BAO NGUOI CAO TUOI Thứ Ba, 02/06/2009-9:44 AM) |
|
Bệnh trên bảo dưới không nghe” ở Hà Giang |
|
Có một loại “bệnh” mà các bác sĩ bất lực, bởi không thuộc quyền kiểm soát của ngành Y tế, đang diễn ra âm thầm, ở một số chính quyền địa phương, mà Hà Giang là một điển hình: Chính phủ chỉ đạo, nhưng Tỉnh không chấp hành rồi Tỉnh chỉ đạo, nhưng các Sở, Huyện không thực hiện. |
|
Căn bệnh này, tạm đặt tên là “Trên bảo dưới không nghe”. Nó nguy hiểm ở chỗ: Nếu Đảng và Nhà nước ta không tìm được “phương thuốc đặc trị” thì sự lây lan sẽ ngày càng trầm trọng và hậu quả thật khôn lường. Chỉ tính riêng vụ việc của Công ty Sông Lô đã tổn thất 24,5 tỉ đồng tiền lãi suất ngân hàng do UBND tỉnh Hà Giang chậm trả, chưa nói đến tổn thất nhiều chục tỉ đồng do các quyết định sai của tỉnh, ai chịu?
Một doanh nghiệp có công trở thành “có tội” chỉ vì... tỉnh thay đổi lãnh đạo?
Từ năm 2003 trở về trước, đã có thời gian Công ty TNHH Sông Lô từng được xem là một doanh nghiệp “Cánh chim đầu đàn” và “Lá cờ đầu” của Hà Giang. Những đóng góp của doanh nghiệp này cho kinh tế, xã hội của địa phương thật đáng ghi nhận. Ngoài việc tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng nghìn người lao động, xây dựng 31 công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản góp phần làm giàu cho quê hương... thì vấn đề đầu tư vào các công trình phúc lợi văn hóa đã được Công ty Sông Lô đặc biệt quan tâm. Điển hình nhất là họ đã đầu tư hàng chục tỉ đồng vào Công viên Hà Phương. Chẳng thế mà Hội đồng Thi đua-khen thưởng của Tỉnh này đã thống nhất đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” cho Công ty Sông Lô. Giám đốc Doanh nghiệp này cũng được tặng nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng khen và được vinh danh “Doanh nhân Sao vàng Đất Việt - 2004”.
Tuy nhiên, ngay sau khi tỉnh Hà Giang thay đổi ê-kíp lãnh đạo mới, người đứng đầu UBND tỉnh đã kí hàng loạt quyết định sai trái, phủ nhận và huỷ bỏ các quyết định của ê-kíp lãnh đạo cũ về cấp phép quyền thăm dò khai thác mỏ Tùng Bá - Na Sơn cho Công ty Sông Lô. Hơn thế thế nữa, lãnh đạo tỉnh này còn tìm mọi cách tước đoạt thành quả lao động của Sông Lô để giao cho Công ty Hoàng Bách khai thác hưởng lợi bất chính, dư luận không khỏi hoài nghi về sự thay đổi đó đem lại quyền lợi cho ai? Khi Công ty Sông Lô đã nhiều năm đầu tư hàng chục tỉ đồng nay bị hắt ra ngoài cho Công ty Hoàng Bách mới thành lập chưa đầy một tháng vào khai thác. Hàng chục tỉ đồng đầu tư đến ngày thu hồi vốn, bỗng dưng bị chính quyền cưỡng chế, đẩy Công ty Sông Lô bị dồn vào đường cùng, hàng nghìn lao động mất việc.
Điều oái oăm hơn, là tất cả các khoản nợ của tỉnh Hà Giang với Công ty Sông Lô, (khoảng 50 tỉ đồng, là tiền đầu tư, thi công các công trình do tỉnh là chủ đầu tư; nhiều công trình, hạng mục đã nghiệm thu, đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay, nhiều cơ quan chức năng đã xác nhận nợ từ tháng 8 năm 2003) nhưng vẫn không được UBND tỉnh thanh toán một đồng nào? Trong khi đó, các khoản tiền nợ Ngân hàng do Công ty Sông Lô vay ngày càng chồng chất vì phải trả lãi và bị phạt 150% do trả chậm.
Vậy là, đang từ một Doanh nghiệp có công, Sông Lô bỗng trở thành “có tội”, nguyên nhân là do tư duy của nhiệm kì lãnh đạo đã thay đổi và vì có những cán bộ yếu năng lực, kém phẩm chất?
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang còn kí các văn bản báo cáo mà có nhiều nội dung sai sự thật với Trung ương, là việc làm dẫn đến rối ren và mất uy tín nghiêm trọng.
Không khuất phục và cam chịu thất bại, những Cựu chiến binh và Ban lãnh đạo của Công ty Sông Lô, những người đã từng ra sống, vào chết bảo vệ từng tấc đất biên cương Hà Giang trong cuộc chiến tranh ác liệt trước đây, họ đã kiên trì kiến nghị, khiếu nại tới nhiều cấp và buộc phải đưa vụ việc ra Tòa án, khẳng định: Lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã sai và các khoản nợ Doanh nghiệp này là có thật! Sau kết luận thanh tra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh phải trả cho Công ty trong 2008, nhưng nay đã gần hết quý 2 năm 2009 UBND tỉnh Hà Giang vẫn không thực hiện. Như vậy, đến Chính phủ chỉ đạo tỉnh còn không thực hiện thì ý kiến của Doanh nhân, Doanh nghiệp không được tôn trọng là điều hiển nhiên, mất dân chủ và vi phạm pháp luật đang diễn ra tại Hà Giang ngay trong lúc cả nước đang ra sức học tập và làm theo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trung ương đã “năm lần bảy lượt” chỉ đạo, nhưng...
Vài năm gần đây, vụ việc UBND tỉnh Hà Giang hành xử trái luật với Công ty TNHH Sông Lô, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng, khiến hàng nghìn người lao động thất nghiệp đã gây xôn xao và bức xúc cho dư luận xã hội. Sự thật của câu chuyện này, đã có hàng trăm bài báo, chương trình phát thanh, truyền hình... của hàng chục cơ quan báo chí có uy tín: Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Công an nhân dân, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, báo Thanh tra, báo Thương mại, báo Công lý, Báo Người Đại biểu nhân dân, Báo Người cao tuổi và nhiều tờ báo khác… thông tin đầy đủ. Điều đặc biệt là: Không một cơ quan báo chí nào có được một tin, bài ủng hộ việc làm sai trái của UBND tỉnh Hà Giang!
Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 8786/VPCP-KNTC, thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng: “Giao cho Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang và các cơ quan chức năng thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 2612/BC-TTCP ngày 25 tháng 11 năm 2008: Thanh toán dứt điểm đối với các dự án đầu tư từ ngân sách do Công ty TNHH Sông Lô thực hiện theo đúng quy định pháp luật; Chỉ đạo các đơn vị hưởng lợi tuyến đường Tùng Bá - Na Sơn vào mỏ phải thanh toán dứt điểm kinh phí đầu tư cho Công ty TNHH Sông Lô; Báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện trong quý I năm 2009”.
Đây là lần thứ 5 Chính phủ có ý kiến chỉ đạo UBND tỉnh Hà Giang về vụ việc liên quan tới Công ty Sông Lô. Tại báo cáo kết luận thanh tra số 2612/BC-TTCP ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị: Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang phải thanh toán dứt điểm cho Công ty Sông Lô trong năm 2008. Chưa hết, cùng thời gian trên, Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương Đảng sau khi tiến hành kiểm tra tại địa phương này, đã công bố kỉ luật về Đảng 2 cán bộ chủ chốt của UBND tỉnh Hà Giang...
Nhưng dù đã “năm lần bảy lượt” Trung ương chỉ đạo UBND tỉnh Hà Giang phải giải quyết... nhưng cho đến nay (đã hết tháng 5-2009), vụ việc của Công ty Sông Lô vẫn dậm chân tại chỗ. Lãnh đạo tỉnh Hà Giang hình như vẫn cố tình thách thức pháp luật và dư luận và công luận |
***** |
“Bệnh trên bảo dưới không nghe” ở Hà Giang (Tiếp theo)
(Nguoi cao tuoi . Thứ Năm, 04/06/2009 |
Khi làm việc với các phóng viên, ngày 28-5-2009, một chuyên viên văn phòng của UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Lãnh đạo Công ty Hoàng Bách giận dữ xé các văn bản liên quan đến việc UBND tỉnh giao cho Cty này làm chủ đầu tư tuyến đường vào mỏ Tùng Bá - Na Sơn và trả nợ cho Cty Sông Lô… Lí do nào khiến một doanh nghiệp lại có hành động ngang ngược và coi thường Chính quyền tỉnh này đến như vậy?
|
|
|
|
Khi làm việc với các phóng viên, ngày 28-5-2009, một chuyên viên văn phòng của UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Lãnh đạo Công ty Hoàng Bách giận dữ xé các văn bản liên quan đến việc UBND tỉnh giao cho Cty này làm chủ đầu tư tuyến đường vào mỏ Tùng Bá - Na Sơn và trả nợ cho Cty Sông Lô… Lí do nào khiến một doanh nghiệp lại có hành động ngang ngược và coi thường Chính quyền tỉnh này đến như vậy? |
|
Từ vụ "cướp mỏ" và con đường Tùng Bá-Na Sơn
Thực hiện Quyết định số 2309/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án khai thác và chế biến gang thép của UBND tỉnh, Quyết định số 61/QĐ-UB phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi đường Tùng Bá - Na Sơn, tuyến đường do Sở Công nghiệp Hà Giang (nay là Sở Công Thương) làm chủ đầu tư, từ năm 2001 Cty Sông Lô đã tiến hành mở tuyến đường Tùng Bá - Na Sơn. đến tháng 8 năm 2003 được các cơ quan chức năng xác nhận hoàn thành khối lượng trị giá 22,601 tỉ đồng chưa tính các đường nhánh, đường điện hơn 10km và các chi phí thăm dò mỏ v.v… Nhưng "trồng cây đã tới ngày hái quả, cấy lúa đã đến mùa gặt hái", bát cơm mà người lao động Cty Sông Lô vừa đưa lên miệng chưa kịp ăn, đã bị họ giật rồi trao cho người khác…
Chuyện xảy ra từ cuối năm 2006, khi nhiều cơ quan báo chí, truyền hình đồng loạt đưa tin việc Cty Sông Lô bị chính quyền tỉnh Hà Giang tước đoạt mỏ chì kẽm Na Sơn giao cho Cty Hoàng Bách, cán bộ Cty Sông Lô bị đánh trọng thương. Dù sau đó Cty Hoàng Bách có văn bản "xin lỗi" Cty Sông Lô, thì toàn bộ tài sản đã rơi vào tay Cty Hoàng Bách. Vì sự "cưỡng chế" không văn bản của các lực lượng do UBND tỉnh Hà Giang tổ chức.
Kiên trì thuyết phục với UBND tỉnh Hà Giang không thành, vạn bất đắc dĩ; Cty Sông Lô đã buộc phải kiện UBND tỉnh ra Tòa hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đòi lại sự công bằng. Và ở cả hai phiên tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm, Công ty Sông Lô đều thắng kiện UBND tỉnh Hà Giang.
UBND tỉnh Hà Giang tổ chức cưỡng chế Cty Sông Lô, dọn đường cho Cty Hoàng Bách chiếm mỏ. Cty Sông Lô đầu tư hàng trăm tỉ đồng vào Hà Giang bị bỏ hoang phế. Bản án số 01/2007/HCST ngày 14-09-2007 tuyên hủy quyết định trái luật số 585/QĐ-UBND.
Và khi "Công ty Hoàng Bách" làm "Chủ đầu tư"
Ngay sau khi Cty Hoàng Bách chiếm được mỏ, UBND tỉnh Hà Giang ra quyết định giao cho Cty này làm chủ đầu tư con đường, hòng xóa trắng vụ việc và báo cáo sai sự thật với Thủ tướng Chính phủ. Tại các văn bản số: 154/UBND-BC Ngày 02-10-2006; số 2321/BC-UBND ngày 24-07-2007; số 98/BC-UBND ngày 30-05-2008; số 114/BC-TU ngày 30-07-2008, trong đó có văn bản vu khống Cty Sông Lô "mưu đồ chính tri".v.v....
Dư luận xã hội bất bình khi hiểu bản chất của vụ án Cty Sông Lô với UBND tỉnh Hà Giang. Tại sao tỉnh Hà Giang lại tổ chức "tước đoạt" thành quả lao động của Cty Sông Lô giao cho Cty Hoàng Bách hưởng lợi bất chính? Tại sao khi cưỡng chế thu tài sản của Cty Sông Lô mà UBND tỉnh lại không có quyết định và không có bất cứ văn bản nào? Tại sao UBND tỉnh Hà Giang lại "ưu đãi"cho Cty Hoàng Bách như thể?
Chỉ tính riêng dự án khai thác và tuyển luyện gang thép của Cty Sông Lô đã thiệt hại hơn 37 tỉ đồng do các quyết định trái luật của UBND tỉnh Hà Giang gây ra, gồm các chi phí: Chuyển quyền sử dụng 19,6 ha đất và đã xây dựng xong nhà máy, hiện nay nhà máy nằm hoang phế, hoàn thành 11,36 km đường trục, hơn 5 km đường nhánh, hơn 10km đường điện và Cty đã hợp đồng, chi phí nhiều tỉ đồng cho các liên đoàn địa chất, khảo sát thăm dò phục vụ cho việc khai thác đã hoàn thành.
Có gì khác nhau trong khi Cty Hoàng Bách mới thành lập chưa đầy một tháng và Cty Sông Lô đã 15 năm bám trụ, xây dựng 31 công trình hạ tầng tại Hà Giang, đã được chính Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới và nhiều Huân, Huy chương, hàng trăm bằng khen, giấy khen...
Tổn thất hàng chục tỉ đồng do đâu?
Trong vụ này, Văn phòng Chính phủ đã 5 lần có văn bản nêu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhưng UBND tỉnh Hà Giang vẫn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, không thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn, tổn thất cho Cty Sông Lô hàng chục tỉ đồng, thuế Nhà nước cũng thất thu từ đây. Chỉ tính riêng tiền lãi suất và phạt quá hạn 150% tại ngân hàng ĐTPT Việt Nam Chi nhánh Hà Giang đã là 24,5 tỉ đồng, do UBND tỉnh và các Chủ đầu tư không trả nợ cho Cty Sông Lô.
Nợ là có thật đã được Đoàn Thanh tra Chính phủ kết luận, kiến nghị, Thủ tướng đã có chỉ đạo UBND tỉnh Hà Giang phải trả nợ cho Cty Sông Lô năm 2008. Nhưng hết hạn trả nợ gần 3 tháng ngày 26-3-2009, Chủ tịch UBND tỉnh mới có giấy mời "HỎA TỐC" số 54/GM-UBND. Trước đó đã có 5 lần UBND tỉnh phát hành công văn hỏa tốc kiểu như thế này, nhưng rồi vẫn không thực hiện chỉ đạo của Chính phủ.
Để đối phó với Đoàn UBKT Trung ương và Thanh tra Chính phủ khi làm việc tại Hà Giang, cuối năm 2008, Cty Hoàng Bách đã chuyển 6 tỉ đồng vào Ngân hàng ĐT&PT Hà Giang để "chờ thanh toán" một phần cho Cty Sông Lô… Nhưng khi Đoàn UBKT Trung ương và Thanh tra Chính phủ rút khỏi Hà Giang, Cty Hoàng Bách ngay lập tức đã rút lại số tiền trên không trả nợ cho Cty Sông Lô như đã báo cáo.
Mới đây nhất, ngày 28-5-2009, Sở Công Thương Hà Giang đã có công văn gửi UBND tỉnh báo cáo về việc Cty Hoàng Bách không chấp nhận thanh toán cho Cty Sông Lô. Thậm chí, lãnh đạo Cty này còn ngang ngược xé văn bản giấy tờ liên quan đến vấn đề này. Sở Công Thương Hà Giang cũng mạnh dạn đề nghị UBND tỉnh: "Không cho phép Cty Hoàng Bách sử dụng tuyến đường này cho đến khi thanh toán xong tuyến đường Tùng Bá - Na Sơn, vì con đường này vẫn đang thuộc giá trị đầu tư của Cty Sông Lô".
Cái kim bọc giẻ lâu ngày đã lòi ra, trước đó lãnh đạo tỉnh này đã có những công văn báo cáo sai sự thật với Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ. Trong một bản báo cáo ghi rõ: "Công ty Hoàng Bách bỏ vốn đầu tư con đường qua xã Tùng Bá vào mỏ… Giao cho các ngành phát mại tài sản Cty Sông Lô vì đã đầu tư vào Công viên Hà Phương…".
Dư luận cho rằng: Ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô phải "như thế nào", thì Công ty Hoàng Bách mới táo tợn đến mức không chịu nổi, xé các văn bản ấy của tỉnh. Thế rồi, mâu thuẫn bất đồng giữa chính quyền tỉnh và Công ty Hoàng Bách đã nảy sinh.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ từng nói: “Đừng "Hà Giang hóa" cả đất nước này, mà phải rung chuông báo động, bởi mỗi tỉnh, mỗi vùng nào đó đều có dáng dấp "căn bệnh" Hà Giang. Theo tôi, bây giờ đã có thể xác định một "giai đoạn Hà Giang". Cái này nên có cái nhìn cầu thị, phê phán trên nhiều mặt và tuyệt đối giã từ".
Trần Nhân Tâm
|
|
|
|
|