Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

HA NOI : CON NGUOI

Theo chân nhóm “nữ quái” chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ Hồ

Nhóm phụ nữ trong vai người buôn bán tụ tập chờ "con mồi"


(Dân trí) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...  
Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh  và bắt đầu một "ngày làm việc". Ai cũng đi đôi giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi “hóa trang” xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập "chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi tiền.
Những phụ nữ này thường đứng "săn" khách ở vị trí có đông người nước ngoài qua lại, mắt láo liên nhìn các hướng để xác định “con mồi”. Khi "con mồi" xuất hiện, họ bắt đầu tiếp cận bằng vẻ niềm nở, vồn vã để tạo sự thân thiện với du khách, sau đó vội vàng ấn đôi quang gánh vào vai mời chụp ảnh, tiếp theo là các hành vi úp nón lên đầu khách, lấy túi dứa dúi vào tay họ... Lúc này du khách vẫn chưa biết được ý đồ của mấy “bà bán rong”, chỉ khi bị đòi đến 5 đô la một túi dứa, hoặc 50-100 nghìn đồng, thậm chí nhiều hơn  cho việc "thuê quang gánh chụp ảnh" hay "mua hàng" thì khách mới té ngửa. Sau đó lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ, họ dùng số đông để áp đảo và thường thắng thế trong lúc đôi co với khách nước ngoài.
Một thủ đoạn khác cũng rất trắng trợn, họ chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ, khi khách trót trả tiền bằng đô la hay tiền mệnh giá lớn, họ moi ra một vốc tiền lẻ dúi vào tay khách rồi... chuồn.
Kết thúc màn "thuê quang gánh" và "bán hàng" như vậy, bao giờ cũng là cái lắc đầu, nhún vai ngán ngẩm chấp nhận việc đã rồi. Cứ thế rất nhiều du khách đã sa bẫy nhóm phụ nữ này, để rồi hằn lại một ấn tượng rất xấu về thủ đô Hà Nội, nơi đang chuẩn bị bước sang tuổi... 1000.
Trong khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng rong lừa đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian văn hóa tiêu biểu giữa thủ đô là điều không thể chấp nhận được.
Phóng viên Dân trí đã mất gần một tuần "theo" nhóm phụ nữ này để ghi lại những hình ảnh không đẹp dưới đây.

Lao tới ấn quang gánh vào du khách

Những hành động thiếu văn hóa khiến du khách bất bình

Nhưng không vì thế mà họ dễ dàng buông tha

Kẻ trước, người sau úp nón và ấn quang gánh vào vai  du khách và ... đòi tiền

Bị “hàng rong” quây thô bạo, nhiều du khách không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình

Nếu một người ép được du khách thì cả nhóm lao vào để dở nhiều thủ đoạn khác nhằm lấy tiền

Nhóm “hàng rong” này thường nhắm đến những du khách hiền lành đi đơn lẻ

  Hoặc đôi trai gái

Nếu du khách bất cẩn thì sẽ bị nhóm “hàng rong” móc tiền rất tinh vi và điệu nghệ

Khi chưa hay, du khách vui vẻ vì lầm tưởng đây là những người bán hàng tốt bụng

Rồi ngã ngửa khi bị đòi tiền
Dưới đây là trọn màn lừa đảo:

Chèo kéo và chụp nón

Rồi mồm năm miệng mười để dồn du khách

Từ 5 đến 7 đô la cho vài ba quả chuối hoặc vài miếng dứa gọt sẵn

Bị đòi tiền giá cắt cổ khách đã phản ứng lại nhưng đành chấp nhận 

Nạn trèo kéo : ở Hà nội ! Nối tiếp nỗi bất bình của độc giả bốn phương về hình ảnh những “nữ quái” chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ Hồ, hàng trăm phản hồi của bạn đọc lại được gửi tới Dân trí, thể hiện nỗi thất vọng, xấu hổ của người Việt Nam với những bạn bè quốc tế.   Theo chân nhóm “nữ quái” chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ Hồ
  Để người nước ngoài không thấy Việt Nam nhỏ bé    Quá ngỡ ngàng trước cảnh chèn ép du khách!

Bạn đọc: Nguyen Thi Hạnh
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng hành vi đáng lên án của nhóm phụ nữ nói trên cơ quan chức năng không phải không biết, chỉ là họ "không muốn" dẹp mà thôi. Một số khác lại bày tỏ băn khoăn: sau những hành vi trục lợi thiếu văn hóa của nhóm người này, liệu những nỗ lực quảng bá một hình ảnh Việt Nam thân thiện hiếu khách, một điểm đến an toàn, có còn tác dụng?

Dưới đây là một vài phản hồi đáng chú ý của một số bạn đọc:
Error! Filename not specified.
Một "nữ quái" đang mồm năm miệng mười để dồn du khách.
(Ảnh: Hữu Nghị)

Bạn đọc: Mr Long

Sau khi đọc bài báo tôi nhận thấy truyền thống văn hóa dân tộc đã bị mai một, hình ảnh của người lao động chân chất bị lợi dụng vì mục đích vụ lợi, hơn nữa những sự việc xảy ra giữa thanh niên bạch nhật mà không thấy cơ quan chức năng, cơ quan quản lý có động thái nào. Điều đó chứng tỏ chính quyền sở tại thờ ơ, bất lực và vô trách nhiệm. Theo tôi công an cần vào cuộc điều tra và căn cứ vào các chứng cứ mà báo chí cung cấp để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bạn đọc: Trần Minh Khuê

Nhà tôi ở phố Nguyễn Khuyến - phường Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Tôi thường xuyên đi qua lại Văn Miếu và nhìn thấy cảnh người bán hàng chén ép khách du lịch nước ngoài mua quần áo. Rất nhiều khách hàng căng thẳng nhưng vẫn không thoát được. Hiện tượng này diễn ra hàng ngày ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám

Thiết nghĩ các cảnh sát du lịch phải có biện pháp triệt để với việc này, để cứu vãn ngành du lịch Việt Nam. Nhìn các nước xung quanh ta như Thái Lan, Sing .., mọi người dân đều có ý thức chào mừng du khách đến đất nước mình và hiểu rằng càng nhiều nhu khách đến là nhiều của cải đến với đất nước. Việc tuyên truyền ở Việt Nam có lẽ còn ít quá.

Bạn đọc: Lê Thu Hoài

Thật là xấu hổ cho người dân Việt Nam. Một hành động thiếu văn hóa diễn ra giữa Thủ Đô khi chúng ta chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm. Mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng trên. Vì sắp tới nhiều du khách khắp nơi đổ về Trung tâm Thủ Đô để dự lễ kỉ niệm. Tôi mong sớm chấm dứt những hình ảnh xấu này.

Bạn đọc: Tân Tân

Sự việc này tôi cũng đã từng bắt gặp nhiều lần mỗi khi ra Hà Nội công tác. Cái cảnh trớ trêu thiếu văn hóa của những người bán hàng rong làm ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa Việt Nam. Đề nghị địa phương, các ngành, các cấp liên quan phải có trách nhiệm và biện pháp đối với các hành vi trên.

Bạn đọc: Nguyễn Thi Hạnh

Tôi là một người dân sống ở khu vực này nên phải chứng kiến hình ảnh này hàng ngày. Bài báo đã phản ánh đúng nhưng vẫn chưa đủ các mánh lới của nhóm “nữ quái” này. Ngoài chèo kéo, bắt chẹt, tráo tiền, móc túi, trộm cắp của khách nước ngoài, bọn chúng còn ngang nhiên quây khách lại, dọa nạt khách và cướp tiền luôn. Đáng xấu hổ hơn, sau mỗi lần cướp được tiền của du khách, bọn chúng còn trắng trợn khoe nhau ngay tại chỗ như đang khoe một thành tích. Mỗi lần chứng kiến cảnh này, quả thật tôi thấy nhục nhã. Tôi cũng đã từng phản ánh hiện tượng này tới công an khu vực nhưng “không hiểu sao” họ cứ làm ngơ. Mong các cơ quan báo chí lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để chấm dứt tình trạng này. Nếu không, khi bài báo bị lãng quên, hiện tượng này lại điềm nhiên tiếp diễn.

Bạn đọc: Nguyễn Thu

Chẳng phải nói gì tới người nước ngoài mà ngay cả chúng ta là dân sinh sống ở đây cũng bị những đối tượng đó bắt chẹt. Tôi nhớ đó là lần đầu tiên tôi đặt chân về Hà Nội (tôi sinh sống tại TPHCM), tôi đi chơi Hồ Gươm, vào chỗ gởi xe, đến lúc lấy xe thấy người trông xe lấy đắt quá tôi liền hỏi sao đắt vậy, thì nhận được câu trả lời quá sốc: “Mày nhìn kỹ mặt tao, lần sau không được gởi xe ở đây nữa”. Hỏi ra mới biết tình trạng như thế này diễn ra cũng khá thường xuyên tại khu vực này. Thật đáng buồn!

Bạn đọc: Nguyễn Quang

Chỉ có thể nói là quá xấu hổ, sốc và ghê tởm. Nó nói lên rằng văn hóa, đạo đức của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam không chỉ tụt hậu mà còn đi lùi lại so với bạn bè thế giới. Chính quyền đã rất thiếu trách nhiệm! Nếu đặt mình vào vị trí những vị khách du lịch thì không thể tưởng tượng nổi, không những mất tiền mà còn bị ám ảnh. Chúng ta đừng có mơ quá xa về những từ như “thanh lịch”, “người Tràng An”,

Bạn đọc: Nguyễn Tuấn Anh

Một thủ đô Văn hóa - Du lịch - Chính trị của cả nước tại sao lại có những hành động, cách cư xử thiếu văn hóa như vậy. Phải chăng đó là sự thờ ơ của xã hội, thờ ơ của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu những hành vi thiếu văn hoá, ý thức xây dựng như vậy tiếp tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp của Văn Hóa thân thiện, mến khách không chỉ của thủ đô mà còn là của cả một dân tộc. Tôi khẩn thiết mong muốn các cơ quan chức năng cần có những biện pháp ngay để vì một thủ đô xứng tầm là thủ đô Văn Hóa - Du lịch - Chính trị của cả nước và trong mắt bạn bè Quốc tế!

Bạn đọc: Ngô Nhựt Thắng

Từ trước tới giờ người Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài là những người rất hiền lành, đôn hậu, hiếu khách vậy mà khi tôi xem những tấm ảnh này mới thấy những từ ngữ tốt đẹp được dành cho người Việt Nam lại bị những người như thế đánh mất một cách vô văn hóa. Không thể để cho những “con sâu” này làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của người Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài. Mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc giải quyết không để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến văn hóa của chúng ta.

Bạn đọc: Annoying

Chuyện bình thường mà! Tôi cùng gia đình đã từng về Hà Nội chơi. Không những nhóm phụ nữ này mà còn cả những thanh niên đánh giày, bán hàng dạo quanh khu múa rối Thăng Long. Gia đình tôi cũng bị chèo kéo, quấy rối rất bực mình, tôi có nói 1 cách lịch sự là chúng tôi không có nhu cầu thi liền bị 1 cậu thanh niên buông lời chửi rủa thậm tệ. Rất may các thành viên khác trong gia đình tôii không biết tiếng Việt. Chúng tôi sẽ đưa vấn đề này vào sách Lonely Planet. Nếu Hà Nội không phải là quê hương của tôi thì chắc tôi sẽ chẳng bao giờ dám về Hà Nội nữa.

Bạn đọc: Khuất Văn Mầu

Về cảm nhận của cá nhân, tôi cảm thấy rất buổn và xấu hổ vì điều đó và những việc tương tự vẫn xảy ra, không chỉ với người nước ngoài mà cả với người mình. Tôi không đồng ý với bạn Nhím bởi bạn không nói rõ. Có những gánh hàng rong, những chén nước chè, những rác... đã nuôi lớn những tài năng, những tâm hồn... Về việc này và những việc tương tự ở mọi nơi, những người có người nhà, hoặc người thân nên suy nghĩ về điều này. Những người có trách nhiệm tại địa phương càng phải suy nghĩ. Đối với người nước ngoài làm xấu đi một hình ảnh Việt Nam. Đối với người Việt Nam làm xấu đi hình ảnh một địa phương và xấu đi hình ảnh một công việc mà cũng có thể gọi là một nghề.

Bạn đọc: Phạm Văn Doanh

Tôi nghĩ là công an phường hay đội trật tự đều biết cả, cái quan trọng là họ có dám làm triệt để hay không thôi. Tôi đã chứng kiến rất nhiều lần cảnh mấy cô gái rất trẻ tuổi 16-20 bán mấy bưu thiếp ở Đền Ngọc Sơn chèo kéo khách mua hàng: Người thì chào hàng, người khác thì tìm cách móc túi - Thật là buồn cho một thủ đô như Hà Nội lại có tình trạng đó kéo dài lâu nay. Hy vọng rằng qua bài báo này hiện tượng trên không còn nữa.

Bạn đọc: Tuấn Nguyễn

Là một sinh viên Việt Nam đang sống và học tập tại Nga tôi thấy thật sự thất vọng về thái độ cũng như nhân cách của những người đó. Bao nhiêu nỗ lực của người VN ở nước ngoài quảng bá cho VN đã trở thành con số 0 do những hành vi vô văn hóa của những người này.
Nếu xét khách quan thì nguyên nhân là do những cá nhân đó, nhưng theo tôi lỗi thực sự là ở các cơ quan chức năng thiếu năng lực, người dân không được đào tạo về nhận thức một cách đầy đủ. Cần có một hình thức xử lý nặng cho những kẻ như vậy. Rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc để trả lại tiếng thơm cho Hà Nội nói riêng và người VN nói chung. Hỡi các bạn trẻ, hỡi những người con VN, hãy làm gì đó trước khi quá muộn!