Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Việt Nam : Nhửng sự kiện đánh dấu 2010

RFI Mai Vân-
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101231-con-tau-khong-lo-vinashin-dang-bi-ngap-nuoc
        
1. VỤ VINASHIN : Nhật báo Pháp Le Monde trong bài : "Tập đoàn Vinashin, con tàu khổng lồ đang bị ngập nước", với những khoản nợ  4,4 tỷ đô la, bằng 4,5% GDP Việt Nam năm 2009. Tập đoàn đã phải khất nợ, nhà nưóc phải tài trợ để Vinashin trả lương cho công nhân viên.
Nhửng nguyên nhân :
*tham ô, thâm lạm công quỹ,  Quản lý công quỹ kém cỏi, thiếu kiểm tra, không minh bạch, cán bộ cấp cao thiếu năng lực, nạn bè phái, tham nhũng tác hại đến tập đoàn đóng tàu nhà nước
*ý kiến của bà Pham chi Lan “sai lầm của Vinashin là đã phát triển quá nhanh quá nhiều hoạt động khác nhau. Mô hình chaebol của Hàn Quốc có hấp dẫn, nhưng lãnh đạo Vinashin đã không hiểu là hoạt động như thế nào". Tuy chỉ còn chiếm hơn 1/3 kinh tế Việt Nam, các đại tập đoàn này đã phình to ra rất nhiều trong những năm gần đây, vì đã được khuyến cáo nên đa dạng hoá hoạt động( như Điện lực Việt Nam đã đầu tư vào điện thoại di động,  Petro Việt Nam vào ngành du lịch, Vinashin đã đầu tư vào ngành khách sạn, bảo hiểm v.v...)

Hệ quả kinh tế :
*đe doạ sức khoẻ của cả nền kinh tế Việt Nam, cho dù tăng trưởng năm 2010 vẫn cao.
* Lo ngai của giới tài chính quốc tế và giới đầu tư  vế hệ quả đối với kinh tế VN, một trong những ‘con rồng’ năng động nhất Đông Nam
Hệ quả chính trị : Thủ tướng Việt Nam bị suy yếu ?
nguyen tan dungTheo Bruno Philip, tác giả bài báo, ông Nguyễn Tấn Dũng là gương mặt thể hiện sự trẻ hoá của guồng máy lãnh đạo từ khi ông được đề cử vào năm 2006. Phong cách của ông khác hẳn với các người tiền nhiệm, ông Dũng không ngần ngại đứng ra phiá trước, nhanh chóng chiếm vị trí trọng tâm để khẳng định với lãnh đạo quốc tế và giới đầu tư ông là người lãnh đạo chính phủ.Trong một hệ thống như ở Việt Nam, với tổ chức cơ cấu theo phe nhóm, thì hồ sơ Vinashin sẽ có nhũng hệ quả trước mắt khó lường. ..
2. Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam bị xiết chặt
Dưới tựa đề "lạm dụng quyền tự do dân chủ", bài báo ước tính là có ít nhất 25 người gồm nhà báo, luật sư, nhà hoạt động nhân quyền... đã bị bắt.
Việc kiểm soát Internet ngày càng gắt gao hơn. Nạn tham nhũng trong ngành công an : 82% người được hỏi , công an là những người tham nhũng nhất trong giới viên chức nhà nước.
Bài báo trích dẫn nhận định của một chuyên gia Pháp về Việt Nam, Benoit de Tréglodé, là chế độ không cảm thấy bị đe doạ. Nhưng đó là những dấu hiệu đãu tranh nội bộ giữa các phe phái khác nhau, để giữ vị trí của một phe nhóm.