Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Dubai : Giấc mơ tan vỡ

clip_image001
Hòn đảo nhân tạo Palm Jumeirah.
Nguồn: palmjumeirah.ae

RFI Thụy My
Hòn đảo nhân tạo Palm Jumeirah, niềm tự hào và biểu tượng cho tham vọng của Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, nay trở thành dấu hiệu của sự suy tàn. Còn những khổ chủ đã lỡ mua nhà tại đây cũng đang khốn đốn và thất vọng.
Dặc phái viên của Libération tại Dubai trong một bài báo dài hai trang hôm nay đã tả lại thực trạng hòn đảo nhân tạo Palm Jumeirah, niềm tự hào và biểu tượng cho tham vọng của Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, nay trở thành dấu hiệu của sự suy tàn.
Mi th đu "made in China"
Ông Nejib Zbiri là một trong những cư dân đầu tiên dọn đến Palm Jumeirah, một hòn đảo nhân tạo nằm trong dự án ba hòn đảo mang hình cây cọ trong vịnh Persique. Một vila hai tầng lát đá cẩm thạch, trên diện tích đất gần 700m2, có hồ bơi riêng dù biển chỉ cách có 20m ; với cái giá tương đương 500 ngàn euro, quá rẻ vào thời điểm năm 2003. Nhưng ngay hôm đầu tiên đã có những ngạc nhiên không thú vị chút nào. Khi bật đèn phòng ngủ, thì đèn toa-lét lại sáng. Tất cả trang thiết bị trong nhà đều là hàng Trung Quốc, từ hệ thống điện, nước cho đến gạch lát nền nhà. Hầu hết những người mua nhà đều phải cho làm lại hệ thống điện, và chưa đến hai năm sau đã phải thay toàn bộ gạch lát hồ bơi. Thậm chí ban-công của một nhà hàng xóm ông Zbiri đã bị sập sau các trận mưa lớn mùa đông năm ngoái. Khi khiếu nại, thì lại được chỉ sang công ty xây dựng, mà công ty này đã bị phá sản, nên chủ nhân ngôi nhà đành phải bỏ tiền túi ra sửa chữa. Các vila nằm sát cạnh nhau vì tất cả những khoảng xanh giữa các ngôi nhà như trên ma-két lúc đầu đều bị dẹp bỏ để tiết kiệm. Các trung tâm thương mại cũng không được xây dựng như đã hứa, nên phải lái xe đi xa đến bảy cây số để mua sắm.
Điều an ủi duy nhất của ông Zbiri, một kỹ sư tin học Pháp gốc Ả rập, là hàng xóm toàn những người có địa vị. Một ông giám đốc địa ốc người Ả rập Xê út, một nhà quản lý người Liban, một doanh nhân Đức…Các ngôi nhà có người ở chỉ chiếm tỉ lệ có 10%, cho dù giá nhà đã được hạ xuống để thu hút giới trung lưu. Còn khách sạn Atlantis 1.500 phòng trên hòn đảo cũng phải hạ giá để có khách. Vào thời điểm khai trương khách sạn này, cuối năm 2008, pháo bông đã được bắn lên bầu trời suốt hơn hai tiếng đồng hồ, tiêu tốn 20 triệu đô la.
Tham vng và thc tế
Sau khi bán ra những giấc mơ, nay Dubai phải đối diện với thực tại gay go của dịch vụ hậu mãi. Còn chủ nhân của các ngôi biệt thự trên hòn đảo nhân tạo Palm Jumeirah ngoài việc phải trả tiền cho các dịch vụ vệ sinh, dọn rác, bảo vệ…còn phải trả các loại phí tương đương cho chính quyền địa phương để bảo trì đường phố, phí trả cho cảnh sát mà họ chẳng biết để làm gì. Không một công ty nào chịu nhận bảo hiểm cho các ngôi nhà trên đảo, ngoài ra cư dân còn bị cấm trồng cây để tiết kiệm nước. Tệ hơn nữa, một công trình nghiên cứu vào cuối năm ngoái cho biết hòn đảo nhân tạo này đang bị chìm xuống nửa centimet mỗi năm. Tập đoàn địa ốc Nakheel, chủ đầu tư đã cải chính tin trên. Nhưng chính Nakheel cũng đang bị lún sâu trong nợ nần và các vụ kiện tụng.
Tập đoàn này dự kiến xây thêm hai hòn đảo nhân tạo hình cây cọ có quy mô lớn hơn cả Palm Jumeirah, nhưng một dự án vẫn đang trong tình trạng xây dựng, còn dự án kia sẽ chẳng bao giờ thành sự thực. Dự án The World, một chuỗi các hòn đảo nhân tạo khác cũng đang bị ngưng trệ, các đảo này không được bảo trì nên đang xuống cấp. Còn các dự án đầy tham vọng khác như Dubailand, công viên giải trí dự kiến lớn gấp 6 lần Disneyworld ; và Waterfront, một phức hợp nhà ở và khu giải trí bên bờ biển lớn hơn cả Hongkong, với các tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới…Vào cao điểm của cơn sốt địa ốc, gần như mỗi tháng Nakheel lại đưa ra một siêu dự án. Bên cạnh đó còn có các tập đoàn khác nữa, nhưng giờ đây không ai biết các dự án này đã đi đến đâu, hay vẫn đang nằm trên giấy. Hồi đó, các khách du lịch đến Dubai thường được chào bán nhà đất với điều kiện dễ dàng, chỉ cần đặt cọc trước 5%; người mua được cấp visa cư trú thường xuyên. Một giấc mơ cho những người trung lưu ở Ấn Độ, Pakistan, Iran, muốn tìm một thiên đàng hạ giới trong trường hợp nước mình có lộn xộn.
Cho đến khi khủng hoảng nổ ra vào mùa thu năm 2008. Những người đã đặt cọc chỉ muốn lấy lại tiền chứ không cần được giảm giá. Nhưng tập đoàn Nakheel vốn quá lạc quan, đã cầm cố đất đai để vay những số tiền khổng lồ ngắn hạn, còn công ty xây dựng thay vì mua xi măng lại đi đầu cơ vào nguyên vật liệu…Nhìn chung, mọi người đều đang bị lún sâu vào một vũng lầy chưa có lối thoát, và giấc mơ đang tan vỡ…