được “thăng” ngay, thì khỏe khoắn và nhẹ nhàng lắm. Không đau dớn chi nhiều cả.
Với những lời khai bệnh như trên, ông bác sĩ gia đình vẫn cười, cho rằng chưa đáng chuyển qua bác sĩ chuyên môn, và chỉ cho uống thuốc. Dù ông nầy rất tử tế, rất tốt. Khi tôi khai có ngày bị đau nhói trong ngực và mệt đến hai ba lần, ông mới chuyển qua bác sĩ chuyên môn về tim. Qua lời khai, ông bác sĩ nầy biết ngay là tôi bị nghẽn mạch máu tim. Ông giải thích, và cho tôi biết có 3 cách chữa trị. Thứ nhất là uống thuốc để cầm cự. Thuốc không chữa được bệnh, mà chỉ làm mạch máu giản to ra, cho máu dễ lưu thông hơn, khi nào không uống thuốc, thì mạch máu không gỉản, và lúc đó có cơ nguy. Cách thứ hai là đút vào chỗ nghẽn một cái ống kim loại như cái lò xò lưới, rồi cho ống phình ra, ép chất mỡ vào thành mạch máu, để máu có thể lưu thông qua “ống cống” đó. Cách thứ ba, là lấy ống tĩnh mạch ở chân, rồi nối bắc cầu băng qua chổ nghẽn, cho máu lưu thông theo đường mới. Cả ba cách, chất mỡ vẫn còn nằm đó, nguồn bệnh vẫn còn đó, nhưng máu huyết được lưu thông, thì bớt đau, hoặc bớt nguy hiểm cho tính mạng. Ông hẹn ngày, và nói sẽ đút cái “ống cống” vào mạch máu cho tôi, dễ lắm, chưa đầy nữa tiếng thì xong. Chỉ nằm bệnh viện một hôm rồi về nhà. Tôi yên chí lớn. Sá gì một hai cái ống kim loại nằm trong thân thể.
***
Đúng ngày hẹn, ông bác sĩ cho đè tôi ra, cắt mạch máu ở háng, đút cái ống thông lên tận tim. Thật lạ, tôi không thấy đau đớn chi cả. Chỉ khi ông bơm thuốc nhuộm vào mạch máu qua cái ống, thì cảm thấy nóng nóng, ấm ấm. Tôi nhìn vào màn truyền hình, thấy màu đen tỏa ra nhiều nhánh như hệ thống thượng nguồn của sông rạch. Ông bác sĩ chỉ cho tôi chỗ mạch máu bị nghẹt. Ông nói, mạch nầy đã nghẹt 100% nếu không thì sẽ thấy máu đi vòng qua bên kia. Ông cho biết hai mạch bị nghẹt nặng, một mạch khác bị nghẹt 60%. Không thể đặt “ống cống” thông (sten) được. Ông cắt cử bác sĩ giải phẩu cho tôi, và định luôn ngày mổ banh ngực. Tôi cũng hơi ngạc nhiên, và không ngờ tình trạng trái tim của mình tệ đến thế. Rồi tôi làm đủ các tục. Được dặn dò điều gì phài làm trước ngày lên bàn mỗ. Cho tài liệu đọc, để biết sơ sơ về mổ cái gì, mổ ra làm sao, và làm cái gì trong lúc mổ.
Để biết lý lịch và kinh nghiệm của ông bác sĩ sắp giải phẩu cho tôi, tôi mở internet ra, vào Google, rồi đánh máy tên ông bác sĩ vào. Mở cái web có tên ông ấy ra, tôi sẽ biết rỏ năm sanh, học trung học ở đâu, đại học ở đâu, tốt nghiệp năm nào, làm ở nhà thưong nào bao nhiêu năm, làm gì, đưọc huy chưong, tưởng thưởng nào. Tôi không ngờ, ông bác sĩ sẽ mổ cho tôi, là trưởng khoa tim ở bệnh viện tôi sắp nằm, và ông nầy có rất nhiều kinh nghiệm trong việc mổ tim.
Tôi về nhà, lục internet xem về mổ tim. Qua mạng lưới Google, tôi tìm mục mổ tim (open heart surgery), tìm ra được rất nhiều bài viết, phim chiếu rất rõ ràng, hay. Có nhiều mục chiếu video cuộc mổ tim. Chiếu từ khi rạch ngực, cưa đôi cái xương sụn nối với các xương lồng ngực, banh lồng ngực ra, và khâu vá, mổ, đóng lại. Xem thì hơi ớn, vì thấy ghê quá, banh toác bộ xương sườn ra, mà mằn mò, khâu vá như một ông thợ may vụng về tập may, trong khi trái tim vẫn đập thoi thóp co bóp. Nếu không “cóc cần” mọi sự, thì e cũng lo lắm. Ai sắp mổ ngực, nếu sợ chết, thì đừng xem các video nầy mà sợ. Không thấy, không biết, thì yên tâm hơn. Đỡ sợ.
Trước khi mổ tim mấy ngày, bệnh viện dặn dò tôi làm phải giữ gìn sức khỏe kỹ lưỡng, đừng để bị ho hen, cảm cúm, Vì nếu bị bệnh khác, thì cuộc mổ sẽ hoãn lại, hoặc bị nhiểm trùng trong khi nổ, rất khó bình phục và nguy hiểm. Họ phát cho tôi khá nhiều tài liệu để đọc, nhiều giấy tờ dặn dò làm việc gì trước, việc gì sau, phải ghi xuống giấy để nhớ theo thứ tự. Cái bàn của tôi, vung vải giấy tờ lộn xộn. Biết là có thể “đi đong” cái mạng già trong cuộc giải phẩu, tôi làm một bảng liệt kê nhắc nhở và dặn dò bà xã phài làm gì, làm gì, nếu tôi không còn nữa. Điều cần nhất là đừng có khóc lóc, buồn bả, vì chết cũng là một tiến trình của đời sống. Đừng có làm đám tang um sùm, đừng tụng kinh gõ mõ cầu siêu, cũng đừng cáo phó, đừng vòng hoa, đừng hòm tốt. Giản dị đem thiêu, rồi lấy tro. Sau đó, làm gì với mớ tro đó cũng được.
Trước khi mổ mấy hôm, tôi giữ gìn vệ sinh kỹ lắm. Mặc thật ấm áp, ăn uống điều độ, ăn chất hiền lành, ngủ nghê đầy đủ. Ít dám đi ra ngoài, tránh đám đông. Thế mà trước khi mổ hai hôm, gia đình đứa cháu kêu điện thoại, nói là còn chừng bốn mươi lăm phút nữa thì sẽ ghé thăm. Họ đi xa bốn trăm dặm để thăm tôi, lẽ nào từ chối được. Họ nói là nghe cậu sắp đi mổ, đến thăm và chúc may mắn. Tôi và vợ vôi vã dọn dẹp lại căn phòng khách bừa bãi, lộn xộn, quét nhà, lau chùi, đang bệnh mệt, lại mệt thêm, giữa mùa đông mà mồ hôi vã ra. Mấy lần vợ chồng mệt quá, gắt nhau. Cả gia đình đưá cháu gồm năm người, vừa ho hen, vừa hít mũi sụt sịt. Họ ngồi trong phòng khách mà nhảy mũi lia lịa, làm bà xã tôi sợ hải, tái mặt. Tôi cũng ngại mình bị nhiễm bệnh, chỉ cười mà không dám nói ra. Họ ngồi chơi chừng một tiếng đồng hồ. Tôi cũng mệt lắm, nhưng không dám đi nằm. Sau khi gia đình đứa cháu đi rồi, chúng tôi vội vàng bày lại giấy tờ cần thiết ra bàn lại, và nhất định không bốc điện thoại. Ai kêu cũng không bắt. Bệnh viện có gì khẩn cấp thì nhắn lại trong máy.
Bây giờ, tôi mới có cái kinh nghiệm là đừng đi thăm ai trước khi họ sắp lên bàn mổ, và đừng thăm họ sau khi họ mổ xong về nhà. Vì thời gian nầy, sức khoẻ của họ rất mong manh, rất dễ bị nhiễm trùng từ người khác. Vã lại, họ đang mệt, đừng làm họ mệt thêm, mình thì vì thương mến họ, đến thăm viếng, nâng đỡ tinh thần, và nếu không thăm, thì sợ bị trách là vô tình. Nhưng nếu chờ họ bình phục rồi đến thăm thì tốt hơn, vui hơn.
***
Bệnh viện hẹn tôi 5 gờ sáng. Tôi phải dậy lúc 3 sáng giờ sửa soạn, 4 giờ thì anh bạn hàng xóm lái xe đưa tôi đi. Đến nơi, bệnh viện còn đóng cửa. May nhà tôi không xa bệnh viện, có nhiều bệnh nhân phải ngủ tại khách sạn đêm trước đó, để kịp giờ hẹn.
Những y tá, nhân viên làm thủ tục giấy tờ trước khi lên bàn mổ rất dịu dàng, vồn vã, tử tế. Cũng làm cho tôi cảm thấy vui trước khi lên bàn mỗ. Nhắc tôi rằng, đời còn có nhiều người dễ thương lắm. Một ông y-tá già, cầm cái dao cạo điện, hỏi han tôi ngọt ngào, và ông bắt đầu cạo lông lá cho tôi, cạo từ dưới háng cạo lên bụng, ngực. Trơn tru, sạch sẽ. Ông vừa cạo vừa mĩm cười. Sau đó, tôi được đẩy vào phòng mỗ. Trên đường vào phòng mỗ, tôi nghĩ rằng, mình đã về hưu được đúng hai năm, đã được nghỉ ngơi, thong dong, đi chơi, vui thú, làm biếng, không lo lắng, không bận rộn, nhàn nhã, thảnh thơi. Thế thì hôm nay, nếu cuộc giải phẩu thất bại, cái thân nầy được chở xuống nhà xác, thì cũng khỏe, không có gì để tiếc nuối cả. Nghĩ thế, tôi sướng quá, và cười thành tiếng. Ông y-tá đẩy xe ngạc nhiên, chắc chưa thấy một “thằng điên” nào vui vẻ cười tươi như vậy trước khi được mổ tim, nguy hiểm đến tính mạng. Ông hỏi tôi cười cái gì, giờ nầy mà còn cười được, không lo lắng hay sao. Tôi cho ông biết lý do tại sao tôi cười sung sướng, ông vỗ vào chân cái bộp, và khen tôi chí lý. Thực tâm mà nói, thì sống chết đối với tôi, cũng không quan trọng lắm. Không chết trẻ, thì chết gìa. Không chết bây giờ, thì sau nầy cũng chết. Con người phải già, phải chết, để cho các thế hệ trẻ lớn lên thay thế, thế giới sung sức hơn. Cứ thử giả dụ như, con người không chết, thì bây giờ, cả thế giới đầy cả người già lụ khụ, già chiếm chín phần, trẻ chỉ một phần. Thế giới nây toàn ông bà già mấy trăm tuổi, chống gậy lê từng bước, xe lăn đầy phố phường, đường xá. Thế thì lấy ai mà sản xuất, nuôi nấng nhân loại.
Bởi vậy, tôi bình tỉnh, và nghĩ rằng được sống cũng vui, mà được chết, cũng vui không kém.
Vào phòng mỗ, từng y tá tự đến giới thiệu tên tuổi, và cho tôi biết phần hành của họ. Tôi cũng vui vẻ chào, nói vài lời xả giao bình thường. Khi bác sĩ gây mê đến, xưng danh, và nói cho tôi biết, ông sẽ chuyền thuốc mê cho tôi. Tôi chỉ kịp chào xã giao, và sau đó, mê man ngay, không còn biết trời trăng chi nữa cả. Giá như, có chết khi đó, thì cũng được nhẹ nhàng, êm thấm, mau và tiện lắm.
Tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xẫy ra. Chừng mười giờ sau, tôi mơ màng tỉnh dậy trong phòng “hồi sinh”. Nghe tiếng bà y tá kêu lớn, và vặn nhạc lớn, kêu tôi mở mắt ra, đừng nhắm mắt lại. Tôi cố gắng hết sức, mà hai mí mắt cứ kéo trì xuống, cứ he hé chút xíu, lại bị nhắm lại. Tôi cũng nhớ là mình đang qua cuộc giải phẩu tim. Nghe tiếng bà xã tôi phụ kêu với bà y tá, tôi cố gắng mĩm cười cho vợ yên lòng. Nhưng không biết miệng có cười được hay không. Khi tôi mở mắt đưọc, tôi thấy bà y tá, bà chị tôi và bà xã đang đứng bên giường lo lắng. Tôi đếm được hai mươi mấy cái ống nối vào ngực, vào họng, vào tay, vào mũi, và có tiếng xì xèo của cái máy bơm nào đó, mà tôi tưởng đâu bên cạnh giường có cái hồ nuôi cá, máy bơm nước đang chạy. Tôi thầm nghĩ, thế là cũng chưa “đi đong” cái mạng già được. Thuốc mê làm tôi hơi buồn nôn và chóng mặt.
Suốt đêm hôm đó, một bà y tá da den, mập ú, thức và chăm sóc tôi. Chừng mươi phút, mười lăm phút, bà vào châm thêm thuốc vào bình dang treo, châm thêm máu, xem lại biểu đồ nhịp tim, ghi chú vào sổ. Công việc liên miên, không biết thủ tục bắt buộc, hay bà là người có lương tâm, nên làm việc hết lòng. Rồi rút máu tôi, tiêm thêm thuốc, nhiều lần kê lại gối nằm sau lưng tôi, hỏi han tôi rất tử tế, dịu dàng. Cổ tôi khô như đốt. Bà cho tôi cục nước đá nhỏ như viên kim cương, ngậm trong miệng cho đỡ khát. Khi đó, đúng là quý viên kim cưong ngậm trong miệng. Không được uống nước. Tôi khôi hài, tự ví bà y tá là Đức Bà Quan Âm đang ban giọt cam lồ (cục nước đá) cho người khổ nạn. Suốt một đêm, bà không ngủ, loay hoay quanh giường tôi. Tôi thật tình cảm động. Có những người vì nghề nghiệp, chỉ làm cho xong bổn phận, làm vừa phài thôi. Bà y tá nầy, làm với cả tấm lòng, tưởng như tôi là thân nhân ruột thịt trong gia đình.
Vừa mổ xong chiều hôm qua, mà sáng nay, lúc 5 giờ sáng, y tá đã bắt tôi ngồi dậy trên ghế, dây nhợ lòng thòng hơn hai chục sợi dính từ mũi, miệng, ngực, bụng, chim. Tôi không thể tưởng tượng được, có là muốn hành hạ bệnh nhân chắc. Mệt và chóng mặt lắm. Bà y tá bảo tôi phải ngồi như vậy trong một giờ đống hố. Ngồi được chừng 25 phút, hết sức chịu đựng, tôi xin bà cho mằm, vì mệt quá.
Nằm phòng hồi sinh được hai đêm, sáng hôm sau họ đẩy tôi xuống phòng bệnh thường, và bắt tôi tập đi bộ mỗi ngày và tắm. Khiếp, vết thương dài hơn hai tấc, còn rỉ máu còn tươi , và nhiều cái lỗ trên ngực, có ống lớn bằng ngón tay nối từ trong tim, trong phổi lòng thòng ra ngoài, dính với cái máy, cái bình. Thế mà bắt tôi tắm vòi sen, tắm xong y tá dùng khăn chậm khô ngực, không dám lau.
Trước khi đi mổ, bà xã tôi ép ăn, để có đủ sức khỏe mà qua cuộc giải phẩu. Tôi ăn cho vợ vui. Nhưng sau khi mổ xong, bị bón. Cái ruột già căng cứng như muốn nổ ra. Ba bốn ngày không đi tiêu được. Không được rặn, vì sợ các mối chỉ may tại nơi mổ bung ra. Hai y tá cho tôi uống nước trái mân đen, cũng không hiệu quả. Tôi phải dùng đến thủ thuật đề cho phân ra, mà cũng vô hiệu. Cái bụng cứng ngắt, rất đau đớn, khó chịu. Y tá cũng không giúp tôi được gì. Đêm nằm trên giường, tôi nghĩ thầm, chắc mình không chết vì bệnh tim, mà chết vỉ vỡ ruột già. Cứ lăn lộn mãi, có khi thiếp đi chừng năm phút. Tôi gần như mê sảng. Trong thời gian đau ốm, bịnh hoạn, khi nào tôi cũng giữ được tinh thần khôi hài, ngạo nghễ, xem thường, thế mà hôm nầy, tinh thần tôi xuống lắm. Khi nữa đêm, tôi hé mắt ra, trong bóng mờ, thấy một bà y tá da đen. Lúc nầy là đổi phiên trực gác của các y tá chăm sóc con bệnh. Ngọn đèn phiá sau người y tá làm thành một vòng hào quang trên đầu bà. Tôi vốn không tin theo một tôn giáo nào, và cũng chẳng tin vào thần thánh, nhưng buột miệng thều thào hỏi: “Có phải bà là thiên thần mà Thượng Đế gởi xuống để giúp tôi không?” Bà cười, nhẹ nhàng đặt tay lên trán tôi, và hỏi, bà có thể làm gì để giúp tôi không. Tôi nói với bà, là tôi có cảm tưởng cái ruột già của tôi sắp nổ tung vì bón mấy hôm nay. Bà mau mắn cho tôi thuốc nhét hậu môn. Không kết quả. Bà bảo tôi nằm nghiêng, co chân, và trải nhiếu khăn ra giường, quấn nhiều khăn làm vòng đai bao quanh vùng khăn trải. Rồi bà đưa ngón tay vào hậu môn, mà móc phân ra từ từ, từng chút một. Cẩn thận, nhẹ nhàng. Khi phần cứng của phân moi ra hết, thì phần bên trong chạy phọt ra. Tôi thấy người nhẹ như đang bay bổng lên không trung. Như trên vai mọc cánh, đang bay lượn giữa trời. Khỏe hẵn. Bà y tá dọn giường, và cho tôi viên thuốc ngủ. Tôi cám ơn bà. Nụ cười trên môi bà hiền từ làm tôi liên tưởng đến những bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi nắm lấy tay bà mà cám ơn. Dù đã được uống viên thuốc ngủ, nhưng khi bà đi rồi, tôi vẫn cảm động thao thức mãi. Nằm không yên, tôi lấy giấy bút, trong cơn xúc động vì lòng tử tế, vì tình người lai láng, tôi viết một bài thơ, nhan đề là “Belinda”, tên của bà y tá. Có lẽ cũng là loại thơ con cóc. E rằng, lời lẽ cũng ngô nghê như một ông ngoại quốc làm thơ bằng tiếng Việt. Viết xong bài thơ, tôi yên tâm ngủ một giấc dến sáng. Đêm hôm sau, tôi đưa cho bà. Đọc xong, bà cảm động, ôm tôi mà khóc. Bà nói riêng cho tôi biết, bà là nữ Mục Sư đang điều hành một nhà thờ tin lành trong thành phố nầy. Đúng là bà có trái tim của một nữ Thánh. Có lẽ, trước khi đi mổ lớn, chỉ nên ăn thức ăn lỏng, đừng ăn chất đặc, chất xơ, vì thế nào cũng bị bón.
Ông bác sĩ giải phẩu cho tôi cũng rất tử tế. Nhiều hôm sau ca mổ, đã 9 giờ đêm, ông còn ghé thăm tôi, hỏi han kỹ lưỡng, dịu dàng. Cái lưng ông còng xuống, có lẽ do cứ cúi xuống lâu trên bàn mổ mải thành còng lưng. Tôi nghĩ, đa số những người làm việc trong bệnh viện nầy, ngoài mục đích mưu sinh, còn cả một say mê nghề nghiệp, và cả tấm lòng nhân từ.
Sau khi mổ, vết cắt lớn, mà tôi không thấy đau đớn, nhức nhối gì cả. Hồi phục rất mau, vết thương kéo da cũng nhanh, làm các y tá và bác sĩ ngạc nhiên. Cũng nhờ một ông bà con có kinh nghiệm dặn, khi nào cảm thấy đau nhức sơ sơ, thì xin thuốc giảm đau ngay, đừng để cho đau quá, vì phải có thời gian, thuốc mới hiệu nghiệm. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi ráo riết ôn lại tiếng Pháp để chuẩn bị đi chơi Âu Châu, nên cũng không có thì giờ nghĩ đến bệnh, đến đau đớn.
***
Dẫm lên chân bác sĩ, tôi viết sơ về các bệnh dau tim, như múa một đường quyền hoang dại. Sách viết rằng, bệnh liên quan đến tim, rất nhiều khi là “những bước chân âm thầm”, không báo trước. Bệnh tim có nhiều loại khác nhau. Thông thường nhất là suy tim, nghĩa là tim không chuyển vận máu đủ cho nhu cầu. Cứ 100 ngưòi Mỹ, thì có 1 người bị bệnh nầy. Nước Mỹ có hơn 2 triệu người suy tim. Tốn phí bệnh viện rất lớn. Trong một năm, những người bị suy tim chết đến 15%, Kế dến dau tim bẩm sinh, sinh ra đã bị đau tim rồi, vì cấu tạo tim mạch không được bỉnh thường. Cứ 1000 em bé sinh ra, có đến 6 đến 8 em bị đau tim bẩm sinh. Bệnh nầy chữa được, bác sĩ sẽ mổ và điều chỉnh lại. Sau nữa là nghẽn mạch máu tim và động tim. Một năm có hơn 1.5 triệu người Mỹ bị bệnh nầy. Sẽ có hơn 500 ngàn ngưòi chết, và khoảng 300 ngàn người đưọc mổ tim. Kế đến là bệnh tim đập sai nhịp và bất tỉnh. Sau đến là van tim bị hư hỏng, rồi đến bệnh mạch máu bị thương tật, bị phình, teo. Cuối cùng là màng bao tim bị bệnh. Ai muốn biết rõ hơn, xin vào thư viện mượn cuốn “Mayo Clinic Heart Book” mà đọc, rất hay, viết cho người thường đọc.
Kinh nghiệm của những người đau tim cho biết, khi có ít hay nhiều triệu chứng sau đây, thì đừng nên coi thường: đau ngực, thở gấp, hay mệt, sưng, bất tỉnh, nhức đầu lâm râm, nhịp đập tim bất thường, tê tay hay chân, màu da không bình thường, té xỉu, thay dổi bất chợt về thị giác, nói năng, và cảm xúc.
Khi nào thì nên đi bác sĩ? Khi triệu chứng đau tim mới có, triệu chứng càng lúc càng nặng, triệu chứng trở nên trầm trọng, triệu chứng làm thành lo lắng, triệu chứng tái diễn.
Những người yêu nhiều thì thường bị nhói tim, không biết có chuyển qua bệnh đau tim không. Nhưng những người ăn nhiều chất béo bổ, chắc chắn sẽ đau tim, cho nên có rất nhiều người sợ các chất béo, ngọt, mặn, như sợ thuốc độc. Lo lắng, bị áp lực, muộn phiền nhiều cũng sinh ra đau tim. Bởi vậy, có ông Mỹ đau tim nằm chung bệnh viện với tôi, nói đùa rằng:
“Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm.”
Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém./.
Điều khoản nào của Luật bảo hiểm y tế mới đã được áp dụng?
Hà Ngọc Cư (bài do bạn BaTran giới thiệu)Tại Hoa kỳ một số điều khoản trong luật Bảo Hiểm Y Tế 2010 (từ đây xin viết tắt là BHYT 2010) đã có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 09 năm 2010, trong khi nhiều điều khoản phải đợi đến năm 2014 mới được áp dụng.
Dưới đây chỉ xin nói về những điều khỏan có hiệu lực từ ngày 23-09-2010.
A. Y Tế Phòng Ngừa (Preventive Care)
Các hãng bảo hiểm không được bắt khách hàng của mình trả “co-payment, deductible hay co-insurance” cho các dịch vụ y tế phòng bệnh, nghĩa là ta không phải xuất tiền túi cho các dịch vụ y tế phòng bệnh bao gồm “cancer screenings” (kiểm tra ung thư), chích ngừa cúm, viêm phổi, tham vấn y khoa về thuốc lá, suy trầm, nghiện ngập, giảm cân, thời kỳ thai nghén, chích ngừa và săn sóc trẻ em cho tới khi 21 tuổi.
B. Thiếu nhi có sẵn bệnh không bị từ chối bảo hiểm
Các hãng bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm cho trẻ em có sẵn bệnh (pre-existing conditions)
C. Bảo hiểm của con trong bảo hiểm của bố mẹ
Nếu con cái được bảo hiểm bởi bảo hiểm của bố/mẹ thì chúng sẽ tiếp tục được hưởng quyền lợi đó cho đến khi tới 26 tuổi, trừ trường hợp người con đi làm và được hưởng bảo hiểm của hãng.
D. Người bệnh không còn bị hãng bảo hiểm “mang con bỏ chợ”
Hãng bảo hiểm không còn được cắt bảo hiểm của khách hàng vì lý do đã phải trả một khoản tiền lớn cho y phí của khách hàng.
E. Hạn chế giới hạn hàng năm
Giới hạn chi trả hàng năm do hãng bảo hiểm ấn định sẽ được quy định chặt chẽ để bảo đảm người bệnh được điều trị nếu cần thiết.
F. Bỏ giới hạn “lifetime” (trọn đời)
Hãng bảo hiểm không còn được phép đặt ra giới hạn “Lifetime Limits” trong hợp đồng bảo hiểm (Lifetime Limits ấn định rằng họ chỉ trả phí tổn tới một mức nào đó trong trọn đời của khách hàng. Thí dụ: Trong bảo hiểm của mình lifetime limits là $500.000 thì nếu họ đã trả tiền y phí cho mình $500.000 thì trọn đời mình họ sẽ không trả thêm một xu).
G. Thủ tục khiếu nại dễ dàng
Nếu hãng bảo hiểm đưa ra một sơ đồ (plan) mới thì hãng phải triển khai một thể thức khiếu nại dễ dàng hơn để khách hàng tranh tụng khi hãng từ chối một chi trả.
H. Bệnh nhân được tự do lựa chọn bác sĩ.
I. Khách hàng của hợp đồng bảo hiểm (policy) với sơ đồ (plan) mới có quyền chọn bất cứ dịch vụ y tế cơ sở (primary care provider) nào chẳng hạn như phụ nữ khi đi bác sĩ sản-phụ khoa (obstetrician-gynecologist) không cần phải đợi hãng bảo hiểm cho phép.
BẢO HIỂM Y TẾ MỚI VÀ MEDICARE
1. Bảo hiểm thuốc (Medicare Part D)
Medicare Part D tức Medicare Prescription Drug, trả giúp cho ta tiền thuốc (theo toa bác sĩ) cho đên khi tổng số tiền gồm: tiền deductible + tiền hãng bảo hiểm đã trả cho mình + tiền túi mình đã trả đạt con số $2.830 thì mình chạm “Donut hole” tức coverage gap, nghĩa là phải trả trọn tiền thuốc cho đến khi tổng số tiền túi của mình dùng để trả tiền thuốc lên tới $4.550 thì mình mới ra khỏi “Donut hole” và lúc đó mình được bảo hiểm trả gần 100%.
Năm 2010 nếu bạn bị rơi vào “donut hole” thì sẽ được chính phủ “bồi hòan” cho $250. Sang năm 2011, thì tiền thuốc thuộc giai đọan “donut hole” được giảm 50%.
Donut Hole sẽ được hòan toàn xóa bỏ vào năm 2020.
2. Hưu non
Một chương trình bảo hiểm tạm thời (temporary insurance) giúp những người về hưu sớm (từ 55 đến 64) bớt phần nào tiền lệ phí hàng tháng (premium).
3. Y tế phòng bệnh
Kể từ năm 2011 người có Medicare được hòan tòan miễn phí cho các dịch vụ y tế phòng bệnh như khám tổng quát hàng năm, mammograms, colonoscopies (soi ruột).
Đến năm 2020 , tức 10 năm nữa thì lệ phí cho Part B sẽ tăng nếu lợi tức trên $85.000 /năm cho môt cá nhân và $170.000 cho một cặp vợ chồng.
Ngoài những khoản trên Medicare hầu như không thay đổi.
10 nơi dễ có rủi ro bị đánh cắp số an sinh xã hội nhất
Công ty phần mềm điện tóan chống virus McAfee vừa mới công bố danh sách 10 nơi bạn dễ gặp nguy hiễm nhất bị đánh cắp số an sinh xã hội, một số nơi khi nghe thấy bạn có thễ rất ngạc nhiên:
1- Các Đại học và Đại học công đồng
2- Các Ngân h2ng và cơ sở tài chánh
3- Các Bệnh viện
4- Các Chính quyển tiểu bang
5- Chính quyền liên bang
6- Chính quyển điạ phượng
7- Các doanh thương về ngành y tế ( chuyên cung cấp các dịch vụ và sản phẫm trong lãnh vực y học như phân phối các thiết bị về bệnh tiễu đường hoặc thẩmtách, thiết lập hóa đơn đòi chi phí y tế, sản xuất dược phẩm…)
8- Các tổ chức bất vụ lợi
9- Các công ty kỹ thuật
10- Các hãng bảo hiểm và văn phòng bác sĩ
Tải liệu nên đọc thêm từ Kiplinger.com: • Quiz: Is Your Identity At Risk? • 5 Facebook Posts That Put You at Risk • Tricks ID Thieves Use |
Thứ tự trong danh sách nói trên dựa vào dữ liệu về các vụ đánh cắp số an sinh xả hội trong thời gian từ tháng giệng 2009 đến tháng mười 2010.
Điểu lo ngại là bạn phải cho biết số an sinh xã hội của bạn để đưọc phục vụ tại hẩu hết các nơi nói trên. Vì l ý do đó chúng tôi đã hỏi ông Adam Levin, chủ tịch và đổng sáng lập “Identity Theft 911”, xem có cách nào để tránh cho số an sinh xã hội khỏi rơi vào tay kẻ xấu, thì đụơc ông cho biết “ Chắc chẳn là chẳng có cách nào bảo vệ bạn được 100 phần trăm. Bất cứ ở đâu, thế nào bạn cũng đụng đẩu với một tổ chức nào đó đòi hỏi thông tin vể bạn”
Tuy nhiên, có những điểu bạn có thể làm để giảm bớt rủi ro. Và cũng có những thứ bạn có thể làm để phát hiện âm mưu đánh cắp thông tin cá nhân và giới hạn tỗn hại cho bạn
Bạn đừng cho biết số an sinh xã hội của bạn quá dể dàng
Như ông Levin cho biết, nhiểu tổ chức và công ty sẽ đòi hỏi số an sinh xã hội của bạn. Nhưng điểu này không có nghĩa là tất cả đểu cẩn con số đó. Bạn sẽ được yêu cẩu cho biết số an sinh xã hội bất cứ khi nào họ cần xác địng lý lịch cũa bạn (như khi bạn nộp đơn xin thẻ tín dụng hay xin cấp giấy phép) hoặc mỗi khi Sở Thuế cẩn được thông báo điều gì về bạn . Còn ngoài ra, bạn phải hỏi cho biết chắc chắn là cơ quan, cơ sở thượng mại hay tổ chức nào đó có thật sự cần biết số an sinh xã hội của bạn hay không . Nhưng rất tiếc, là mặc dẩu nhiểu nhóm tổ chức như các hãng bảo hiễm tư không có quyền đòi hỏi số an sinh xã hội của khách hàng , nhưng họ có thể từ chối làm việc với bạn nếu bạn không cho họ biết con số ấy. Trong các trường hợp này, bạn nên hỏi họ là bạn có thễ chỉ tiết lộ bốn con số cuối cũa số an sinh xã hội đươc hay không.
Bạn đừng bao giờ cho biết số an sinh xã hội hoặc bất cứ thông tin cá nhân nào về bạn cho người không quen biết tiếp xúc với bạn qua điện thoại, điện thư hoặc đích thân tới gặp bạn. Chẳng hạn như bạn nhận được một điên thư đòi hỏi bạn phải cho biết thông tin cá nhân để lãnh tiền hoàn trả của Sở Thuế IRS… thì đó chắc chắn chỉ là một vụ lừa đảo vì Sở thuế không bao giờ đòi hỏi thông tin cá nhân qua điên thư
Bạn nên cất kỹ thẻ an sinh xã hội
Bạn đừng bao giờ giữ thẻ an sinh xã hội trong bóp mà nên để tại nơi an toàn ở nhà. Lý do là vì nếu có ai đánh cắp bóp của bạn thì họ có thể đánh cắp luôn lý lịch của bạn. Và bạn cũng đừng bao giờ để thẻ an sinh xã hội hoặc thông tin cá nhân của bạn ở nơi mà người khác có thể nhìn thấy. Theo ông Levin, đây là một vấn đề lớn tại các đại học, mà các sinh viên thường hay để bóp, các báo cáo tín dụng và những tài liệu khác có mang thông tin cá nhân của họ ỡ những chỗ dễ bị đánh cắp. Bạn cẩn cắt vụn bất cứ tài liệu nào có mang các thông tin cá nhân của bạn một khi không còn cần tới nữa
Bạn nên bảo vệ số an sinh xả hội cũa bạn chống bọn trộm trên mạng
Mặc dầu bạn không thể làm gì nhiều để bảo vệ các thông tin cá nhân mà bạn trao cho các doanh thượng hay tổ chức, nhưng bạn có thể có những biện pháp để bảo vệ các dữ liệu cá nhân trữ trong máy điện toán của bạn. Bạn cần phải thiết lập phần mềm chống virus và bảo vệ an toàn Internet trên máy điện toán của bạn—và thường xuyện cập nhật. Ông Levis nói “ Nếu bạn mua môt phẩn mềm (software) mà không cập nhật nó thì cũng như bạn gia nhập câu lạc bộ thể dục mà chẳng bao giờ đi tap”. Ngoài ra ông Levin khuyên bạn phãi thưỡng xuyên thay đổi mật khẩu (password) của chương mục mạng (on line account) và đừng bao giờ dùng chung một mật khẩu cho chưong mục tài chánh và các mạng lưới xã hội (social networks)
Kiểm soát sự thiệt hại.
Ngay cả khi áp dụng các lời khuyên trên đây, bạn vẫn có thể là nạn nhân của vụ đánh cắp lý lịch (identity theft). Vì vậy bạn cần thiết phải kiểm tra các chương mục cũa bạn mỗi ngày để xem có những chuyển ngân nào bạn không có làm. Ông Levin nói “ Nếu bạn có thì giờ đọc điện thư và vào mạng lưới xã hội (social networking) thì bạn chắc cũng có thì giờ để kiểm tra các chương mục ngân hàng và tín dụng của bạn”. Ngoài ra, bạn nên sử dụng quyển được có miễn phí báo cáo tín dụng mỗi năm một lần từ một trong ba văn phòng tín dung lớn nhất—Experian, Equifax và TransUnion. Bạn có thể ghé vào http://us.lrd.yahoo.com/SIG=117p2cd63/**http%3A/www.annualcreditreport.com/ để xin các báo cáo này. Thay vì xin cùng một lúc báo cáo của cả ba văn phòng trên , bạn nên xin riêng rẽ báo cáo của ba văn phòng này vào những thời điểm trải rộng trong năm.
Nếu trong khi kiểm tra bạn thấy có gì khác lạ thì bạn phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn sự tổn hại. Bạn có thể liên lạc với các văn phỏng tín dụng (credit bureaus)để yêu cẩu họ đặt các chương mục của bạn vào tình trạng báo động gian lận (fraud alert) hoặc đóng băng tín dụng (credit freeze). Một báo động gian lận (fraud alert) được các văn phòng tín dụng gởi đi miển phí, nhưng đòi hõi các chủ cho vay phải kiểm tra kỹ càng lý lịch của bạn trước khi cấp tín dụng mới dưới tên bạn. Một sự đóng băng tín dụng ngăn chặn các công ty báo cáo tín dụng không được phát hành báo cáo nếu không được sự đồng ý của bạn. Các văn phòng tín dụng tính lệ phí để khởi động sự đóng băng tín dụng, nhưng bạn có thể không phải trả nếu là cư dân của một tiểu bang có điều lệ miễn hoãn lệ phí này cho các nạn nhân của sự đánh cắp lý lịch (identity theft victims).
Nếu bóp của bạn bị mất hay đánh cắp (cùng với thẻ an sinh xã hội hay thẻ tín dụng) thì bạn hãy báo cáo ngay cho cảnh sát. Với báo cáo của cảnh sát, bạn có thễ nới rộng thời gian báo động gian lận trên báo cáo tín dụng của bạn tới bảy năm và như thế bạn sẽ có những dữ liệu giúp củng cố trường hợp của bạn nếu chẳng may bạn trở thành một nạn nhân cũa sự đánh cắp lý lịch
Xin coi video dưới đây về 5 mánh lới đánh cắp lý lịch
http://financiallyfit.yahoo.com/finance/article-110843-6814-3-top-5-tricks-of-identity-thieves?ywaad=ad0035
10 Riskiest Places to Give Your Social Security Number- Cameron Huddleston- 11/5/2010
Chuyện vui…
Thư từ hôn
Vợ cũ yêu-quý cũa anh,
Thư nầy gỡi cho em đễ báo tin cho em rõ là anh sẽ rời xa em vĩnh-viễn. Anh đã là chồng tốt cũa em mấy năm qua và nay không còn luyến tiếc gì nữa cả.
Hai tuần qua anh đã sống như trong hỏa ngục, quá chán-chường! Xếp cũa em vừa gọi điện-thoại báo tin cho anh biết em sẽ thôi việc ngay tức khắc và không luyến tiếc.
Độ rày anh thấy em không còn niềm nỡ với anh từ khi em gái em Phương-Dung dọn về ở với chúng ta.
Tuần vừa qua, anh đã đi hớt-tóc kiểu em thích mà em chả quan tâm đến. Anh mặc cái quần thể-thao hàng ngoại giá đến 50 đô-la Mỹ em cũng chẳng thèm khen. Anh đã cố gắng nấu những món ăn em thích như bún bò Huế...
Đi làm về, em ăn qua loa năm ba phút rồi chạy tuốt vào phòng nằm xem Paris By Night 100 rồi ngủ đến sáng chẳng màng nhắc đến chuyện ái-ân!...Chắc em không còn yêu anh nữa, hoặc đã ngoại tình với ai.
Nhưng thôi đũ rồi, dù sao đi nữa thì anh cũng dứt khoát ra đi với Phương Dung, thế thôi...
Chồng cũ cũa em,
T.B.: Anh và Phương-Dung sẽ đi xây tổ ấm mới nơi xứ Đảo Thần Tiên nào đó như Hạ-Uy-Di là diểm anh đã chọn. Đừng tìm anh vô ích cứ email về: ngoaitinh@tolomo.com
-------------
Vừa đặt chân vào Phòng Hotel ở Honolulu, anh chồng lấy cái laptop mở ngay ra đễ xem email. Quả có ngay lời phúc đáp cũa vợ cũ.Thư rằng:
Đức lang-quân cũ yêu quý cũa em ơi,
Không gì lay chuyển tâm-tư em khi đọc thư từ-hôn cũa anh. Đúng sự thật anh là chồng tốt sau bao nhiêu năm chung sống. Em khóc trong sung-sướng đây.
Đi làm về em xem DVD đễ nguôi-ngoay tâm hồn nhưng được đâu.
Có chứ, em có đễ ý đến mái tóc cũa anh, sao mà nó giống kiểu tóc “garconière” xưa quá.
Ngày xưa Mẹ em thường bảo đừng đễ ý tỉ-mỉ đến ai làm gì. Em cũng thấy anh mặc chiếc quần thể-thao hàng ngoại đó chứ từ khi con Phương-Dung vay em 50 đô-la Mỹ trước ngày đó. Anh lại cứ nấu bún bò Huế là cái món mà con P. Dung thích và quên rằng Bác-Sĩ đã khuyên em kiêng ăn thịch heo hơn một năm qua rồi.
Em yên-lặng cố quên mọi sự vì em vẫn còn yêu anh tha-thiết. Em tin rồi mọi việc sẽ êm xuôi, nên em mua vé số cầu may.
Sáng nay em dò số và đã trúng Độc Đắc gần 10 triệu Mỹ Kim. Em đã đặt mua 2 vé phi-cơ đi Hawaii, sắp xếp làm Passport cho cả hai chúng ta đễ xuất cảnh và sẽ sống một đời thoải-mái hơn. Em đã vào gặp Ông Chủ Sở xin thôi việc ngay hôm nay.
Khi về đến nhà, nhận được thư anh mới biết anh đã cao bay xa chạy rồi!...
Em liền tìm ngay một luật sư danh-tiếng và Ông ấy bảo với một bức thư từ hôn thế nầy anh sẽ không thừa-hưởng cũa em được xu nào cả. Ráng mà lo thân nghe anh. Bảo trọng...
Kỳ tên: Vợ củ cũa anh
Vừa giàu sang lại được tự do...
TÁI BÚT: À, CÓ MỘT CHUYỆN MÀ TỪ NGÀY CON PHƯƠNG DUNG VỀ Ở VỚI CHÚNG TA, EM QUÊN MẤT CHƯA NÓI CHO ANH BIẾT.
MẸ EM SINH NÓ RA LÀ MỘT ĐỨA BÉ TRAI DỄ THƯƠNG, ĐẶT TÊN LÀ HÙNG DŨNG. LỚN LÊN NÓ ĐẸP TRAI LẮM ĐẤY! NÓ ĐỖI TÊN LÀ PHƯƠNG DUNG SAU KHI ĐI THÁI LAN ĐỖI GIỐNG VÀ DỌN VỀ Ở VỚI CHÚNG TA ĐÓ. MONG RẰNG SẼ KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ GÌ XẢY ĐẾN CHO ANH SAU NẦY..
2- Chính trị học nhập môn tại Việt Nam.
Cậu bé nhờ bố giải thích rõ các từ chính trị vừa học ở lớp. Ông bố là một Bí Thư Huyện Ủy, nói:
"Con hãy nhìn vào gia đình mình đây là một điển hình. Bố đi kiếm tiền, vậy bố là Nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹlà Nhà nước. Con được cha mẹ chăm lo đời sống hàng ngày nên con là Nhân dân. Chị ôsin nhà ta dĩ nhiên là Giai cấp lao động, còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là Tương lai đất nước
Con hiểu chưa?"
Cậu bé hiểu mập mờ nhưng không hỏi thêm và lăn ra ngủ.
Nửa đêm cậu bé tỉnh dậy phần vì đói phần vì cậu em đã ị ra tã lót và khóc.
Cậu đi đến phòng ngủ bố mẹ, gõ cửa nhưng mẹ ngủ rất say nên không nghe tiếng. Cậu bèn đi đến phòng chị ôsin thì nhìn thấy bố đang ì xèo vật nhau với chị ta trên giường.
Cả hai đều rất "bận rộn" nên cũng không nghe thấy tiếng gõ cửa của cậu ta. Cậu chán nản đi về phòng và ngủ tiếp.
Sáng hôm sau trong lúc ăn sáng ông bố hỏi con trai xem cậu ta đã hiểu các từ mình đã giảng hôm qua chưa.
Cậu bé trả lời: "Vâng, bây giờ con đã hiểu rồi.
Nhà tư bản thì đè đầu cưỡi cổ , tước đoạt hết quàn áo Giai cấp lao động, trong khi Nhà nước ngủ say như chết.
Nhân dân thì đói nhưng không biết kêu la với ai ,còn Tương lai đất nước thì chèm nhẹp thúi hoắc!".
3- Xin thêm phần
Một buổi sáng đầu năm, một Chàng ngốc ở làng nọ gặp cha xứ đang đi trên đường.
- Chào cha ạ! - Chàng Ngốc lễ phép.
- Chào đứa con của quỷ sa tăng - Cha xứ trả lời.
- Thưa cha, xin cha ban phước lành cho con, vì đêm qua con mơ thấy...
- Tôi không quan tâm tới những giấc mơ của kẻ khác - Cha xứ ngắt lời.
- Dạ, nhưng con mơ thấy những điều về cha.
- Thật vậy sao! Thế anh kể đi.
- Thưa cha, con mơ thấy con chết và đang đi lên thiên đàng.
- Lên thiên đàng? - Cha xứ kêu lên - Anh không bao giờ lên thiên đàng được vì anh có đi lễ nhà thờ đâu.
- Lạy cha, thật ạ, con được lên thiên đàng. Con thấy một cái thang rất dài và một thiên thần BB đứng dưới chân cầu thang. Thiên thần đưa cho con một cục phấn rất to, rồi bảo con: "Mỗi bước lên cầu thang, phải đánh một chữ thập. Mỗi dấu thập ấy là tội lỗi mà con đã phạm phải ở trần gian. Khi nào thấy hết tội thì mới thôi làm dấu và cứ thế tiếp tục đi lên". Sau khi con đã đánh rất nhiều dấu và leo lên khá xa thì con trông thấy một người đàn ông đang đi xuống. Con rất ngạc nhiên, vì người ấy chính là... cha.
- Là tôi? Tại sao tôi lại đang ở đấy?
- Thưa cha, đấy là điều mà con ngạc nhiên. Con đã hỏi cha và cha trả lời: "Tao xuống gặp Tata BB xin thêm phấn".
4- Marriage Humour
Wife: 'What are you doing?'
Husband: Nothing.
Wife: 'Nothing...? You've been reading our marriage certificate for an hour.'
Husband: 'I was looking for the expiration date
Chế kim cương từ tro cốt
Với một số nước châu Âu, Nhật thì việc mang tro cốt của người thân nhờ chế tác thành đồ trang sức giữ lại tưởng nhớ bên mình không quá lạ lẫm nhưng cũng không phổ biến vì giá dịch vụ đắt đỏ và cũng "khác người". Nhưng với người Việt Nam đây là điều hết sức mới mẻ. Tình cờ, tôi biết ông Nguyễn Văn Ch. - người đang chờ những viên kim cương được chế tác từ tro cốt của cậu con trai từ bên Mỹ gửi về.
Kim cương từ tro cốt:
Kim cương mang ý nghĩa là sự vĩnh cửu. Do đó chế tác tro di hài người quá cố thành kim cương để người sống làm đồ trang sức mang bên người tưởng nhớ người thân là ý tưởng khá độc đáo. Đại gia Nguyễn Văn Ch. vốn là một doanh nghiệp ở Nga, sau về nước hùn tiền kinh doanh bất động sản. ông phất lên nhờ đầu tư các dự án lớn tại khu Trung Hoà - Nhân Chính và An Khánh.
Gia đình đang yên ấm, công việc làm ăn thuận lợi bỗng tai hoạ ập đến. Cậu con trai duy nhất của ông Ch. mất sau một vụ tai nạn. Thương nhớ con quá, vợ chồng ông Ch. mất cả một tuần thuê nhà lạnh bảo quản xác vì cứ loay hoay không quyết được nên chôn cất theo truyền thống hay hoả táng rồi đưa tro cốt gửi vào chùa.
Được bạn sống bên Mỹ lâu năm tư vấn, ông Ch. tìm hiểu thêm nên biết có một số công ty ở những nước tiên tiến hiện nay đang cung cấp dịch vụ chế tác kim cương từ tro hài người chết thành đồ trang sức lưu giữ bên mình để tưởng nhớ. Thông qua hình thức này, người qua đời vẫn có thể ngày ngày ở sát cạnh người thân của mình và đây cũng là cách làm khẳng định tình cảm, mối quan hệ gắn bó ruột thịt quý trọng tựa kim cương quý giá, vĩnh cửu.
Qua tham khảo, vợ chồng ông được biết giá của một viên kim cương chế tác từ tro cốt người thân có giá hàng trăm triệu đồng. Chi phí để đưa tro di hài sang Mỹ chế tác thành các đồ trang sức không ít tiền nhưng với vợ chồng ông Ch. không phải là chuyện lớn, vấn đề là giải quyết tư tưởng. Quá thương nhớ con, vợ chồng ông đã quyết định đưa tro cốt con sang Mỹ để nhờ chế tác thành kim cương.
Hoả táng con xong, ngay ngày hôm sau, vợ chồng ông Ch. ôm lọ tro bay sang Mỹ. ông cho biết, việc đưa tro cốt xuất cảnh cũng không khó khăn gì cả, miễn sao mình gói ghém cẩn thận thì cũng như một món đồ. Giải thích việc mang tro di hài đi Mỹ vội vàng, ông Ch. tâm sự: "Trước đó, tôi tìm hiểu kỹ lắm. Nếu muốn chất lượng kim cương tốt thì phải đưa tro hài đi sớm, tránh tình trạng hàm lượng carbon giảm đi".
Qua tìm hiểu từ các chuyên gia, tôi được biết: Trong cơ thể người có 20% là carbon. Lượng tro carbon thu được khi thiêu xác sẽ được làm sạch rồi đưa vào phòng thí nghiệm để tinh chế. Trong điều kiện áp suất 80.000 atmosphere và nhiệt độ 3.000oC tro carbon kết dính vào nhau và tạo ra chất graphite.
Chất này được đưa vào một máy ép để ép lại thành các viên kim cương thô. Cuối cùng chúng được mài và tạo hình theo yêu cầu của gia đình. Thông thường, mọi việc sẽ kéo dài trong khoảng 24 tuần lễ. Theo tính toán của các chuyên gia, cơ thể của một người trung bình có thể cho 50 cara kim cương. Về tính chất vật lý, chúng hoàn toàn tương đồng với những viên kim cương được hình thành trong điều kiện tự nhiên.
Ông Ch. cho biết: Không nhất thiết người đặt làm kim cương từ tro di hài phải sang tận công ty sản xuất. Chỉ cần ký hợp đồng, chuyển di hài cốt sang, chuyển tiền qua tài khoản sau đó chờ khoảng nửa năm sẽ có được viên kim cương như mong muốn. "Nhưng tôi muốn mình phải được đưa con sang tận nơi, gặp đối tác mới yên tâm được", ông Ch. nói.
Dịch vụ đắt đỏ :
Cho đến thời điểm ngồi với tôi, ông Ch. vẫn chưa nhận được những viên kim cương từ đối tác nước ngoài. ông rất hồi hộp không biết kim cương làm từ tro di hài của con ông sẽ trông như thế nào và khi đó cảm giác của ông sẽ ra sao? Những lúc rảnh rỗi ông lại ngồi bên máy tính ngắm những viên kim cương mà đối tác gửi mẫu cho ông. Khi trò chuyện với tôi, ông bảo: "Mỗi lần ngắm kim cương tôi lại nhớ con nhiều lắm".
Trước tình cảm của ông Ch. với người con đã mất, và nhất là việc ông quyết định mang tro di hài của con đi làm kim cương tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu chuyện này, ông nói bằng giọng buồn buồn: "Cũng chẳng có gì đâu. Đừng làm ồn ào, người ta lại cho tôi là kẻ thừa tiền. Còn nếu anh muốn viết nhớ đừng có nói tôi làm nghề gì, ở đâu. Tôi có thể cho anh ảnh mẫu nhưng đừng đưa tên tôi lên báo".
Ông Ch. bảo, mỗi lần ngắm những viên kim cương làm từ tro di hài, ông như người bị thôi miên. ông Ch. đã tìm tòi nên giải thích khá cặn kẽ về công nghệ sản xuất kim cương độc đáo này của nước ngoài. ông giảng giải: "Họ cho tôi biết, màu sắc và chất lượng của viên kim cương phụ thuộc vào thành phần các nguyên tố hóa học có trong cơ thể người đã khuất, có thể thay đổi từ trong suốt, xanh mờ cho đến xanh rực rỡ. Những chất nhựa trong phổi của người hút thuốc hoặc đoạn xương nhân tạo cũng có thể khiến cho viên đá quý kém độ sáng lấp lánh. Vì thế, trước khi tiến hành tinh luyện, không thể bỏ qua công đoạn loại bỏ các tạp chất".
Ngắm những viên kim cương cùng ông, tôi băn khoăn về giá cả. ông nói: "Không rẻ đâu. Nhưng tôi quyết rồi, đắt cũng làm". ông cho biết, giá mỗi viên kim cương phụ thuộc vào kích cỡ, rồi ông mở báo giá cho tôi xem: Khoảng 2.500 USD cho viên kim cương 0,25 cara, khoảng 7.500 USD cho một viên 0, 4 cara và chừng 15.000 USD cho viên kim cương 1 cara. Giá này đã bao gồm cả chi phí vận chuyển hai chiều.
Cũng chẳng giấu giếm, ông Ch. cho biết, với tro thi hài của cậu con trai ông dự định làm thành 8 viên kim cương, trong đó có 2 viên cỡ lớn để làm mặt cho hai chiếc nhẫn của hai vợ chồng, hai viên cỡ trung bình để gắn vào mặt dây truyền, còn 4 viên loại nhỏ 2 viên sẽ gắn vào mặt khuyên tai cho vợ, hai viên còn lại gắn vào ảnh thờ của con. Chỉ nghe sơ qua, tôi nhẩm tính, chi phí cho "tình thương và nỗi nhớ" của vợ chồng ông đối với cậu con trai đã lên tới 55.000 USD quy ra tiền Việt Nam cũng đến gần 1,1 tỷ đồng.
Chuyện mang "mộ phần" người thân qua những nhẫn, vòng, khuyên tai vàng có ép tro thi hài bên trong thì tôi đã từng nghe, nhưng sản xuất kim cương từ tro cốt người chết thì lạ thật. Nhưng ông Ch. nói với tôi: "Thế giới họ làm nhiều rồi. Dịch vụ này đặc biệt phổ biến với nhà giàu ở Nhật Bản".
Chế tác kim cương từ cả người còn sống
Theo một bản tin gần đây của Reuters, hiện trên thế giới có một số hãng chuyên cung cấp dịch vụ chế tác kim cương từ tro cốt của người đã khuất, thậm chí là từ một số bộ phận có thể lấy được của người còn sống.
Algordanza, một công ty tại khu vực đồi núi phía đông nam Thụy Sĩ, đang chào hàng dịch vụ tạo kim cương từ tro người quá cố để giúp thân nhân giữ được chút kỷ niệm của người đã khuất với giá thấp nhất là 5.000 euro (khoảng 7.500 USD), những viên đá quý tạo nên món trang sức rực rỡ không còn là dấu ấn riêng của giới thừa tiền nhiều của và chúng còn có thể được dễ dàng truyền lại cho các thế hệ sau.
Nếu người thân bạn vẫn còn sống và bạn cũng muốn giữ kỷ niệm của người ấy , hoặc người đó được địa táng chứ không phải hỏa táng thì các công ty như LifeGerm tại Mỹ và Phoenix Diamonds của Anh, sẵn sàng phục vụ. Hai công ty trên hiện giới thiệu dịch vụ làm kim cương từ tóc người, vốn chứa nhiều carbon hơn là tro người chết.
Không những thế, LifeGerm còn cung cấp dịch vụ tạo kim cương từ thú cưng cho người chủ. Việc kinh doanh kim cương nhân tạo từ tro hoặc tóc người đang lên như diều gặp gió, với thị trường lớn nhất của Algordanza là Nhật Bản, chiếm 40% doanh thu của hãng này.
Khoáng chất trong cơ thể
Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thưởng nghe nói tới sinh tố (vitamin) và khoáng chất (minerals)
Vitamin là những chất hữu cơ có phân tử carbon do cây cỏ và động vật tạo ra còn khoáng chất là các chất vô cơ không có carbon. Cơ thể có thể tạo ra một vài loại sinh tố nhưng không sản xuất được một khoáng chất nào.
Khoáng chất rất cần thiết cho sự hấp thụ các loại vitamin. Dù rất quan trọng nhưng vitamin sẽ trở thành vô dụng nếu không có sự hỗ trợ của khoáng chất.
Khoáng chất không phải chỉ có trong thực phẩm mà còn thấy trong đất như là sắt, kẽm... Cây cỏ kết hợp khoáng từ đất vào các tế bào của chúng. Do đó, trái cây, các loại rau, hạt là nguồn cung cấp khoáng chất rất phong phú..
Vì là chất vô cơ, cho nên khoáng chất có sức chịu đựng với nhiệt độ cao và vẫn hiện diện trong thực phẩm hoặc tế bào bị đốt cháy.
Khoáng chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bình thường của cơ thể và cần phải được cung cấp đầy đủ từ thức ăn mà ta tiêu thụ mỗi ngày.
Tất cả các loại tế bào và dung dịch chất lỏng trong cơ thể đều chứa một số ít nhiều khoáng chất khác nhau. Khoáng chất là thành phần cấu tạo của xương, răng, tế bào mềm, cơ bắp, máu, tế bào thần kinh. Nói chung, khoáng chất có vai trò quan trọng duy trì tốt tình tạng tinh thần cũng như thể chất của cơ thể.
Phân loại
Về phương diện dinh dưỡng, khoáng chất được chia ra làm hai nhóm, căn cứ theo nhu cầu của cơ thể:
-Vĩ khoáng (macromineral) hay khoáng chất đa lượng, là những chất mà cơ thể cần đến với lượng khá lớn, mỗi ngày có thể trên 250 mg. Ðó là calci, phospho, sulfur, magnesium và ba chất điện phân natri, chlor và kali.
-Vi khoáng (microminerals) hay khoáng chất vi lượng tuy rất cần thiết nhưng nhu cầu không nhiều, mỗi ngày chỉ cần dưới 20 mg. Như là sắt, đồng, bạc, kẽm, crôm, magan, selen, cobalt, fluor, silic, molybden, boron...
Khoáng chất được ruột non hấp thụ từ thực phẩm, rồi dự trữ và lưu truyền trong máu, trong các loại tế bào. Phần không dùng đến sẽ được nước tiểu loại ra ngoài.
Khi số lượng khoáng chất mang vào cơ thể quá cao và được giữ lại quá lâu thì chúng có thể gây ra một số tác hại.
Vai trò của khoáng chất
Nói chung, vai trò của khoáng chất như sau:
-Cần cho sự tăng trưởng và sự vững chắc của xương;
-Ðiều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa và các phản ứng hóa học;
-Ðể làm chất xúc tác chế biến diếu tố (enzyme);
-Là thành phần của chất đạm, chất béo trong các mô, tế bào;
-Có tác dụng phối hợp với các sinh tố, kích thích tố trong các chức năng của cơ thể;
-Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể.
Công dụng của khoáng chất đã được người đời xưa biết tới và dùng để trị bệnh, mặc dù họ không giải thích được tại sao.
Trước Công nguyên, các thầy thuốc Trung Hoa đã khuyên bệnh nhân bướu cổ ăn rong biển (seaweed) có chứa iod. Các vị lương y Hy Lạp cho bệnh nhân thiếu máu uống nước nhúng sắt nung.
Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện nay đã tìm ra và chứng minh được vai trò của khoáng chất. Ngoài công dụng dinh dưỡng, mỗi khoáng còn có một vai trò khác nữa trong cơ thể.
Gần đây nhiều thí nghiệm cho thấy có mối liên hệ giữa khoáng chất và các bệnh kinh niên như bệnh cao huyết áp, bệnh giòn xương, bệnh tim mạch, thậm chí cả bệnh ung thư. Do đó nhiều người đã vội vã đi mua khoáng chất dưới dạng thực phẩm phụ (food supplement) để uống. Họ tin tưởng rằng khoáng chất có thể chữa hết các chứng bệnh đó.
Trong thực tế, cơ thể không cần khoáng chất dưới dạng thực phẩm phụ và cũng không cần khoáng chất với liều lượng quá lớn (megadose). Sự tác động qua lại trong cơ thể của khoáng chất, sinh tố, các chất dinh dưỡng và nhiều chất khác, rất là phức tạp. Cho nên một lượng lớn của bất cứ một thành phần nào cũng đều gây ra sự mất cân bằng và cản trở hấp thụ bình thường các chất dinh dưỡng.
Hậu quả thiếu khoáng chất
Khi thiếu khoáng chất, một số bệnh có thể xẩy ra, như là:
-Gia tăng khả năng mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng.
-Cao huyết áp.
-Trầm cảm, lo âu.
-Không tăng trưởng hoặc xương yếu.
-Ðau nhức bắp thịt, khớp xương.
-Rối loạn tiêu hóa như ợ chua, táo bón, buồn nôn.
Nhu cầu hàng ngày
Tại Hoa Kỳ, Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia khuyến cáo chỉ nên giữ mức tiêu thụ bảy khoáng chất hằng ngày như sau đối với những người tuổi cao:
Calci (Ca) 800 mg
Phospho (P) 800 mg
Magnesium (Mg) 350 mg
Sắt (Fe) 10 mg
Kẽm (zinc) 15 mg
Iod (I) 150 mcg
Selen (Se) 70 mcg.
Với các khoáng chất khác, viện này chỉ đưa ra những ước lượng về mức an toàn cho cơ thể với số lượng được hấp thụ.
Cách tốt nhất để có một lượng vừa phải các khoáng cần thiết là cân đối bữa ăn với nhiều loại thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Vài khoáng chất căn bản
Trong cơ thể có trên 60 loại khoáng chất nhưng chỉ có 20 loại được xem là cần thiết. Khoáng chất chỉ chiếm 4% trọng lượng cơ thể.
Sau đây là một số khoáng chất quan trọng:
1. Calci
Calci đặc biệt có nhiều trong sữa và các phó sản như pho mát, sữa chua. Cho tới tuổi 20, xương có thể hấp thụ và dự trữ cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể và duy trì các chức năng khác. Sau đó thì cơ thể dùng nhiều calci hơn để xương cứng chắc. Do đó, nếu ta không tiêu thụ đầy đủ calci, xương sẽ bị rỗng loãng, dễ gẫy cũng như rụng răng.
2. Phospho
Phopho cần thiết để duy trì tốt sự tiêu hóa, tuần hoàn, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, mắt, cơ bắp, não bộ. Phospho có nhiều trong các thực phẩm như sữa, thịt cá, cám, ngô bắp... Thiếu phopho sẽ gây ra một số rối loạn như xương ròn dễ gẫy, răng lung lay, đau nhức cơ bắp...
3. Sắt
Sắt cần thiết để giúp máu chuyên chở và phân phối dưỡng khí tới khắp các bộ phận của cơ thể. Thiếu sắt đưa tới kém tăng trưởng, tóc và móng tay móng chân dòn, thiếu hồng cầu, thiếu máu. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng ...
4. Magnesium
Magnesium là một trong những khoáng chất mà cơ thể cần. May mắn là khoáng này hiện diện trong nhiều loại thực phẩm như trái cây, sữa, pho mát. Thiếu Mg có thể làm cho cơ bắp đau nhức, rối loạn tim và huyết áp.
5. Iodine
Iodine có trong muối được tăng cường i-ốt ( iodized salt), hải sản, rau spinach, rong biển. Mặc dù cơ thể chỉ cần số lượng rất ít, nhưng khi thiếu iod sẽ đưa tới rối loạn tăng trưởng cả thể chất lẫn tinh thần cũng như tuyến giáp (thyroid).
6. Kẽm
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính miễn dịch mạnh cho cơ thể để chống lại với cảm lạnh, cúm. Thiếu kẽm cũng gây ra bệnh ngoài da, vết thương chậm lành. Nguồn cung cấp chính của kẽm là hải sản như sò hến, thịt, gan, trứng, sữa, mầm lúa mạch.
7. Selenium
Selenium là một chất chống oxi-hóa giúp cơ thể ngăn chặn được ung thư, trì hoãn sự hóa già và các bệnh thoái hóa. Selen rất cần thiết cho hệ thống miễn nhiễm và sự hoạt động của cơ tim, giúp cân bằng kích thích tố và tạo ra chất prostaglandin, làm da và tóc khỏe mạnh. Selenium có nhiều trong cá, sò hến, thịt, ngũ cốc, trứng, tỏi và gan, cật. Rau và trái cây có rất ít selenium.
Kết luận
Khoáng chất là những phần tử cần thiết cho các chức năng của cơ thể, từ hệ thần kinh cơ bắp tới điều hòa tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng, duy trì cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào. Mặc dù cơ thể chỉ cần một số lượng khiêm tốn, nhưng thiếu chúng là cơ thể trở nên suy yếu, kém hoạt động.
Vậy thì ta nên tiêu thụ đầy đủ các chất này, có sẵn trong thực phẩm mà tạo hóa đã dành cho con người.
Đất hiếm có ý nghĩa như thế nào với con người
Với 17 nguyên tố quý giá, quặng đất hiếm có vai trò ngày càng lớn đối với các ngành công nghiệp và tương lai của thế giới
Quặng đất hiếm (rare earth) chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttri (Y) và Lanthan (La). Chúng nằm ở giữa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn
Nhóm → | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | ||
↓ Chu kỳ | ||||||||||||||||||||
1 | 1 H | 2 He | ||||||||||||||||||
2 | 3 Li | 4 Be | 5 B | 6 C | 7 N | 8 O | 9 F | 10 Ne | ||||||||||||
3 | 11 Na | 12 Mg | 13 Al | 14 Si | 15 P | 16 S | 17 Cl | 18 Ar | ||||||||||||
4 | 19 K | 20 Ca | 21 Sc | 22 Ti | 23 V | 24 Cr | 25 Mn | 26 Fe | 27 Co | 28 Ni | 29 Cu | 30 Zn | 31 Ga | 32 Ge | 33 As | 34 Se | 35 Br | 36 Kr | ||
5 | 37 Rb | 38 Sr | 39 Y | 40 Zr | 41 Nb | 42 Mo | 43 Tc | 44 Ru | 45 Rh | 46 Pd | 47 Ag | 48 Cd | 49 In | 50 Sn | 51 Sb | 52 Te | 53 I | 54 Xe | ||
6 | 55 Cs | 56 Ba | 57 La | * | 72 Hf | 73 Ta | 74 W | 75 Re | 76 Os | 77 Ir | 78 Pt | 79 Au | 80 Hg | 81 Tl | 82 Pb | 83 Bi | 84 Po | 85 At | 86 Rn | |
7 | 87 Fr | 88 Ra | 89 Ac | ** | 104 Rf | 105 Db | 106 Sg | 107 Bh | 108 Hs | 109 Mt | 110 Ds | 111 Rg | 112 Cn | 113 Uut | 114 Uuq | 115 Uup | 116 Uuh | 117 Uus | 118 Uuo | |
* Nhóm Lantan | 58 Ce | 59 Pr | 60 Nd | 61 Pm | 62 Sm | 63 Eu | 64 Gd | 65 Tb | 66 Dy | 67 Ho | 68 Er | 69 Tm | 70 Yb | 71 Lu | ||||||
** Nhóm Actini | 90 Th | 91 Pa | 92 U | 93 Np | 94 Pu | 95 Am | 96 Cm | 97 Bk | 98 Cf | 99 Es | 100 Fm | 101 Md | 102 No | 103 Lr |
Ngoài ra đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Báo The Christian Science Monitor cho biết, trong những năm đầu thập niên 40, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết. Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó. Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 60
Danh sách 17 nguyên tố đất hiếm
Z | Kí hiệu | Tên | Từ nguyên học | Ứng dụng tiêu biểu |
21 | Sc | Scandi | từ tiếng Latin Scandia (Scandinavia), nơi quặng đất hiếm này đầu tiên được phát hiện. | hợp kim Nhôm-scandi |
39 | Y | Yttri | từ làng Ytterby, Thụy Điển, nơi phát hiện quặng đất hiếm này đầu tiên. | granat YAG, YBCO Siêu dẫn nhiệt độ cao |
57 | La | Lantan | trong tiếng Hy Lạp "lanthanon", nghĩa là Tôi ẩn nấp. | High refractive index glass, flint, hydrogen storage, battery-electrodes, camera lenses, fluid catalytic cracking catalyst for oil refineries |
58 | Ce | Xeri | for the dwarf planet Ceres. | Chemical oxidizing agent, polishing powder, yellow colors in glass and ceramics, catalyst for self-cleaning ovens, fluid catalytic cracking catalyst for oil refineries |
59 | Pr | Praseodymi | from the Greek "praso", meaning leek-green, and "didymos", meaning twin. | Rare-earth magnets, lasers, green colors in glass and ceramics, flint |
60 | Nd | Neodymi | from the Greek "neo", meaning new-one, and "didymos", meaning twin. | Rare-earth magnets, lasers, violet colors in glass and ceramics, ceramic capacitors |
61 | Pm | Promethi | for the Titan Prometheus, who brought fire to mortals. | Nuclear batteries |
62 | Sm | Samarium | for Vasili Samarsky-Bykhovets, who discovered the rare earth ore samarskite. | Rare-earth magnets, lasers, neutron capture, masers |
63 | Eu | Europi | for the continent of Europe. | Red and blue phosphors, lasers, mercury-vapor lamps |
64 | Gd | Gadolini | for Johan Gadolin (1760–1852), to honor his investigation of rare earths. | Rare-earth magnets, high refractive index glass or garnets, lasers, x-ray tubes, computer memories, neutron capture |
65 | Tb | Terbi | for the village of Ytterby, Sweden. | Green phosphors, lasers, fluorescent lamps |
66 | Dy | Dysprosi | from the Greek "dysprositos", meaning hard to get. | Rare-earth magnets, lasers |
67 | Ho | Holmi | for Stockholm (in Latin, "Holmia"), native city of one of its discoverers. | Laser |
68 | Er | Erbi | for the village of Ytterby, Sweden. | Lasers, vanadium steel |
69 | Tm | Thuli | for the mythological land of Thule. | Portable X-ray machines |
70 | Yb | Ytterbi | for the village of Ytterby, Sweden. | Infrared lasers, chemical reducing agent |
71 | Lu | Luteti | for Lutetia, the city which later became Paris. |
Các mỏ đất hiếm tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Cục Địa chất Mỹ nhận định tổng trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu lên tới 99 triệu tấn, trong đó Trung Quốc có 36 triệu tấn và Mỹ có 13 triệu tấn.
17 nguyên tố trong đất hiếm đặc biệt vì chúng có nhiều tính chất vật lý khó tin. Chúng tạo ra nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn, Europi (Eu) là nguyên tố giúp con người biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbi (Er) được đặt vào các sợi cáp quang truyền dữ liệu để ánh sáng trong cáp di chuyển xa hơn.
Một số nguyên tố trong đất hiếm được dùng để sản xuất những nam châm nhỏ hơn song mạnh hơn dành cho ô tô, ổ đĩa máy tính, máy phát điện, động cơ và cả hệ thống dẫn đường cho tên lửa. Nhiều nguyên tố khác làm tăng khả năng chịu nhiệt của các cánh quạt trong động cơ phản lực và làm tăng độ sáng của các ống nhòm hồng ngoại (dùng để quan sát trong đêm).
Liệt kê những nguyên tố đất hiêm sử dụng trong các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao |
Hoa kỳ và một số nước là nguồn cung cấp đất hiếm chủ yếu trong 50 năm qua. Nhưng nhờ chi phí lao động thấp và sự thiếu vắng những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, Trung Quốc trở thành nước bán đất hiếm với giá thấp nhất trên thế giới.
Theo tài liệu của Sở Địa chất Hoa kỳ, tổng tài nguyên đất hiếm toàn thế giới khoảng 150 triệu tấn, trữ lượng là 99 – 100 triệu tấn. Trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc là nhiều nhất 36 triệu tấn, Úc là 5,2 triệu tấn, Ấn Độ là 1,1 triệu tấn, sau đến các nước như Srilanka, Brazil Cục Địa chất Hoa kỳ khẳng định những mỏ đất hiếm chưa được phát hiện trên thế giới có trữ lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của loài người trong tương lai. Tuy nhiên, giới khoa học không dám chắc liệu những mỏ mới sẽ được phát hiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt hay không. Theo Cục Địa chất Hoa kỳ, nguồn cung đất hiếm sẽ thấp hơn nhu cầu khoảng 40 nghìn tấn trong vòng 5 năm tới.
Bài đọc thêm
Trung quốc vàcây gậy “đất hiếm”
Tranh cãi về đất hiếm từ Trung quốc
Nhật muốn khai thác đất hiếm ở Việt Nam
Nhật bản mua đất hiếm từ Ấn độ
Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức
Chu Tất Tiến (bài do bạn BaTran giới thiệu)
Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói: -Ăn trộm hả? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi. Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói: -Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác. Chủ nhà vừa rên vừa hỏi: -Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không? Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói: -Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ....Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé! Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:
-Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.
Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải: bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.
Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.
Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột.
Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai...
Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.
Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi
.
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe
.
Nguyên lý:
Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:
1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.
4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:
1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:
1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý:
-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..
-Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
-Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
-Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc qúy vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.
Nếp cẩm - siêu thực phẩm chống bệnh tim và ung thư
(bài do bạn DoTran giới thiệu)
Nếp cẩm (nếp than) rất được ưa chuộng ở châu Á và nay sẽ là siêu thực phẩm hàng đầu tại châu Âu, hơn hẳn quả nam việt quất”, các nhà khoa học Mỹ cho biết.
Ngũ cốc này có hàm lượng đường thấp nhưng lại rất giàu chất xơ tốt cho sức khỏe và có các hoạt chất mà có thể giúp chống lại bệnh tim và ung thư,
Một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy gạo nếp cẩm có công dụng rất tốt cho những bệnh nhân tim mạch. Giáo sư David Capuzzi thuộc Trung tâm Y tế Jefferson Myrna tại Philadenphia, Mỹ, đã nghiên cứu trong 5 năm với khoảng 5.000 bệnh nhân bị tai biến tim mạch ở độ tuổi từ 18 đến 70 tại hơn 60 bệnh viện ở Trung Quốc. Số bệnh nhân này được cho dùng một loại thuốc có tên là Xuezhikang, được bào chế từ men của gạo nếp cẩm, chủ yếu chứa chất lovastatine và ergosterol. Kết quả sau 5 năm điều trị cho thấy, tỷ lệ tái tai biến tim mạch đối với số bệnh nhân này đã giảm 45%. Sau phẫu thuật thông mạch, tỷ lệ tái tạo mạch máu tăng khoảng 30%. Việc sử dụng thuốc Xuezhikang đã giúp khoảng 33% số bệnh nhân tim mạch tránh khỏi tử vong. Đặc biệt, nếu so với số bệnh nhân tim mạch không được sử dụng, thì tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân được điều trị bằng loại thuốc trên thấp hơn khoảng 66%.
Các nhà khoa học ở ĐH Bang Louisiana đã phân tích mẫu cám của nếp cẩm trồng tại miền Nam nước Mỹ. Họ phát hiện thấy sự tăng cường của chất chống ô-xy hóa anthocyanin. Chất chống ôxy hóa này chính là nguyên nhân tạo ra màu nâu đen của nhiều loại rau quả, chẳng hạn như trái nam việt quất (cranberry) và hạt tiêu đỏ. Chúng cũng tạo màu sậm cho nếp cẩm. Nghiên cứu cho thấy chất chống ô-xy hóa tạo màu sậm này sẽ “quét” sạch các phân tử gây hại, giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa tổn thương DNA mà có thể dẫn tới ung thư. Nhà khoa học thực phẩm, Bác sĩ Zhimin Xu cho biết: “Hàm lượng chất chống ôxy hóa anthocyanin trong một thìa cám nếp cẩm nhiều hơn một thìa nam việt quất (cranberry)mà lại ít đường, giàu chất xơ và vitamin E hơn.
“Nếu nam việt quất (cranberry)giúp tăng cường sức khỏe thì tại sao nếp cẩm hay cám nếp cẩm lại không làm được việc này? Đặc biệt, cám nếp cẩm là loại nguyên liệu kinh tế và giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất chống ô-xy hóa nhất”.
Cách đây cả thế kỷ, nếp cẩm được coi là thức ăn cao quý mà chỉ có vua chúa mới được ăn. Ngày nay, nếp cẩm là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của nhiều người dân châu Á, trong các món mì, sushi và tráng miệng.
Nhưng các nhà kinh doanh cũng có thể dùng cám nếp cẩm hay các loại cám của ngũ cốc khác để làm ngũ cốc ăn sáng, nước uống, bánh và các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Gạo lức giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng bởi vì có hàm lượng vitamin E và các chất chống ô-xy hóa cao hơn. Nhưng theo Bác sĩ Xu, các loại gạo có màu tím hay đen là tốt cho sức khỏe hơn.
Các nhà khoa học cũng khuyên nên dùng nếp cẩm để làm chất tạo màu thực phẩm, vừa tự nhiên vừa tốt cho sức khỏe. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy một số chất tạo màu có thể góp phần gây ra ung thư và các vấn đề liên quan đến hành vi của trẻ.
(theo Nhân Hà)
Đọc thêm
1- Bài thuốc chữa bệnh của gạo nếp
Gạo nếp nói chung đều có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng.
Gạo nếp nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu bao tử, nhất là những người bị viêm loét bao tử không thể tiêu thụ cơm tẻ. Do hạt nếp chứa nhiều chất xơ không hoà tan, nên nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư tuyến tính, trực tràng...
Người thường xuyên bị ói mửa, có thể lấy một nắm nếp rang vàng cháy, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm.
Khi bị chảy máu cam, rang vàng hạt nếp, tán nhuyễn, một lần uống từ 6-7gr với nước nguội.Đó là những công dụng đối với sức khoẻ mà bất cứ loại nếp nào cũng có.
Tuy nhiên, đối với nếp cẩm, điều kỳ diệu là chúng còn có công dụng tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể khi kết hợp với một số loại thực phẩm : rau xanh, trái cây, thịt nạc. Xôi hoặc cơm rượu nếp cẩm cũng là một bài thuốc quý bổ huyết, trừ giun sán, kích thích tiêu hoá... Đặc biệt, phụ nữ sau sinh dễ gặp tình trạng thiếu sữa hoặc thiếu sắt, ăn nhiều nếp cẩm cũng giúp khắc phục tình trạng trên.
Cơm rượu nếp cẩm
Nguyên liệu:
1kg nếp ngon, 20 gr men ngọt, 50gr đường, 50gr nước, 1 muỗng cà phê muối, 1 mâm khay sạch, 1 hũ thuỷ tinh sạch, có nắp đậy.
Chế biến:
Giã men viên thành dạng bột cho nhuyễn. Chuẩn bị một tô nước lọc. Vài miếng ni-lông sạch, cắt miếng sao cho lọt lòng hũ dùng làm cơm rượu.
Sau khi vo nếp, cho vào 1 muỗng cà phê muối và nước vừa đủ nấu nếp thành xôi cho chín ráo, không nhão. Trong khi xôi còn đang nóng trải mỏng ra khay rồi rắc đều men bột lên xôi. Vo xôi nếp cẩm thành từng viên tròn nhỏ, sắp đều vào hũ, sắp được một lớp xôi viên thì lót lên mặt xôi một miếng ni-lông rồi sắp tiếp lớp xôi khác, chỉ cho xôi viên vào chừng 4/5 dung tích hũ, đậy kín nắp. Tuỳ thời tiết và chất lượng men, để qua 1-2 ngày khi thấy nước rượu dâng lên được 1/2 hũ, nấu tan khoảng 50gr đường/50gr nước châm vào hũ cơm rượu.
Tiên thiên khí công nguyên pháp
(bài do bạn BaTran giới thiệu)
Trong vài năm gần đây, luyện tập khí công đang dần trở thành một trào lưu được nhiều người tìm hiểu và luyện tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và tập đúng. Luyện tập khí công không những giúp cho cơ thể luôn trong sáng và bền vững mà còn giúp kết hợp trị liệu, nhưng nếu tập sai, sẽ gây không ít hậu quả cho người tập. Với mục đích đem lại sức khỏe cho cộng đồng, BBT Website Thăng Long Võ Đạo lần đầu tiên xuất bản công pháp “Tiên thiên khí công nguyên pháp” của Đại sư Nguyễn Văn Thắng
Tiên thiên khí công nguyên pháp
Tiên thiên khí công nguyên pháp là công pháp tĩnh công, đó là phương pháp dùng Hậu thiên để tăng cường cho Tiên thiên.
Bình thường, Tiên thiên khí vẫn vận hành trong cơ thể theo một chu trình khép kín nhất định. Nhưng tùy từng căn cơ, sức khỏe và tuổi tác, quá trình vận hành có thể mạnh, có thể yếu hoặc có thể có những rối loạn cục bộ hay toàn thể mà làm cho cơ thể suy giảm tinh lực dẫn đến bệnh tật hoặc lão hóa.
Tập tiên thiên khí công nguyên pháp là dùng Hậu thiên tăng cường cho Tiên thiên, làm cho dòng năng lượng trong người luôn xuôi chảy đều đặn và thông thoáng. Do đó khí huyết luôn lưu hành, kinh lạc thông suất, âm dương quân bình, thủy hỏa tương tế làm cho năng lượng sinh hoạc trong cơ thể luôn quân bình và tăng trưởng để thích nghi cao nhất với Đại Tự Nhiên – có tác dụng phòng bệnh, trị liệu, phục hồi chức năng, đem lại sức khỏe và tuổi thọ.
Tiên thiên khí công nguyên pháp là một công pháp tĩnh khí công chân truyền của môn phái Thăng Long Võ Đạ đã mang lại lợi ích thiết thực về sức khỏe và tuổi thọ cho công đồng trong nhiều năm qua.
Nhằm giác ngộ sức khỏe trong nhân dân, Khí công sư – Võ sư – Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng Chưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo giới thiệu cùng độc giả công pháp này.
Phần I: Điều thân – Điều tức – Điều tâm
Bước 1: Điều thân
- Điều tâm động để giãn mở cân cơ xương bằng các bài tập động công như: Bát đoạn cẩm, Dịch cân kinh hay Cửu thủ nhuyễn công.v.v. Nếu không biết các công pháp trên thì có thể tùy ý khởi động như các môn thể thao nói chung, hay bài khởi động trong võ thuật. Nếu cũng không nắm được các cách khởi động này thì có thể khởi động theo 4 động tác cơ bản sau đây:
+ Hai bàn tay đan vào nhau áp vào bụng dưới ý thủ nội đan (Tinh thần hướng vào phần bụng dưới). Tiếp theo hít khí vào thì đồng thời xoay hai lòng bàn tay và đồng thời đẩy về phía trước như xô vật nặng, lúc này toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và hai bàn tay xoay hướng lòng bàn tay vào hạ đan điền (phần bụng dưới).
Tinh thần nội thủ vào trong (như phần chuẩn bị ban đầu) Làn như trên 5 lần.
+ Vẫn từ tư thế chuẩn bị; Khi hít vào hai lòng bàn tay hướng lên trên và đẩy thẳng như đẩy trời (Song thủ thác thiên). Lúc này toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và hai bàn tay xoay, hướng lòng bàn tay ôm vào hạ đan (phần bụng dưới). Tinh thần nội thủ đan điền. Làm 5 lần.
+ Từ tư thế chuẩn bị; Khi hít vào xoay lòng bàn tay hướng và đẩy xuống lòng đất, như ép đất (Song thủ án địa). Toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và hai lòng bàn tay xoay hướng lòng bàn tay ôm vào hạ đan điền (phần bụng dưới). Tình thần nội thủ đan điền. Làm 5 lần.
+ Từ tư thế chuẩn bị; Khi hít vào xoay lòng bàn tay hướng sang hai bên vai và đẩy thẳng, như đẩy khối nặng sang hai bền (Thủ thác thiên cân). Toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lòng và hai lòng bàn tay xoay, hướng lòng bàn tay ôm vào hạ đan điền (phần bụng dưới). Tinh thần nội thủ đan điền. Làm 5 lần.
- Điều thân tĩnh: Ngồi tư thế kiếp già hoặc bán già, bắt chân trái lên trước hay chân phải lên trước (gọi là Hàng ma tọa hay Cát tường tọa). Cột sống luôn thẳng, toàn thân mềm. Hai tay ôm ấn Kim cang pháp bảo (Hai tay đặt ngửa. Nam tay trái lên trên, nữ tay phải lên trên. Hai ngón tay cái chạm nhau). Lắng thần sụp mi, tức là tinh thần hướng vào trong – hai mắt buồn rèm khép nhẹ, để một khe sáng hướng xuống rốn. Vì mở mắt sẽ động tâm ra ngoài, còn nhắm mắt hẳn sẽ động nhãn cầm và gây ảo giác.
-
Bước 2: Điều tức
2.1 Thải trọc khí.
- Thở trọc khí trong ổ bụng ra ngoài qua kẽ răng, đồng thời từ từ gập người xuống để ép hết trọc khí trong ổ bụng.
- Hít vào bằng mũi để lấy thanh khí vào phổi, đồng thời từ từ ngồi thẳng dậy.
- Quá trình trên làm 3 lần (tức 3 nhịp thở)
2.2 Thông đường hô hấp.
- Ta hít một hơi dài từ mũi vào đan điền và thở hơi dài từ đan điền (bụng dưới) qua mũi. Làm 6 nhịp thở.
2.3 Khuếch tán khí nội đan.
- Hít vào dẫn khí từ mũi xuống đan điền. Thở ra lan tỏa khí trong ổ bụng.
Bước 3. Điều tâm.
Tinh thần yên tĩnh nhìn vào nội đan.
Phần 2: Công pháp chính
Bước 1: Kích hoạt nội đan
Theo dõi hơi thở tại đan điền, biết bụng phình ra và hóp vào. Quá trình này có dụng công nhẹ để làm ấm nóng đan điền và khí vận hành rõ trong nội đan.
Bước 2: Khai mở Mệnh môn
Khi hít vào nhận biết đan điền (dưới rốn 3cm). Khi thở ra quán chiếu và theo hơi thở đẩy năng lượng sang Mệnh môn (đối diện với đan điền ở phía thắt lưng). Khi qua một số hơi thở, chúng ta thấy vùng Mệnh môn căng tức như bị đè nén. Tiếp tục theo dõi hơi thở và lan tỏa năng lượng thì một lúc sau ta thấy vùng thắt lưng xuất hiện hơi ấm. Sức ấm nóng tăng dần và chúng ta sẽ thấy một dòng nóng ấm xông lên cột sống, làm cho vùng lưng trên ấm dần (hiện tượng thông lửa). Cảm giác lúc này sống lưng như giãn ra và kéo dài – Tại vùng thắt lưng nhẹ bẫng. Lúc này, Mệnh môn đã mở rộng hơn, việc tiếp nhận và lan tỏa năng lượng sẽ dễ dàng và thông thoáng hơn.
Bước 3: Khai mở Hội âm
Hít và nhận biết Đan điền, khi thở ra quán chiếu và đẩy năng lượng xuống Hội âm (tâm lực này là khoảng rỗng như quả trứng ở giữa bộ phận sinh dục và hậu môn).
Qua một số hơi thở ta thấy vùng Hội âm giã mở, năng lượng dao động nhẹ nhàng như làn sóng tròn (như khi ta ném viên sỏi xuống nước). Tiếp túc theo dõi hơi thở và quán chiếu năng lượng ta sẽ thấy cảm giác khí (Khí cảm) rõ hơn, tại vùng Hội âm như lỏng ra và dần dần như rỗng. Vùng Hội âm sẽ cảm thấy mát dần và khí xông lên sẽ làm cho vùng thắt lưng có cảm giác mát nhẹ nhàng như thoa dầu bạc hà và như bong bóng xà phòng loang dần về hai thận. Như vậy, Hội âm đã giản mở rộng hơn, địa khí xông lên hai thận dễ dàng, sẽ làm vượng khí ở thận.
Bước 4: Xoay chuyển nội khí trong hạ đan điền (Khoang bụng dưới)
Khi hít vào ta dẫn khí từ Hội âm lên Mệnh môn, dừng lại một chút. Tiếp tục hít đẩy khí sang khí hải (Huyệt dưới rốn độ 3cm), dừng lại một chút. Khi thở ra đẩy năng lượng xuống Hội âm. Quá trình này cũng như toàn bộ công pháp, đều mượn hơi thở để khai mở các tâm lực và dẫn năng lượng.
Bước này sẽ làm cho nội khí trong Đan điền mạnh hơn và sẽ tăng cường năng lượng để thông hoạt hai thận.
Bước 5: Thủy hỏa ký tế
Khi hít vào ta dẫn năng lượng từ Ấn đường xuống Đan điền. Thở ra quán chiếu đẩy năng lượng sang Mệnh môn. Chỉ cần dẫn dắt một số hơi thở, ta sẽ thấy năng lượng một đi xuống, một xông lên rất rõ ràng (Hoặc một ly tâm, một hướng tâm). Năng lượng từ Thượng đan xuống đan điền sẽ nối thẳng xuống Hội âm và năng lượng từ Mệnh môn sẽ tiếp nối với năng lượng từ Hội âm xuông lên tạo thành một vòng khép kín. Lúc này chúng ta có thể dụng công nhẹ hơn, chỉ cần dụng ý để vận chuyển khí, sau một số nhịp thở thì chu thiên khí tự vận hành mạnh mẽ, đường xuống đường lên rõ ràng. Khi đó đỉnh não sẽ xuất hiện một ổ hưng phấn nhỏ và phần bụng dưới khí lực lan tỏa mạnh hơn.
Hơn nữa, Tâm hỏa tàng thần và Thận thủy tàng tinh sẽ kết nối với nhau hòa hợp hơn, mạnh mẽ hơn.
Bước 6: Giới khí nội quan
Khi hít vào ta cảm nhận năng lượng từ Đan điền lan tỏa toàn thân. Khi thở ra ta cảm nhận năng lượng toàn thân quy về Đan điền. Hoặc chúng ta có thể thở ngược lại như sau: Khi thở rat a cảm nhận nặng lượng từ Đan điền lan tỏa toàn thân và khi hít vào ta cảm nhận năng lượng thu quy về Đan điền. Hai cách này đều được vì chúng ta chỉ dùng tinh thần và hơi thở để dẫn dắt năng lượng. Qua phép thở này toàn thân sẽ ấm nóng và năng lượng sẽ lan tỏa đều trong toàn thân.
Bước 7: Kết nối năng lượng (Kết nối càn khôn)
Thở ra ta cảm nhận năng lượng cơ thể qua da lan tỏa khắp pháp giới. Và khi hít vào ta cảm nhận năng lượng từ pháp giới qua da xâm nhập toàn thân. Đây là phép thở qua da hay còn gọi là phép thở Tịnh tức – phép thở thanh nhẹ nhất. Qua phép thở này thì toàn bộ cơ thể cùng thở, toàn bộ lục phủ ngũ tạng cùng thở, toàn bộ mọi tế bào cùng thở và 84.000 lỗ chân long cùng thở. Toàn bộ năng lượng cở thể đã hòa hợp tuyệt đối với năng lượng của vũ trụ.
Qua phép thở này mọi trọc khí trong người sẽ ra ngoài và tiếp nhận năng lượng mới của vũ trụ. Cơ thể sẽ khỏe hơn, sinh lực sẽ dồi dào hơn, trí tuệ sáng suất hơn, tâm sẽ thanh tịnh hơn.
Đây là 1 trong 3 phép thở cao nhất trong Thánh tức (Tịnh tức). Tức là hơi thở Dũng tuyền, hơi thở Đan điền và hơi thở qua da.
Phần 3: Thu công
Tất cả mọi pháp khí công, dù động, dù tĩnh đều phải Thu công.
Bước 1:
Tâm an trú tại Đan điền để theo dõi hơi thở, để hơi thở tự lắng (dùng hữu thức để kiểm soát vô thức). Khi hơi thở êm dịu và thanh nhẹ thì tâm sẽ an lắng, thân sẽ thư giãn tự nhiên. Vì hơi thở là cầu nối giữa Tâm và Thân nên khi có hơi thở tốt thì Thân Tâm sẽ an lắng, mọi bí kết sẽ bị pháp vỡ, sự cân bằng sinh học được lập lại. Vì sự thanh tịnh là định lực của vũ trụ, sẽ đưa chúng ta về với trật tự thể của vũ trụ, trở về với sự hòa hợp tuyết đối. Khi đó con người sẽ hòa hợp với Đại tự nhiên, mà Tự nhiên vận hành với quy luật của vũ trụ, đó là Đạo.
Bước 2:
Sau khi an trụ khí tại Đan điền, chúng ta dùng ý để vận hành khí trong Đan điền xoay tròn theo chiều kim đồng hồ 36 vòng để quy nguyên tam bảo.
Phần 4: Xả pháp
Cùng giống như xả thiền
- Bước 1:
Hướng tâm ra ngoài
- Bước 2:
Nháy mắt động thần
- Bước 3:
Rung động toàn than
Bước 4:
Khởi động lại và xoa bóp các khớp từ trên xuống dưới.
Chú ý:
- Khi luyện tập công pháp này thì tâm phải an lắng
- Khi tâm trạng bất an thì không nên vận hành tiên thiên
- Cột sống phải luôn luôn thẳng, thân mềm
- Từ pháp chính, lưỡi đặt nhẹ lên chân hàm trên để kết nối chu thiên
- Không được giật hậu môn, khí âm sẽ xông lên não, sẽ dần hư não
- Nên tập những lúc yên tĩnh để dễ định tâm
- Người già, người yếu, người bệnh càng phải năng tập
- Mọi lúc, mọi nơi đều có thể tập luyện được.
Săn lùng Đông Trùng Hạ Thảo trên Hy-mã-lạp-sơn
(bài do bạn BáTrần giới thiệu)
Loài nấm mang tên Cordyceps, một trong những loài nấm danh tiếng nhất thế giới mà dân gian thường quen gọi bằng cái tên là "Đông trùng hạ thảo".
Người Tây Tạng (Trung Quốc) gọi loài nấm này là Yartsa Gunbu hay Yatsa Gunbu
Đông trùng hạ thảo hay "sâu nấm" là kết quả hình thành từ một loài nấm và một
ấu trùng của loài bướm ma có tên khoa học là Thitarodes, một vài loài sâu bướm này hiện đang sinh sống tại cao nguyên Tây Tạng gồm Tây Tạng, Thanh Hải, Tây - Phúc Kiến, Tây Nam tỉnh Cam Túc và Tây Bắc tỉnh Vân Nam, ngoài ra là ở khắp nơi ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan, và Bhutan.
Loài nấm này bắt đầu nảy mầm trong các cơ thể sống của một số loài ấu trùng, tiêu diệt các loài ấu trùng này làm thức ăn của nấm, khiến cho các ấu trùng trở thành một xác ướp khô tự nhiên.
Đông trùng hạ thảo được xem là nấm thuốc và được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh từ hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Đông trùng hạ thảo thường sinh sống dưới lòng đất tại các vùng đồi cỏ ở miền núi cao và các vùng đất nhiều cây bụi trên cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya ở độ cao từ 3.000m đến 5.000m. Loài nấm này sống âm ỉ trong lòng đất hơn 5 năm trước khi trồi lên khỏi mặt đất.
Phần "trái nấm" hay tai nấm thường trồi lên mặt đất vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, luôn luôn lộ ra đầu của nấm. Tai nấm cao từ 5 - 15 cm bên trên bề mặt đất và phóng ra các bào tử nấm. Ở Nê-pan, Đông trùng hạ thảo thường được tìm thấy tại các vùng đồng cỏ gần các ngọn núi cao ở Dolpo thuộc vùng Karnali.
Loài nấm Cordyceps sinensis hay "Đông trùng hạ thảo" được ghi nhận lần đầu tiên trong văn hóa y học cổ truyền của Trung Quốc trong bản Trích yếu về y dược của Wang Ang vào năm 1694. Vào thế kỷ XVIII, nấm Đông trùng hạ thảo được ghi nhận trong tài liệu y học mới của Wu Yiluo. Toàn bộ cây nấm này đều được sử dụng làm thuốc.
Trong văn hóa y học cổ truyền Tây Tạng thì Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc được đánh giá rất cao, y học Trung Quốc gọi nó là vị thuốc kích thích tình ái và có công dụng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau từ suy nhược đến ung thư. Đông trùng hạ thảo còn được xem là có tác dụng cân bằng Âm - Dương. Ngoài ra, chất độc của Đông trùng hạ thảo là nguyên nhân gây nên chứng táo bón, trướng bụng và làm giảm nhu động.
Đông Trùng Hạ Thảo rất đắt tiền, đắt hơn cả Nhân Sâm và Linh Chi , có bán ở tiệm thuốc Bắc.
Cách nắu: Bỏ thịt heo cắt nhỏ rồi bỏ vào nồi nước nhỏ đun sôi . Bỏ vào chừng 5,6 con "Đông Trùng Hạ Thảo", rồi hầm cho ra nước rồi uống .
Công Dụng: Bổ Thận, bổ khí huyết, Cường Dương, bổ phổi, giữ tinh khí, tăng sức khỏe. Ho lâu ngày, yếu mệt. Nhiều mồ hôi, phòng sự suy yếu, di tinh, đau lưng nhức gối
Ở Tây Tạng, Yartsa gunbu trở thành một trong những nguồn tài nguyên thu nhiều lợi nhuận nhất tại các vùng nông thôn nghèo khổ. Giá trị của Đông trùng hạ thảo tăng chóng mặt, đặc biệt là kể từ cuối thập niên 90, thế kỷ XX. Vào năm 2008, 1kg Đông trùng hạ thảo đã có giá tới 3.000USD ( phẩm chất thấp nhất) đến hơn 18.000 USD/1kg (loại có phẩm chất hảo hạng nhất).
Sản lượng thu hoạch hàng năm tại vùng cao nguyên Tây Tạng ước tính từ 100-200 tấn. Mùa cao điểm khai thác Đông trùng hạ thảo tại đây là từ tháng 6 đến tháng 7. Ngày nay nhu cầu tăng cao tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc săn tìm Đông trùng hạ thảo còn gây tác hại không nhỏ đến môi trường tại khu vực cao nguyên Tây Tạng nơi mà loài nấm này đang sinh trưởng.
Y học cổ truyền Tây Tạng ghi nhận nó là biệt dược có khả năng chữa lành căn bệnh ung thư. Nó còn được xưng tụng là "Thần dược viagra của dãy Himalaya ", một phần cũng do bởi những công dụng kích thích tình dục của nó. Những cuộc nghiên cứu khoa học ở phương Tây lên tiếng công nhận rằng, Đông trùng hạ thảo có tính năng bảo vệ gan. Nhưng ở châu Á, loài nấm này là một vị thuốc cực phẩm, trọng lượng của nó được tính bằng vàng nguyên chất. Nhờ sự mở rộng cánh cửa thương mại mà giá trị của Yartsa Gunbu tăng gấp 9 lần kể từ năm 1997, khiến nhà nấm học Daniel Winkler phải thốt lên rằng "Đông trùng hạ thảo là một hiện tượng kinh tế nông thôn mang tính toàn cầu" trên cao nguyên Tây Tạng.
Trong những năm gần đây, Yushu, địa phương nằm gần kề với biên giới Tây Tạng, là trung tâm của mỏ vàng Đông trùng hạ thảo, biến nơi đây thành đầu tàu phát triển kinh tế thịnh vượng nhất tại tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc).
Tại trung tâm của Yushu có rất nhiều các cửa hàng bày bán Đông trùng hạ thảo. Để thúc đẩy việc bán buôn, một số thương nhân đã thuê khoán thành phần cư dân địa phương, làm công việc lau sạch cặn bẩn bám trên Đông trùng hạ thảo. Họ (công nhân) có thể kiếm được khoảng 100 tệ/ngày, một nguồn thu nhập khá hơn nhiều so với làm việc tại các nhà máy ở Trung Quốc. Các công nhân này quây thành vòng tròn trên vỉa hè, vừa tán gẫu vừa cầm bàn chải chà sạch cặn dơ bám trên thân cây nấm. Những nhà buôn nấm Đông trùng hạ thảo đã hình thành trong những năm gần đây. Tùy theo kích cỡ và phẩm chất , mỗi cây nấm được đem bán với giá từ 25 tệ đến 35 tệ, hoặc tương đương 40.000NDT/1kg. Những sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo loại hảo hạng nhất sẽ có giá lên tới 360.000NDT, hơn cả giá vàng.
. |
Ông Tsirem Pingcuo, một trong những nhà buôn Đông trùng hạ thảo ở Yushu bộc bạch: "Lúc tôi còn nhỏ, tôi nhìn thấy loài nấm này mọc khắp nơi gần nhà mình, nhưng bây giờ có khi tôi phải tìm đỏ mắt suốt một ngày ròng rã trên các sườn đồi và nếu may mắn lắm thì có thể tìm thấy 10 cây".
Một cư dân khác cho biết: "Bây giờ có quá nhiều người đổ xô vào cuộc săn tìm Đông trùng hạ thảo. Hàng năm, số người gia nhập không ngừng tăng lên". Độ cao của các ngọn đồi cũng là một thử thách lớn đòi hỏi sự bền chí. Những người săn tìm Đông trùng hạ thảo phải trải qua 12 giờ/ngày, quần thảo các sườn đồi để tìm các cây nấm mảnh khảnh, cao cỡ 2cm trên nền đất. Lúc cao điểm, đã từng có những cuộc “nói chuyện” bằng súng và dao trong quá trình săn tìm Đông trùng hạ thảo.
Vào tháng 7/2007, 8 người đã bị bắn chết và 50 người khác bị thương trong một vụ xung đột. Một người săn tìm nấm tên là Tsamba Chunpin cho biết: "Đánh nhau là thường xuyên và chuyện có người tử vong vì tranh giành nấm không phải là chuyện hiếm"
Video Đông trùng Hạ thảo
http://www.youtube.com/v/ZcDGORIqpz0&hl=en_US&fs=1&autoplay=1
. Cảnh chùa Tượng Phật trên núi Nga Mi
(bài do bạn BáTrần giói thiệu)
Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.
Đền vàng trên núi Emei
Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta nói tới Nga Mi sơn như là "Nga Mi thiên hạ tú".
Là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất. Người ta cho rằng Nga Mi sơn chính là đạo trà
Nga Mi sơn cùng bức tượng đại Phật Lạc sơn, bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.
. |
Lạc Sơn Đại Phật ( Lèshān Dàfó), còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân
Công việc tạc bức tượng này được khởi đầu vào năm 713, do một nhà sư Trung Quốc là hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hy vọng rằng Phật có thể giúp làm cho nước sông êm đềm tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông. Theo truyền thuyết, khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, ông đã tự khoét mắt để tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Công việc này chỉ được các môn đồ của ông hoàn thành sau 90 năm. Dường như là công trình xây dựng khổng lồ này đã tạo ra nhiều đá được bóc tách ra khỏi vách đá và trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm cho tàu bè qua lại an toàn hơn.
Ngưởi có công tão nên Lạc so8n Đại Phật |
Vài cảnh đẹp trên núi Nga Mi
Hồ Emei | Hồ Emei |
Khu vực Nga Mi sơn có nhiều sương mù, thiếu nắng, lượng mưa dồi dào
Lâu đài POTALA- ”kỳ quan mới “ của thế giới
(bài do bạn BáTrần giới thiệu)
Lâu đài Potala ở Lhasa, thủ phủ của cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), được tạp chí USA Today và chương trình truyền hình “Good Morning America” bình chọn là một trong bảy “kỳ quan mới” của thế giới.
Theo các chuyên gia, lâu đài Potala được chọn vì nó mang ý nghĩa quan trọng trong lịch sử tôn giáo và là một trong số các công trình kiến trúc quý hiếm của thời Tây Tạng cổ còn sót lại.
Nằm phía Tây thành phố Lhasa, dựa vào núi Hồng Lĩnh, bao quanh lâu đài Potala còn có những cánh đồng, làng mạc và sông ngòi. Lâu đài Potala cao 117 mét, gồm 13 tầng, còn được coi là biểu tượng của thành phố Lhasa. Chữ Potala là dịch âm của chữ Phổ Đà La, nghĩa là cung điện nơi ngự của Bồ Tát. Đứng bất kỳ hướng nào ở Lhasa, du khách cũng có thể thấy được quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga.
Lâu đài chiếm diện tích khoảng 130.000 mét vuông với 1.500 gian phòng, chứa hơn 10.000 Phật điện, 20.000 tượng điêu khắc lăng mộ của 8 vị Lạt Ma cùng rất nhiều bức tranh quý. Toàn bộ kiến trúc lâu đài đều làm bằng đá và gỗ. Tường của lâu đài dày từ 1 mét trở lên, có chỗ dày đến 5 mét, dùng những hòn đá to để khảm vào. Trên những vách của lâu đài đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ, nghệ thuật phong phú nhiều chủng loại. Trong lâu đài được bày trí mấy ngàn tượng Phật to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng...với cách tạo hình rất sinh động. Năm 1988, chính phủ Trung Quốc đã chi 6 triệu USD để trùng tu lâu đài Potala. Lần trùng tu này vẫn giữ đúng theo quy tắc kiến trúc thời xưa.
Bên trong lâu đài có Thánh điện Potala - dinh thự thiêng liêng nhất ở lâu đài. Mỗi năm, các tín đồ Lạt Ma giáo đi bộ quanh lâu đài ít nhất một lần. Họ phải đi theo chiều kim đồng hồ để lúc nào Thánh điện Potala cũng ở bên tay phải họ, vì đây là phía tốt và may mắn nhất. Kim Loan điện Potala - nơi đồ sộ nhất, cao rộng thênh thang được kiến tạo để có thể chứa 5.000 người trong những dịp lễ long trọng. Trong lâu đài còn có gian trưng bày những chiếc tủ xưa, đủ kiểu lạ mắt; nhiều bộ đồ gia dụng đủ màu làm bằng vàng, bạc, sứ, men... của các thời đại Trung Quốc và của nhiều nước khác cũng có mặt...
Trên nóc lâu đài có 8 tháp Vàng biểu tượng cho mỗi Lạt Ma, có tháp phải dùng đến 9 vạn lượng vàng. Bên trong các tháp trang hoàng sặc sỡ dưới ánh sáng chan hòa của bức họa công chúa Văn Thành, nhiều tượng phật, đồ thờ cúng như lư hương, đèn, ấn nhà Thanh... toàn làm bằng vàng, bạc, đồng, hạt trai, mã não và nhiều loại đá quý khác. Trong đó có một tháp gắn hơn 2.000 hạt trai lấp lánh đủ màu sắc.
Lâu đài Potala được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, đánh dấu cuộc hôn nhân gắn kết hai dân tộc Hán – Tạng giữa quốc vương Thổ phồn Songzanganbun và Văn Thành công chúa con gái của vua Đường Thái Tông. Được biết, lâu đài đã bị phá hủy hầu hết vào thời Trung Cổ và đến thế kỷ 17 mới được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 xây dựng lại. Người Tây Tạng xây dựng lâu đài khéo đến nỗi nhìn từ xa, du khách tưởng đó là một phần của thiên nhiên. Có bức tường xây dựng nghiêng về phía trong, các cửa sổ ở dưới rộng hơn, còn phía trên thon nhọn trông giống đỉnh một ngọn đồi.
|
Lâu đài Potala còn là một kho tàng văn hóa Phật giáo Tây Tạng, từ khi nơi đây có một cuốn kinh Phật được viết bằng tay với chữ bằng vàng. Có rất nhiều nghệ thuật điêu khắc chạm trỗ nhiều màu sắc và những bức họa ghi chép những sự kiện về Đức Phật theo truyền thống văn học nhân gian và đời sống của những người Tây Tạng thời xưa. Potala xứng đáng với tước hiệu triển lãm nghệ thuật và viện bảo tàng; nó cũng là biểu tượng sự uyên thâm và quyền lực của người Tây Tạng.
Bách tuế : 100 tuồi vẫn chẳng “về hưu”
Khánh Linh (bài do bạn Sung Trượng giới thiệu)Cuộc trò chuyện của PV Tuần Việt Nam với ông chỉ kịp vẽ vài nét phác họa về một "kẻ lữ hành không mệt mỏi của đường dài", "thương hiệu" mà rất nhiều đồng nghiệp của ông trong nghệ thuật dành cho ông.
Ngày 23/10 năm nay, các con cháu dòng họ Dương đã tổ chức lễ thượng thọ mừng Bác sĩ - Họa sĩ Dương Cẩm Chương 100 tuổi. Nhưng những người lần đầu gặp ông như tôi chỉ nghĩ ông ở tuổi 80, trò chuyện lại càng thấy ông trẻ và rất hóm hỉnh, yêu đời. Tôi gọi ông là ông, còn ông lại gọi tôi là... chị.
Những anh nằm ngửa nhìn trần thì chóng chết lắm
Bí quyết nào để ở tuổi 100 ông có thể trẻ đến thế?
- Cái gì mà chị cho là tốt, thì chị phải làm rất đều. Tôi nói ví dụ, mỗi ngày tập thể dục, thể thao 15, 20 phút là tốt thì mình sẽ phải tập mãi. Nếu tập mãi mà không thấy thay đổi nữa tức là mình tốt rồi, còn thấy thay đổi thì mình biết mình yếu đi hay khỏe lên. 60, 70 năm nay tôi chỉ tập một cách nhẹ nhàng, nhưng rất đều đặn.
Rồi mình phải tập tinh thần của mình nữa. Không chỉ chú trọng những gì mình làm, mà chú trọng cả cái gì mình không cần làm, không nên làm vì có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Tôi cho rằng giấc ngủ là thứ đồ ăn của tinh thần, chị ngủ được bao nhiêu thì tinh thần khỏe mạnh bấy nhiêu? Giờ tôi vẫn ngủ từ 10h đêm đến 6h sáng, cả đêm cũng chỉ dậy 1 lần. Chú trọng về tinh thần của mình giúp mình ngủ ngon. Những người không ngủ được là do họ nghĩ nhiều chuyện quá, nên không chủ động được. Còn tôi, khi tôi đi ngủ thì tôi chỉ ngủ thôi, chỉ tập trung vào một việc mà bình thường mình làm mãi mà không để ý, đó là việc thở. Dể bước vào giấc ngủ thì chị hãy chỉ thở thôi, không nghĩ chuyện khác nữa.
Cuộc đời ông có hai sự nghiệp: y khoa và hội họa. Sự nghiệp nào giúp ông khỏe hơn?
Mỗi cái một khác chứ. Làm y khoa là làm khoa học, chuyện khoa học cần thiết cho trí thức, làm y khoa lại có ích cho mọi người, nên tôi làm rồi thì thấy thích lắm,
Nhưng tôi có cái may mắn là về hưu sớm lắm, 60 tuổi tôi đã về hưu rồi. 40 năm nay tôi làm hội họa, mỹ thuật, mà làm một cách rất tự nhiên vì từ bé tôi đã có năng khiếu vẽ. Nhưng vì mình phải học chữ, rồi học nghề, lấy bằng y khoa ra thì phải làm việc. Chỉ đến khi về hưu, có nhiều thời gian rảnh thì tôi mới trở lại được với hoài bão cũ. Vậy chứ tôi làm nghệ thuật cũng 40 năm, bằng thời gian theo ngành y rồi còn gì.
Ảnh Lê Anh Dũng
Tôi cho rằng tuổi về hưu can hệ lắm, vì rất nhiều thời gian rảnh, nhiều người thấy buồn và cô đơn, nếu không biết dùng thì hại lắm. Những anh nằm ngửa nhìn trần thì chóng chết lắm. Phải tìm một công việc gì có ích cho mình để làm. Người thích trồng cây, người thích làm thợ mộc, bên Mỹ làm nghề này rất thích vì có sự hỗ trợ của nhiều máy móc nên làm không khó khăn gì cả.
Theo tôi sống phải có 3 chuyện: phải có sức khỏe, phải có công việc làm, phải biết yêu. Chữ yêu ở đây mang nghĩa rộng lắm, nghĩa là phải có yếu tố tâm lý, phải duy tâm,
Ông bảo y học có ích cho mọi người, không lẽ hội họa không có ích cho mọi người sao?
Cũng có ích, nhưng là có ích một cách gián tiếp thôi. Mình làm hội họa trước hết cho mình, làm nghệ thuật là một thứ tự do không bị lề luật chi phối.
Tôi cho rằng đời con người ta có hai phần, một phần sống với văn hóa, phần kia sống với thiên nhiên.
Sống với văn hóa là cái gì có lề luật chi phối, như mình sống với gia đình, xã hội, nghề nhiệp. Còn sống với thiên nhiên là sống không có lề luật. Con người ta ít để ý đến khía cạnh này, dù mình sống với thiên nhiên nhiều lắm. Một đôi tình nhân yêu nhau là tự nhiên, nhưng trái lại một đôi vợ chồng lại phải sống có lề luật, nào cưới xin, nào li dị.
Giờ tôi vẽ là sống với thiên nhiên, làm công việc mình thích mà không có hại cho ai, không phải để sinh kế.
Nhớ sống cả hai phần đó mà tôi thấy mình làm cái gì cũng hay, có ích cả.
Giờ con mới thấy giống quá"
Ông đam mê hội họa như thế, sao không "can đảm" theo từ hồi trẻ, mà phải chờ mãi đến khi về hưu?
Sự nghiệp mình có dược hoàn toàn tự do không? Chị có được chọn nghề nghiệp của chị không? Nhiều khi là vì giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, tình thế thời cuộc, nhiều thứ lắm. Đó là sống với văn hóa, mình phải sống theo nó. Tôi thấy cuộc sống tuyệt vời nhất là mình được phép chọn con đường mình đi. Người sung sướng nhất là được "bơ vơ đi trên con đường mình tự chọn", với tôi đó là sự tuyệt đối.
Tôi mê hội họa từ nhỏ, lại có khiếu, 5, 6 tuổi, 10 tuổi đã vẽ rồi. Mọi người trong nhà bảo thằng bé này phải cho đi học hội họa. Nhưng trong nhà tôi phần nhiều nghĩ chuyện khác, thời đó mọi người quan niệm làm nghệ thuật không cho con người sống tốt, nên tôi vẫn phải theo đuổi học chữ. Mình bị bắt buộc, mình chịu ảnh hưởng của giáo dục từ thầy me.
Nhưng học mãi mình cũng thấy thích thú, thích làm việc vì thấy có ích. Tôi chuyên về phẫu thuật, và thấy đời sống hay lắm, khỏe mạnh, sạch sẽ, thấy chữa bệnh hiệu quả hơn là nội khoa. Một người gẫy tay thì mình cưa, hàn nối, thấy có hiệu quả. Nghề này rất tri thức, mà cũng rất linh động.
Một người mê hội họa làm bác sĩ giải phẫu sẽ thế nào nhỉ?
Hai cái đó khác nhau, nhưng trong thâm tâm cũng có ảnh hưởng, Tôi thích nghệ thuật thì khi mổ cũng có vẻ nghệ thuật, đường kim mũi chỉ có vẻ chăm chút, nhiệt tâm hơn. Nếu không nhiệt tâm mà bắt buộc mới làm thì khổ lắm.
Tranh của ông vẽ rất thực?
Tôi ở Pháp 40 năm nên cũng bị ảnh hưởng, tranh tôi vẽ thuộc trường phái ấn tượng. Bây giờ ít người vẽ như thế ở VN, mà phần nhiều vẽ tượng trưng, vẽ để người xem thấy khó hiểu. Đối với tôi như thế khó vẽ lắm, tôi vẽ phải có cảnh trước mặt.
Khi ông vẽ phố thì ông mang giá vẽ ra ngay con phố đó?
Bắt buộc, tôi không bao giờ vẽ theo tưởng tượng cả, tuy mình vẽ có khác cái mình thấy. Tranh tôi thường nhỏ, để trong valy mang theo được. Tôi vẽ nhanh, không bao giờ vẽ một bức tranh quá 3 giờ, thấy có cảm hứng là vẽ, về nhà cũng ít sửa. Có khi đang vẽ được 15, 20 phút thì trời mưa, tôi không vẽ được nữa, bức tranh dở dang nhưng về nhà tôi không chữa, bởi cảm giác lúc đó là cảm giác thật, cảm giác sau này trở về phòng tẩy xóa thì không thật nữa.
Tôi vẽ thiên nhiên nhưng luôn phải có con người, kể cả vẽ rừng thì cũng có một chiếc xe bị bỏ trong rừng. Mình không bay bổng quá mà lúc nào cũng đi chân trên đất.
Tôi vẽ theo cảm hứng. Có lần tôi đến chùa nhân lễ Vu Lan, nhưng chưa vào chùa thì ở ngoài sân tôi thấy có bàn thờ Vu Lan đẹp lắm. Vậy là tôi vẽ luôn mà không vào chùa nữa.
Lần khác tôi vẽ đứa cháu dâu, chúng nó không thích, bảo "ông vẽ xấu quá, cháu có xấu thế này đâu". Nó để 1, 2 năm rồi cất đi không treo nữa, nhưng rồi 7 năm sau lại mang lên treo ở phòng khách, ở một vị trí trang trọng nhất. Hỏi thì chúng bảo "giờ con mới thấy giống quá", chắc nó nhìn mãi thì thấy mình thế thật.
Dọn dẹp con đường mình đã làm ô nhiễm
Ông đã đi khắp nơi trên thế giới, vậy lần đầu tiên từ Pháp về VN ông thấy thế nào?
Tôi rất lấy làm thích, vì khi tôi đi Pháp tôi không biết vẽ, khi trở về VN lần đầu tiên tôi thấy phong cảnh VN rất đẹp. Mỗi năm tôi chỉ về VN 2 tháng nhưng tôi đi từ Bắc đến Nam, và vẽ nhiều lắm.
Tôi ở VN liên tục 3, 4 năm nay rồi, thỉnh thoảng tôi mới qua Pháp chơi. Tôi sẽ ở lại Việt Nam mãi.
Và tiếp tục vẽ nữa chứ?
Tôi đau vai 2 năm nay nên không vẽ được nữa, lão hóa rồi. Trước đây tôi cũng đọc sách mỗi ngày, rồi viết thư, làm thơ. Giờ tôi không vẽ được thì tôi viết về những cảm tưởng của tôi, tôi viết thư gia đình cho những người thân.
Tôi sống lâu nên biết rất nhiều thế hệ. Bạn bè thân của tôi cũng thuộc nhiều thế hệ, thế hệ của tôi đã mất hết rồi, giờ tôi chơi với con bạn tôi, cháu bạn tôi, biết mỗi thế hệ có một cách sống, nhưng mình phải biết thế hệ nào cũng là quan trọng cho vũ trụ, mình phải tìm được sự thông cảm. Tôi vẫn nghĩ, văn hóa VN là văn hóa gia đình, một gia đình nhiều thế hệ, người già có ích vì trông con trông cháu, mình phải quý trọng nó. Gia đình tôi đông lắm, con cháu ở khắp nơi. Ở tuổi mình có trách nhiệm khác, không nuôi con nuôi cháu nữa, mà ông bà nhìn con cháu dưới khía cạnh suy tư.
Tôi thấy trên đời mình đi một con đường, con đường ấy bị ô nhiễm nhiều lắm. Những gì mình nói, mình viết, mình làm, hồi đó mình vội vàng quá. Hồi đó mình thấy đúng, nhưng giờ nhìn lại thấy không đúng. Bây giờ là lúc ôn lại chuyện cũ, dọn dẹp sạch sẽ con đường mà tôi đã làm ô nhiễm.
Ôn lại quá khứ là câu chuyện rất quan trọng, để tự xét mình. Đến lúc mình phải sám hối, đó cũng là sự giải thoát.
Kết thúc cuộc trò chuyện, khi tôi chúc ông luôn mạnh khỏe, thì ông đã đùa hỏi tôi, có biết với một người qua tuổi 100 thì phải chúc thế nào không? Hãy chúc người đó trường thọ. Và đó cũng là lời chúc tôi kính trọng dành cho ông.
(theo www.caonienbachhac.blogspot.com)
__._,_.___
__._,_.___