Thứ Hai, 21 tháng 6, 2010

TỘI ÁC BUÔN NGƯỜI

dinh cao tri tue
Đỉnh cao trí tuệ sáng tạo tài tình,
Dám nghĩ dám làm vườn hoang múa gậy’
Hoa Kỳ Lên Tiếng Về Buôn Người Ở VN
Chống Buôn Người
Việt Nam Bị Đưa Vào Danh Sách Theo Dõi Về Buôn Người
Hoa Thịnh Đốn, 14/6/2010 - Hôm nay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình hàng năm về nạn buôn người trên thế giới. Việt Nam bị phân hạng vào Danh Sách Theo Dõi (Watch List). Quốc gia nào nằm trong Danh Sách Theo Dõi hai năm liền tự động sẽ bị xếp vào hạng 3, nghĩa là hạng chót và sẽ đứng trước nguy cơ bị chế tài.

“Trong 2 năm qua chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và trưng dẫn chứng cớ không thể chối cãi rằng chính phủ Việt Nam đã dung túng, nếu không muốn nói là đồng loã, với tình trạng buôn lao động ngày càng phổ biến,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, phát biểu.
Trong rất nhiều năm Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào hạng 2, gồm các quốc gia có xảy ra tình trạng buôn người nhưng chính quyền chứng tỏ quyết tâm chống lại.
Theo Ts. Thắng, chính phủ Việt Nam đã rất khôn khéo trong việc che mắt quốc tế. Một mặt họ gia tăng truy tố nạn buôn tình dục còn mặt kia họ ém đi tình trạng buôn lao động. Ông cho biết là thảm trạng buôn lao động lớn gấp bội ở Việt Nam so với buôn tình dục mà thủ phạm là cá nhân thay vì giới chức chính quyền.
“Một số giới chức chính quyền cao cấp ở Việt Nam khai thác chính sách xoá đói giảm nghèo để khuyến khích người dân quê đi lao động ngoài nước và rồi toa rập với các công ty xuất khẩu lao động để buôn người,” Ông giải thích.
Hiện nay Việt Nam không có luật chống buôn người mà chỉ có 2 điều liên quan đến buôn phụ nữ và trẻ em cài vào luật hình sự. Các tổ chức chống buôn người hoạt động ở Việt Nam chỉ được tập trung vào chống buôn tình dục. Chính vì luật Việt Nam không bao gồm buôn lao động nên số thống kê về nạn buôn lao động năm nào cũng là con số không và đó là con số mà Việt Nam trình bày với Hoa Kỳ cũng như quốc tế.
Đầu năm 2008 BPSOS cùng với một số tổ chức người Việt và quốc tế thành lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) với mục đích bài trừ tận gốc rễ tình trạng buôn lao động từ Việt Nam ngày càng thêm trầm trọng.
Theo Ts. Thắng, cũng là đồng sáng lập viên của Liên Minh CAMSA, liên minh này tập trung vào các quốc gia tiếp nhận người lao động Việt Nam như Jordan, Mã Lai, Đài Loan và cả Hoa Kỳ để qua đó chứng minh được rằng có tình trạng buôn người từ Việt Nam.
“Một khi Hoa Kỳ và các quốc gia này xác minh rằng có tình trạng buôn lao động từ Việt Nam thì chính phủ Việt Nam không thể nào phủ nhận được nữa,” Ông nói.
Trong 2 năm hoạt động Liên Minh CAMSA đã thu thập ngày càng nhiều chứng cớ về tình trạng buôn lao động từ Việt Nam. Các hồ sơ này đều được chuyển cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Theo Ts. Thắng, mục tiêu của Liên Minh CAMSA trong 12 tháng tới đây là vận động áp lực quốc tế, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, để Việt Nam thông qua luật chống buôn người trong đó bao gồm buôn lao động
“Luật này sẽ là bước tiến quan trọng cho việc bài trừ nạn buôn lao động tận gốc. Việc chấp pháp đúng đắn chắc chắn sẽ là một vấn đề lớn nhưng chúng ta sẽ có căn bản pháp lý để đối phó với thủ phạm, kể cả các giới chức chính quyền liên luỵ, và bảo vệ cho nạn nhân,” Ts. Thắng nói.
Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nâng Đài Loan lên hạng 1, nghĩa là hàng đầu trong chính sách chống buôn người. BPSOS và sau đó Liên Minh CAMSA đã đóng góp cho nỗ lực thay đổi chính sách của Đài Loan trong 5 năm qua.
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
Nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009-10-30
Tại buổi hội thảo về tệ nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á được tổ chức tuần trước đại học George Washington miền Đông Bắc Hoa Kỳ, một lần nữa tệ nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm từ Việt Nam sang Kampuchia lôi kéo sự chú ý của người tham dự. Thanh Trúc có bài chi tiết:
Hai nhân chứng của tệ nạn buôn người cô Sina Vann người gốc Việt Nam và bà Veero người Pakistan
Hiện diện của nhân chứng sống
Buổi hội thảo,  do Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Về Châu Á thuộc đại học George Washington  tổ chức tuần trước,  cho thấy nạn  buôn người ở Nam và Đông Nam Á vẫn là vấn đề nhức nhối  khi mà  quá  nhiều phụ nữ và trẻ con  bị lạm dụng vào đường lao động cực nhọc do nợ nần chồng chất như tại Pakistan,  hoặc bị buôn vào đường mãi dâm thiếu nhi từ Việt Nam sang Campuchia.
Mở đầu buổi hội thảo, Giáo sư  Shawn McHale, giới thiệu hai nhân chứng điển hình của tệ nạn nô lệ và buôn người , bà Veero người Pakistan, cô Sina Vann, thiếu nữ gốc Việt bị gạt bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm, sau được hai tổ chức ngoài chính phủ cứu thoát. 
Mở đầu buổi hội thảo, Giáo sư  Shawn McHale, giới thiệu hai nhân chứng điển hình của tệ nạn nô lệ và buôn người , bà Veero người Pakistan, cô Sina Vann, thiếu nữ gốc Việt bị gạt bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm, sau được hai tổ chức ngoài chính phủ cứu thoát. 
Vào ngày 13 vừa qua, cả hai đến Hoa Kỳ nhận giải thưởng Frederick Douglas vì những cố gắng trong việc tự phục hồi bản thân cũng như nổ lực tuyên truyền và giúp đỡ những phụ nữ và trẻ em chẳng may bị đưa đẩy buôn bán vào đường lao động và nô lệ tình dục như họ trước kia. 
Tại buổi hội thảo, hai người được gọi là sống sót từ tệ nạn buôn người đã trình bày trường hợp của mình cũng như trả lời thắc mắc từ những người tham dự.
Lên tiếng trước cử tọa đa số là sinh viên thuộc Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Về Châu Á của  đại học George Washington , Sina Vann cho biết cô bị một người hàng xóm ở Việt Nam gạt bán qua Kampuchia năm 13 tuổi.Trong suốt hai năm cô đã phải phục vụ đủ loại khách du lịch nước ngoài đến Xứ Chùa Tháp để chung đụng với trẻ vị thành niên.
Sau khi được Somaly Mam, một tổ chức ngoài chính phủ  ở Kampuchia cứu thoát và giúp phục hồi nhân phẩm để hoà nhập trở lại với xã hội, Sina Vann  trở thành cộng sự viên đắc lực trong công tác phòng chống và cứu vớt những nạn nhân  của tệ nạn mãi dâm thiếu nhi tại Campuchia.
Sina Vann cho biết cô bị một người hàng xóm ở Việt Nam gạt bán qua Kampuchia năm 13 tuổi.Trong suốt hai năm cô đã phải phục vụ đủ loại khách du lịch nước ngoài đến Xứ Chùa Tháp để chung đụng với trẻ vị thành niên.
Phương cách phòng chống, xử lý và bảo vệ
Với cô, hôm 13 vừa qua, ngày được tổ chức Free The Slaves tức Giải Thoát Nô lệ ở Mỹ trao tặng giải Frederick Douglass , là lúc  cô cảm thấy tiếng nói của nạn nhân nạn buôn người được lắng nghe:
“Xin hãy cứu những nạn nhân bị buôn người bất cứ lúc nào quí vị có thể giúp. Nếu quí vị không giúp thì chúng tôi, những nạn nhân, sẽ chết dưới tay những tội phạm buôn người.
Tôi nói như vậy bởi tôi đã chết từ lúc đặt chân lên Kampuchia. Sina Vann đứng trước quí vị bây giờ là Sina Vann lớn lên trong bạo hành, hận thù và đau đớn. Sina Vann còn tranh đấu được vì Sina Vann được tiếp thêm sức mạnh để đến với những kẻ bị hành hạ đau khổ như mình trước kia.”
Tiếp lời Sina Vann, bà Laura Lederer, phó chủ tịch của Global Centurion, trước từng là giám đốc kế hoạch toàn cầu phòng chống tệ nạn buôn người thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phát biểu:
Nạn buôn người được nói đến từ lâu, và  từ trường hợp của Sina Vann người ta có thể hỏi những kẻ có nhu cầu mua bán con người,  những kẻ có khuynh hướng thích chung đụng thích lạm dụng thiếu nhi là những ai để từ đó, bà nói tiếp, trừng trị họ bằng luật pháp:
Xin hãy cứu những nạn nhân bị buôn người bất cứ lúc nào quí vị có thể giúp. Nếu quí vị không giúp thì chúng tôi, những nạn nhân, sẽ chết dưới tay những tội phạm buôn người. Tôi nói như vậy bởi tôi đã chết từ lúc đặt chân lên Kampuchia. Sina Vann đứng trước quí vị bây giờ là Sina Vann lớn lên trong bạo hành, hận thù và đau đớn.
Cô Sina Vann
Trước đó Hoa Kỳ có ba phương cách là phòng chống, xử lý, bảo vệ, sau được  ngoại trưởng Hillary Clinton thêm vào phương cách thứ tư là liên kết giúp đỡ.
Cô Sina Vann trả lời phóng viên Thanh Trúc đài RFA
Nói tới phòng chống thì không chỉ đơn thuần là giáo dục hay tuyên truyền mà còn phải khuyến cáo rằng  luật pháp có cách để chận đứng tệ nạn trước khi nó có thể xảy ra . Rất  cần thiết phải cũng cố gia đình, phát triển kiến thức , tạo cơ hội công ăn việc làm cho các thành phần ít học trong xã hội. Nhìn xa hơn  là hổ trợ  sự tăng trưởng kinh tế  xã hội cho các quốc gia nghèo . Khoảng cách giàu nghèo quá lớn là yếu  tố  dẫn tới tệ buôn người. Nói là vậy nhưng   phòng chống quả là một quá trình vận động lâu dài và liên tục.
Phòng chống phải  được coi là vấn đề ưu tiên bởi  một khi đã  bị bán và bị lạm dụng thì coi như con người đó bị huỷ hoại từ tinh thần  đến thể xác đến cảm xúc  lẫn cuộc sống cả đời họ mà muốn  phục hồi nhân phẩm và kéo họ trở về với đời thường không phải chuyện đơn giản một ngày một buổi.
Phỏng chốngxử lý và trừng phạt kẻ buôn người là thế nào? Cũng vậy, tiên quyết của chính sách là luật lệ nghiêm minh. Người ta có thể  đề ra bao nhiêu là luật bao nhiêu là chính sách nhưng nếu không áp dụng và không thức thi một cách nghiêm túc thì những kẻ buôn người, những kẻ mua bán trẻ thơ, những kẻ lạm dụng thiếu nhi vẫn nhơn nhơ ngoài vòng pháp lưật .
Phòng chống phải  được coi là vấn đề ưu tiên bởi  một khi đã  bị bán và bị lạm dụng thì coi như con người đó bị huỷ hoại từ tinh thần  đến thể xác đến cảm xúc  lẫn cuộc sống cả đời họ mà muốn  phục hồi nhân phẩm và kéo họ trở về với đời thường không phải chuyện đơn giản một ngày một buổi.
Thế thì phòng chống và xử phạt đâu có ý nghĩa gì? Nói đến luật lệ nghiêm túc là nói đến tinh thần thượng tôn pháp luật để chống tệ nạn buôn người đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức nhiều khía cạnh , trong đó đáng chú ý đáng phòng nhất chính là du lịch đến các nước nghèo để tìm cách chung đụng với thiếu nhi ở những nước ấy.  
Đường giây Việt Nam Campuchia
Giám đốc Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Châu Á , giáo sư Shawn McHale, đề cập đến khái niệm cung và cầu trong lãnh vực buôn người:
Dưới mắt ông, tệ nạn buôn người xuyên biên giới đang trở thành hiện tượng phổ biến không riêng vùng Nam và Đông Nam Châu Á mà ở nhiều nơi khác trên thế giới châu khác trên thế giới:
Đề cập đến tình trạng buôn phụ nữ trẻ em  tại hai nước Đông Nam Á là Việt Nam và Kampuchia, giáo sư McHale nói rằng dựa vào kinh nghiệm nghiên cứ đã qua thì ông có thể khẳng định :
Vùng biên  giữa  Kampuchia và Việt Nam gần như là một khu vực mở mà người của hai quốc gia có thể qua lại hàng ngày. Cũng dể hiểu vì sao một cô bé 13 tuổi từ Việt Nam được đưa sang bên kia biên giới để vào đất Kampuchia một cách dể dàng. Vấn đề ở đây là thực sự có bao nhiêu người mỗi  ngày băng sang biên giới để buôn bán làm ăn, bao nhiêu phụ nữ và trẻ con được đưa sang biên giới để rồi bị buôn bán vào đường mãi dâm ở bên  đó. Buôn người là  một vấn đề hiện hữu tại biên giới Việt Nam Kampuchia.
Về sự kiện là có rất nhiều trẻ gái Việt Nam bị bán vào đường mãi dâm, còn gọi là những quán gái, ngay trên đất Kampuchia , hoặc từ Việt Nam sang Kampuchia, cô Sina Vann nói với đài Á Châu Tự Do:
Rất là nhiều người Việt Nam mình lên trên đây , tôi xin thẳng tay  nói với cha mẹ Việt Nam là xin đừng đưa con ra nước ngoài, đừng  đưa con lên xứ người ta . Con mình lên đây làm cái nghề này không có gì vui cũng không có gì tốt. Rất là khổ. Đi “dù” với người ta người ta đánh người ta đập người ta làm tội dữ lắm,
Cô Sina Vann
Rất là nhiều người Việt Nam mình lên trên đây , tôi xin thẳng tay  nói với cha mẹ Việt Nam là xin đừng đưa con ra nước ngoài, đừng  đưa con lên xứ người ta . Con mình lên đây làm cái nghề này không có gì vui cũng không có gì tốt. Rất là khổ. Đi “dù” với người ta người ta đánh người ta đập người ta làm tội dữ lắm, không phải được tiền người ta dễ đâu. Con trai con gái ba bốn tuổi phải kiếm tiền mà đi “dù” với khách  toàn là đi miệng không. Cha mẹ không tính con, sanh con ra rồi bán con để nuôi mình ên, sanh con ra để lợi dụng con luôn.
Cái  hậu quả kinh khủng mà cô Sina Vann được hỏi đến khá nhiều là căn bệnh AIDS lây truyền qua đường quan hệ  không an toàn mà những nạn nhân của nô lệ tình dục mắc phải. Cô nói cô không rõ con số chính xác về những nạn nhỏ tuổi bị AIDS,  nhưng nếu đề cập đến những em nhỏ Việt Nam trong các quán gái khi chẳng may  vướng phải HIV thì sẽ bị chủ chứa đuổi đi.
Em xin bên công an Việt Nam, xin làm sao đừng cho phụ nữ Việt Nam lên Kampuchia nhiều lắm. Tại vì Việt Nam mình lên trên đây làm gái xứ người ta quá trời nhiều, lây AIDS lây SIDA nhiều lắm. Chết vì AIDS bỏ xác bên này không biết con ai ra con ai.
Cô Sina Vann
Con đường duy nhất để kiếm sống, cô trình bày tiếp, là tìm đến những quán gái những quán mát xa khác , còn không thì tìm đường trở về Việt Nam.  
Em xin bên công an Việt Nam, xin làm sao đừng cho phụ nữ Việt Nam lên Kampuchia nhiều lắm. Tại vì Việt Nam mình lên trên đây làm gái xứ người ta quá trời nhiều, lây AIDS lây SIDA nhiều lắm. Chết vì AIDS bỏ xác bên này không biết con ai ra con ai.
Bổ túc vào chi tiết cô Sina Vann vừa nói, ông Shawn McHale cho biết: 
Số người bị  AIDS tại Việt Nam không chỉ ở các thành phố lớn  mà còn có rất nhiều ở vùng An Giang. Phải nói  An Giang là điểm đến và đi của những người hàng ngày qua lại biên giới Việt Nam Kampuchia. Có thể nói không sai con số phần trăm những người hành nghề mãi dâm  mắc bệnh AIDS ở khu vực biên giới này là 25% , nghĩa là cao một cách đáng sợ, cao hơn bất cứ nơi nào khác trong đất nước Việt Nam.
Vẫn theo lời ông, nói về bệnh AIDS lây lan qua đường mãi dâm thì không chỉ đô thị mà thôn quê cũng có nhiều , đặc biệt những vùng ven biên nơi người ta có thể đi qua nước khác dễ dàng như trường hợp vùng An Giang nằm giữa biên giới Việt Nam và Kampuchia.
Hội nghị về nạn buôn người ở châu Á
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2008-09-16
Ngày 6 Tháng Chín 2008 vừa qua, một hội nghị về nạn buôn người tại Châu Á với chủ đề Giúp Nạn Nhân Phục Hồi Và Tái Hoà Nhập Xã Hội, diễn ra tại Đại Học Cộng Đồng Thành Phố Harrisburg ở miền Trung của tiểu bang Pennsylvania.
Trẻ em được rao bán trên internet
Đó là lời của diễn giả chính, bà Kelly Ryan, Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ chuyên trách Văn Phòng Dân Số,  Tị Nạn và Di Dân, thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Ngày càng bành trướng Buổi hội thảo được thực hiện bằng Anh ngữ vì có nhiều người ngoại quốc tham dự, phối hợp giữa Trung Tâm Quốc Tế Xã Hội tại Thành Phố Harrisburg và  Hội Cử Tri Việt Mỹ ở Virginia, nhằm mục đích cảnh báo, thảo luận phương thức phòng chống , phương thức pháp lý hầu tiến tới biện pháp trừng trị những kẻ lạm dụng con người để trục lợi, phương cách hữu hiệu để phục hồi và giúp nạn nhân trở lại đời sống bình thường, sau hết là giảm thiểu và bài trừ nạn buôn người dưới mọi hình thức. 
mục đích cảnh báo, thảo luận phương thức phòng chống , phương thức pháp lý hầu  trừng trị những kẻ lạm dụng con người để trục lợi, phương cách hữu hiệu để phục hồi và giúp nạn nhân trở lại đời sống bình thường, sau hết là giảm thiểu và bài trừ nạn buôn người . 
Tưởng cần  nhắc là khi đề cập đến tệ nạn buôn người thì nhiều phần đó là chuyện buôn  phụ nữ và trẻ em vào đường mãi dâm, biến nạn nhân thành nô lệ tình dục trong kỹ nghệ mãi dâm từ  vùng này qua vùng khác, từ nước này qua nước khác. 
Tiến sĩ Trương Ngọc Phương, Giám Đốc Trung Tâm Xã Hội Quốc Tế  Thành Phố Harrisburg, cho rằng không phải ai nấy  ở Pennsylvania, và tại thành phố Harrisburg, đều ý thức được là  tệ nạn buôn người đang bành trướng nhanh chóng ở Á Châu mà đặc biệt là ở Việt Nam trong vòng vài năm trở lại đây.
Tiến sĩ Trương Ngọc Phương : Cho nên chúng tôi mới tổ chức hội nghị này tại đây để, thứ nhứt là gióng lên tiếng chuông cho họ biết về cái tệ đoan xã hội này, thứ hai là kêu gọi sự giúp đỡ và quảng bá.
Bà Jackie Bông, Chủ Tịch Hội Cử Tri Mỹ Việt, cho biết hội nghị phòng chống buôn người ở Harrisburg  lần thứ ba này, cũng là lần cuối, do tổ chức của bà đảm trách. Bà nói là đương nhiên lần nào  vấn đề buôn người tại Việt Nam cũng được nêu lên để cảnh giác và tìm cách giải quyết.  Hội nghị đầu tiên đã diễn ra  tại Quốc Hội Mỹ vào Năm 2006,  hội nghị lần hai tại Đại Học Chapman ở California vào Năm 2007.
Bà Jackie Bông : Chúng tôi mời những người của Bộ Ngoại Giao chuyên làm việc với Việt Nam và nhiều quốc gia khác; và chúng tôi muốn biết Bộ Ngoại Giao có những chương trình gì để giúp đỡ, không phải tại Việt Nam mà tại những quốc gia khác. Chúng tôi cũng có mời Rapha House, trung tâm để giúp cho mấy em Việt Nam, cũng như là Cam Bốt ở bên Cam Bốt. Chúng tôi thấy chính là chúng ta phải nói cho những người khác hiểu biết tới.
Đại diện Thống Đốc Pensylvania, Tiến sĩ  Donald Morabito, Giám Đốc Phòng Giao Tế Nhân Sự: 
Tôi nghĩ là vấn đề buôn người không phải là chỉ được nêu lên trong lãnh vực địa phương như quí vị đang làm mà  trên bình diện rộng lớn hơn thì  chính phủ liên bang và cả Liên Hiệp Quốc cũng đang tìm cách đối phó. Thông  điệp mà tôi muốn gởi ra ở đây là một tiểu bang như Pensylvania cũng ghi nhận dữ kiện, cũng có sự quan tâm  đến  vấn nạn buôn bán con người, vì thế  chẳng nên  coi nhẹ vai trò cũng như sự quan tâm ấy.
Tôi nghĩ là vấn đề buôn người không phải là chỉ được nêu lên trong lãnh vực địa phương như quí vị đang làm mà  trên bình diện rộng lớn hơn thì  chính phủ liên bang và cả Liên Hiệp Quốc cũng đang tìm cách đối phó.
Tiến sĩ  Donald Morabito
Có điều chúng tôi cần  được thông báo và cần được trình bày cho thấy cốt lõi của vấn đề để từ đó suy ra đâu là phương hướng giải quyết  vấn nạn đang trở nên nghiêm trọng tại các nước phát triển ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. 
Trả lời câu hỏi  về tệ trạng buôn người tại Châu Á và tại Việt Nam, hiện vẫn giữ bậc hai, tức quốc gia có vấn đề trong phúc trình buôn người trên thế giới Năm 2008 mà Bộ Ngoại Giao công bố hàng năm, bà Kelly Ryan tuyên bố:
Tôi hy vọng cử tọa nhận rõ tầm  mức nghiêm trọng của vấn đề buôn người, để thấy bên cạnh  nổ lực bài trừ thì vẫn còn nhiều chuyện khác rất quan trọng cần  phải hoàn tất. Đối với tôi,  phải cần một  thời gian nhất định trong công việc giúp đỡ, hổ trợ cho nạn nhân của nạn buôn người trước khi có thể nhìn thấy kết quả là sự phục hồi và sự tái hoà nhập vào xã hội chung quanh. Nhưng một điều quan trọng hơn nữa là làm thế nào để nạn nhân muốn hoàn lương được  xã hội chấp nhận mà không kỳ thị, không dẫn đến tình trạng thường thấy là người muốn hoàn lương bị rơi trở lại vào con đường cũ.
Việt  Nam đã có nhiều tiến bộ trong công tác  đối phó, giảm thiểu và hổ trợ nạn nhân buôn người. Đại Sứ Quán  Hoa Kỳ ở Hà Nội vẫn  làm việc sát với chính quyền Việt Nam không  ngoài mục đích thúc đẩy và  khuyến khích chính phủ nước này tích cực hơn nữa trong lãnh vực phòng chống và bài trừ nạn buôn người.  
Ngoài bà  Kelly Ryan, bốn thuyết trình  viên khác cũng trình bày đề tài phục hồi và tái hoà nhập xã hội đối với nạn nhân bị buôn bán.  Bên cạnh đó, Tiến sĩ  Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành tổ chức Boat People SOS, dẫn giải về một hình thức gọi là buôn người mà ít ai chú ý tới, đó là chính sách xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang các nước Châu Á hoặc Trung Đông.
Biện pháp phòng ngừa
Thuyết trình viên Diệp Vương, Chủ Tịch tổ chức Pacific Links (Vòng Tay Thái Bình), hoạt động ba năm nay tại An Giang và Đồng Tháp  qua chương trình ADAPT nhằm hỗ trợ nạn nhân buôn người từ Việt Nam sang Kampuchia, phát biểu:
Cái khó khăn của cái hoà nhập tại địa phương, cái nhận thức để mà nhìn ra được cái chuyện này là cái chuyện mình phải giúp đỡ vì đây là những nạn nhân. Rồi giúp đỡ với cái gì nữa thì là cái phần nhà nước Việt Nam phải có bỏ công sức vô đó nữa.
Trong cái chương trình này chú trọng rất là đặc biệt về vấn đề phòng ngừa. Trong 3 phần của chúng tôi làm việc trong cái phòng ngừa đó thì có phần về học bổng cho các em còn đang ở tại trường. Cái thứ hai là giúp đỡ tìm việc làm và dạy nghề cho các em mà đã bỏ học rồi. Cái thứ ba là chúng tôi làm việc với các em đã bị bán mà trở về hay là trốn được về thì cái  phần thứ ba là cái công sức bỏ vô đó thì rất là nhiều.
Một số trẻ em bị bán qua Malaysia được giải thoát
Những cái trăn trở của chúng tôi khi mà làm cái công tác tái hội nhập cho các em thực sự một cái điều dễ nhận thấy là cái ngày các em đi và cái ngày các em trở về thì cái cộng đồng, cái nơi mà các em đi từ chỗ đó và cái lúc mà các em về đó, tới ngày hôm nay cũng đâu có giàu có hơn, đâu có khá hơn, đâu có gọi là thêm được cái gì mới đâu.
Thì, khi mà nhận các em trở lại và trong cái quá trình mà tái hoà nhập những nguồn lực ở tại địa phương coi như không có, mà như vậy thì ngoại trừ cái chuyện mà em biết là em bị gạt đó chưa chắc gì người chung quanh biết là em bị gạt, mà chưa chắc gì có cái nguồn lực tại địa phương đó để giúp đỡ cho gia đình em và cho em có một cái đường tái hoà nhập và có cái nghề hay là có một cách để mà trở lại đi học, v.v..
Rõ ràng là vấn đề nhận thức ở tại những cái địa phương này thì báo cũng không ai có tiền để mà đọc, đài phát thanh thì nhiều khi cũng ít có người lắng nghe.
Cái khó khăn của cái hoà nhập tại địa phương, cái nhận thức để mà nhìn ra được cái chuyện này là cái chuyện mình phải giúp đỡ vì đây là những nạn nhân. Rồi giúp đỡ với cái gì nữa thì là cái phần nhà nước Việt Nam phải có bỏ công sức vô đó nữa.
Theo lời thuyết trình viên Phạm Thị Thu Trang, từng có quá trình hoạt động cùng một tổ chức NGO nước ngoài để giúp đỡ trẻ đường phố Việt Nam, hiện đang học chương trình tiến sĩ về an sinh xã hội tại Đại Học New York, thì chuyện phục hồi và tái hoà nhập xã hội đối với nạn nhân bị buôn bán đang diễn ra khá tốt ở Việt Nam. Vấn đề cô muốn nhấn mạnh ở đây là Việt Nam coi chuyện buôn bán thiếu nhi chỉ xảy ra khi trẻ bị bán qua nước khác, trong lúc tệ nạn này xảy ra rất nhiều ở trong nước:
Trong nước hiện nay, theo định nghĩa chung thì khi mua bán người thì chỉ trao đổi về trẻ được mua bán ra nước ngoài, nhưng tất cả mọi vấn đề trẻ đang diễn ra song song trẻ đưa từ thành phố này sang thành phố khác, hoặc là quận này sang quận khác.
Nếu đúng theo định nghĩa quốc tế, mua bán người có nghĩa là vận chuyển cho mục đích mua bán, tuyển dụng, sử dụng lao động trẻ vị thành niên và bắt buộc trẻ phải làm với một thời lượng trên 20 tiếng. Đó là trái với luật Việt Nam. Nhưng cái vấn đề quan trọng hiện nay là ở Việt Nam không cho đó là mua bán người, mà Việt Nam cho đó là trẻ lao động sớm, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng sức lao động, chứ họ chưa cho đó là mua bán. Bây giờ làm thế nào để nhận dạng vấn đề đó đúng là mua bán người để khi hiểu đúng thì người ta có chiến lược đúng.
Trung Tâm Rapha House
Tiếp lời hai diễn giả Diệp Vương và Trang Phạm, bà Stephanie  Freed, Giám Đốc Rapha House,  trung tâm tiếp nhận nạn nhân bị buôn người của Hoa Kỳ ở Kampuchia mà trong đó có một số trẻ Việt Nam,  thì chức năng của Rapha House là phục hồi nhân phẩm, giáo dục và đưa nạn nhân trở lại đời sống bình thường với việc làm bình thường.
Bà khẳng định, chủ trương của Rapha House là dạy cho nạn nhân biết các em xứng đáng được giúp đỡ, được phục hồi nhân cách và được sống như những người khác.
Tôi nghĩ có rất nhiều người không biết là chúng ta có đủ mọi cách để giúp các em trở nên khéo léo, có giáo dục, có cơ hội lựa chọn..  Đã có hàng ngàn và hàng ngàn trẻ Việt Nam bị bán qua Kampuchia để hành nghể mãi dâm, các em bị bán vào thủ đô và những thành  phố du lịch xứ này.
Rapha House có nhận một số em nhỏ Việt Nam mà cảnh sát đưa tới. Những em Việt Nam mà tôi  có dịp tiếp xúc kể với tôi rằng các em chưa muốn về ngay, các em chia sẻ với tôi ước mơ trở thành một cô thợ làm tóc hoặc làm chủ một hàng xén nhỏ. Tôi thực lòng mong các em có được một tương lai như thế.
Tôi nghĩ có rất nhiều người không biết là chúng ta có đủ mọi cách để giúp các em trở nên khéo léo, có giáo dục, có cơ hội lựa chọn..  Đã có hàng ngàn và hàng ngàn trẻ Việt Nam bị bán qua Kampuchia để hành nghể mãi dâm,
Stephanie  Freed, Giám Đốc Rapha House
Đến với hội nghị buôn người ở Harrisburg, Thanh Trúc gặp một số bạn trẻ Mỹ gốc Việt. Các bạn hiểu thế nào về nguyên nhân và hệ lụy của những hình thức buôn phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam?
Yến : Em tên là Yến. Người Việt Nam mình qua Cambodia, rồi Korea, hay là China, em nghĩ không phải là ngoài con gái mà con trai cũng có bị luôn.Thì mình biết để mình chống lại, để mình giúp cho người ta, tại họ đâu có còn đường lựa chọn khác nữa đâu.
Thiện : Em tên là Thiện. Bài trừ cái này thì mình phải cho những người Việt Nam họ hiểu biết về cái chuyện này. Em quan tâm nên bữa nay em mới đi chớ.
Bảo Trí :  Tên em là Bảo Trí.  Ba mẹ em cũng nói về những người ở bên Việt Nam mà đi qua bên Taiwan (Đài Loan) đương nhiên là họ đám cưới, nhưng mà họ bị lừa hay bị gạt, rồi họ bị giống như bán trong mấy cái brothels. Em cũng nghe về vấn đè những người mà họ bán con họ, thường thường ở quê họ nghèo lắm, rồi họ có nhiều con nữa. Còn những người lừa nó có cái mác thiệt là đỏ, nó có người mua. Giống như cái này nó cũng dính với nghèo, hay là giàu chỗ nào cúng có mãi dâm. Buôn người thì do cái nghèo mà ra.  Thì đa số những nước Châu Á khác nó giàu hơn, nó mua con gái qua làm trong cái market ở đó, nó có người  mua. Cái này nó dính tới mãi dâm. Còn những con gái bên Việt Nam nó mua bán qua cũng rẻ hơn nữa.
Vân : Em là Vân. Lúc trước em về Việt Nam em thấy giống như gia đình không có tiền đó, rồi phải gả con qua bên Đài Loan để có một số tiền để làm ăn. Cái xã hội, cái kinh tế nó không có đủ để mà sinh sống này nọ nên bởi vậy người ta phảỉ tình nguyện qua một cái trung gian, giống như người ta tự bán người ta, tại vì ở bên Việt Nam người giáu thì quá giàu mà người nghèo thì quá nghèo, dù cho làm cái gì chăng nữa cũng vẫn nghèo.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm  ngưng ở đây. Thanh Trúc hẹn tái ngộ quí vị tối Thứ Năm tuần tới.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
Trẻ em trai Việt Nam hành nghề mãi dâm ở Malaysia
2008-02-28
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Tệ nạn thiếu nhi Việt Nam bị đưa sang nứơc khác để hành nghề mại dâm, điển hình như qua Campuchia, bằng cách này cách khác đã được Thanh Trúc trình bày nhiều lần trên mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi mấy năm qua.
Gần đây nhất, vào tháng 11-2007, Thanh Trúc giới thiệu đến quí vị bộ phim Holly của đạo diễn Guy Jacobsen, thuật lại cuộc đời một bé gái Việt Nam bị buôn đi bán lại từ nhà chứa này qua nhà thổ khác ở Campuchia.
Một cảnh trong phim Holly. Hình chỉ mang tính minh hoạ.
Phim Holly mở cánh cửa vào mặt thật kinh hoàng của kỹ nghệ thu mua và lạm dụng tình dục thiếu nhi mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từng gọi là hình thức nô lệ thời hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn một hình thức mua bán tình dục đáng sợ hơn mà không có mấy ngừơi trong và ngoài nước biết đến để đề phòng.
Qua câu chuyện hôm nay, Thanh Trúc mời quí vị nghe người kể, cũng là nhân chứng, Linh mục Martino, một lần nữa cảnh giác và báo động sự kiện một số em trai Việt vị thành niên đang hành nghề mãi dâm tại Malaysia.
Là ngừơi đặt niềm tin vào Thượng Đế, vào lương tâm của mình và của những người tốt lành trên Trái Đất, linh mục Martino tự nguyện dấn thân vào những hang ổ tăm tối của các đường dây mạu dâm từ Campuchia qua đến Malaysia để nói lên sự thật đằng sau thế giới tối tăm đó.
Mời quí vị bước vào câu chuyện với Linh mục Martino:
Linh mục Martino: Mình là một Linh mục Công Giáo thuộc giáo phận Santa Ana của Tiểu Bang Georgia (Hoa Kỳ). Rất vui khi chị cho phép mình đến đây chia sẻ, nói lên cái vấn nạn đang xảy ra đối với những trẻ em Việt Nam. Có rất là nhiều người họ hay đặt câu hỏi là những việc gì cha làm, cha làm như thế nào, thì thực sự ở dây là năm thứ 11, năm chính thức mà mình làm việc với các trẻ bụi đời, mình đã đi trên 21 nước trên tòan thế giới, sống với các trẻ bụi đời từ những năm mình còn học đại học, trừ những năm trước khi mình đi tu.
Rồi bắt đầu từ Mùa Hè năm 2000 là mình chính thức làm thêm một phần nữa, đó là mình làm việc với các trẻ vị thành niên, các bé gái bị bán để làm nô lệ tình dục bên Campuchia. Những em này là những em thực sự, thưa với quý vị, có những em chỉ mới 11-12 tuổi, rất là đau thương. Và cứ hàng năm mình đều làm như vậy và năm nay đã là năm thứ 7 và thực sự bước qua năm thứ 8 rồi.
Thanh Trúc: Thưa Linh Mục, khi mà dấn thân vào công việc thì Linh Mục có gặp những khó khăn nào không?
Linh mục Martino: Thực sự là mình gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là ai cũng biết đời linh mục Công Giáo của mình là mình sống tinh khiết, có nghĩa là mình không có được ăn ở hay quan hệ tình cảm hay cả thân xác đối với người khác phái, mà khi mình bước vô cuộc sống như vậy thì thật sự mình vô trong đó mình sống với các em đó, tức là mình thuê các em như một người đi ăn chơi, thuê 3-4-5 em như vậy, mình sống cả tuần với các em và mình vẫn phải nói mình là người Singapore, không biết nói tiếng Việt.
Thanh Trúc: Đó là lúc Linh Mục bắt đầu đến với các em gái nhỏ Việt Nam bị bán ở Campuchia?
Linh mục Martino: Thưa đúng. Cái quan trọng là khi mình sống với các em cả tuần, như vậy mình đi chơi với các em và các em mới bắt đầu nói ra các câu chuyện, nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Đó là những lúc thực sự mình nghe và mình hiểu hết. Và thật sự với chị, dĩ nhiên nó có những cám dỗ thì mình tin tưởng Chúa giúp mình vượt qua được. Nhưng mà cái khó khăn và cái đau đớn nhất của mình là khi mình nghe những câu chuyện đó bằng tiếng Việt, mình hiểu hết được, nước mắt nó cứ muốn rơi từng dòng. Nhưng mà không thể khóc được chị, bởi vì mình khóc là các em đó biết được mình biết tiếng Việt thì là tất cả mọi chuyện đều đổ vỡ.
Thanh Trúc: Đên đây thì Thanh Trúc cũng xin chân thành cảm ơn Linh Mục đã sẵn sàng chia sẻ với Thanh Trúc trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay. Linh Mục có thể nào thuật lại các em đã nói gì với nhau?
Linh mục Martino: Chẳng hạn như một cái như vầy. Có rất nhiều người nói tại sao Cha vô trong đó mà Cha cứ đi, mà Cha cứ làm như thằng đi ăn chơi như vậy thì nó nguy hiểm cho Cha, nguy hiểm cho mọi người. Tại sao Cha không vô đó Cha trả tiền cho các em đó để các em đó nói cho Cha biết thôi? Mình cũng đã thử như vậy, nhưng mà các em đó không nói cho mình một sự thật. Lý do là như vầy chị.
Có một lần các em đó kể với nhau như vầy, tức là những người quản lý các em đó họ cũng cho những người vô làm y như vậy. Họ giả đò nói rằng tôi là một người rất tốt lành muốn đưa các em về, vậy các em có muốn về hay không, hay là làm các nào để giúp được các em ra thoát ra khỏi. Nhưng người đó là người của đường dây đó, họ đưa vô để coi các em đó muốn thoát ra khỏi hay đã được thuần hoá, đại khái mình dùng chữ "thuần hoá".
Nhưng mà khi các em nói các em muốn về, thì chẳng hạn có một em kể là bị đến một tuần lễ chỉ được ăn mà không được uống gì cả và sau đó chỉ còn là một cái que bọc xương. Là bởi vì cái người của cái đường dây đó họ đưa vô và họ biết em này muốn thoát ra ngoài. Và khi em kể ra như vậy thì bị đánh đập và bị nhốt, bởi vì người đó là người của họ. Chính vì vậy mà các em đã không hề tin một người nào vô trong đó mặc dù người đó là một người nhân nghĩa thiệt bởi vì các em sợ người đó chính là do người cai quản các em cài vô.
Thanh Trúc: Thưa Linh Mục, đó là những địa điểm nào ở Campuchia.
Linh mục Martino: Cái chính của mình là mình ở Siem Reap. Mình chỉ mới lên thủ đô Phnom Penh có 3 lần. Bây giờ nếu hỏi có bao nhiêu em thì thật sự mình không dám cho một con số, nhưng mà mình có thể cho quý thính giả nghe đài con số như vầy, những người qua bên đó để bán dâm, mình nghĩ là 70-80% là người Việt Nam. Trong số 70-80% đó thì mình ước lượng theo những cái gì mà mình đã nhìn, đã gặp 8 năm qua, mình nghĩ khoảng 30% là những em vị thành niên.
Thanh Trúc: Thanh Trúc cũng có biết một điều từ những công việc tìm hiểu thực tế ở Cambodia về tình trạng thiếu nhi mại dâm đó. Linh Mục đi tiếp qua Malaysia, và ở Malaysia thì hình như Linh Mục cũng có đỉều nuốn chia sẻ?
Linh mục Martino: Cảm ơn chị Trúc. Thực sự mỗi người chúng ta khi nghe nói các em gái bị bán vô các động là mình đã - xin lỗi, cuộc đời của mình là linh mục, mình cứ nói mọi người sống bình an, mà khi mình nhìn thấy những cái đó là mình muôn snổi điên, nói thật với quý vị là như vậy, huông chi điều mình sắp kể với quý vị đây nó vừa xảy ra vào Tết Việt Nam vừa rồi. Mình đi một chuyến về Việt Nam, rồi Kampuchia, sau đó mình có ghé qua Malaysia. Mình qua Malaysia là để xem có các em Việt Nam bị bán qua bên đó không.
Thanh Trúc: Chính là tìm các em gái Việt Nam?
Linh mục Martino: Đúng rồi. Tại vì mình cũng có nghe tin hành lang như vậy, cho nên mình muốn đi qua để xác minh chuyện đó có hay không. Nhưng khi mình đi qua Malaysia thì thực sự là hai ngày hai đêm mình không thể tìm được em nào tuổi vị thành niên mà là em gái; nhưung mà điều mình săp nói ra nó còn kinh hoàng hơn những gì mà mình đã từng biết. Mình không biết con số đó là bao nhiêu, nhưng mình biết chắc chắn có ít nhất là hai em nam người Việt Nam bán qua bên đó để phục vụ những người đồng tính luyến ái, tức là những người nam.
Thanh Trúc: Ít nhất là 2 em trai?
Linh mục Martino: Ít nhất là 2 em trai. Lý do tại sao mình dám nói với chị ít nhất là 2 là bởi vì chính mình đã quen với 2 em đó và mình đã ở với mỗi em một đêm.
Thanh Trúc: Bằng cách nào, thưa Linh Mục?
Linh mục Martino: Khi mình qua bên đó thì mình phải nhờ những người, mình phải trả tiền cho những người chuyên lái taxi, rồi những người đó đưa mình vô các động. Đại khái mình gọi họ là tú ông tú bà đó. Để tìm người nữ thì không thể tìm ra nữ được, thì họ há miệng ra họ offer, họ nói là có người nam, có muốn thử hay không. Mình hỏi người nam đó là người gì thì họ nói đó là Vietnamese. Thực sự với quý vị và chị, tới bây giờ mình kể lại mình còn rất lạnh, cảm thấy shock.
Thanh Trúc: Thấy choáng vàng?
Linh mục Martino: Đúng rồi, chị. Rất choáng váng. Nói thật là mình giận, mình khó chịu, mình tức nữa là đàng khác. Nhưng mà mình biết đó là sự thật bởi vì các em đó đã nói chuyện với mình bằng tiếng Việt. Mình đã nói chuyện với 2 em này bằng tiếng Việt.
Thanh Trúc: Hai em đó đã nói gì với Linh Mục? Các em bị bán ra sao? Đến Malaysia bằng cách nào? Các em phải làm gì?
Linh mục Martino: Cái vấn đề là như vầy. Chắc chị Trúc và quý vị biết các em qua Kampuchia hầu hết là đưa qua đường biên giới, cửa ngõ của đường bộ và không có giấy tờ gì cả. Nhưng mà các em qua Malaysia, tức 2 em này, đựơc người mai mối đưa qua đó theo ngã du lịch, tức là có passport, có visa nhập cảnh vào Malaysia đàng hoàng. Và khi qua bên đó thì họ giũ hết giấy tờ và bắt các em phải làm như vậy. Và cái đau khổ là như vầy:
Thưa quý vị, các em này một ngày -dựa theo lơì 2 em đó nói và mình chưa thể xác nhận đúng hay sai- nhưng mà một ngày các em tiếp từ 5 đến 10 người đàn ông. Mình nghĩ điều này cũng có thể, vì vấn đề nó như vầy: Nó rất là tốn tiền để thuê các em này. Bình thường mình có thể trả 100 đôla để mình thuê một cô qua một đêm, nhưng mà mình đã tốn 500 đôla để trả cho một em trai này trong một đêm, và họ không cho mình thuê cả ngày lẫn đêm để mình có nhiều thời gian hơn nói chuyện. Họ chỉ cho mình mấy tiếng đồng hồ như vậy và có người tới dẫn các em đi. Nhưng mà nói trở lại vấn đề, tức là các em này qua bên đó bằng con đường chính thức và bây giờ bị họ lấy hết passport và mọi thứ để bắt làm công việc này.
Thanh Trúc: Có nghĩa là các em đi theo một người lớn nào đó qua Malaysia?
Linh mục Martino: Đúng rồi chị. Cái người lớn đó là những người nằm trong đường dây
Thanh Trúc: Bán các em vào các động? Linh mục Martino: Đúng rồi.
Thanh Trúc: Những điều các em nói, Linh Mục nghĩ là có thể tin được chăng, và vì sao các em tin Linh Mục đến độ có thể thổ lộ, bởi vì cái sợ hãi sự khủng bố đè nặng đầu óc trên các em bị bắt làm nô lệ tình dục?
Linh mục Martino: Giống như hồi nãy mình có xác nhận lại là mình nói về các chuyện bên Kampuchia thì mình biết chắc 100%, cái chuyện bên này (Malaysia) mình không dám chắc 100%. Mình không dám nói với quý vị là các em có những gì kể với mình (các em ở Malaysia) là 100%, nhưng mình tin cái chuyện đó nó có thật, không dám nói chắc 100% nhưng nó có thật.
Chẳng hạn như mình nhớ cái em đầu tiên 13 tuổi được đưa vô phòng khách sạn của mình, ngay lúc đó quý vị sẽ nhìn thấy một thân xác vô cùng mảnh mai, một đứa bé 13 tuổi còn da bọc xương. Nó nhìn tháy mình khuôn mặt nó tái không còn một giọt máu. Và nó đứng nó run giống như là nó đang dứng trứoc tử thần vậy đó. Thật sự mình muốn nói thật với quý vị, mình ứa nước mắt, mình chỉ muốn khóc lóc thôi.
Ngay lúc đó mình đã muốn rơi nước mắt. Nhưng mà mình đuổi người dẫn đường đi ra ngoài. Mình đóng cửa phòng lại. MÌnh không nói gì với em đó và mình ngồi mình khóc. Thực sự là mình ngồi mình khóc. Em đó nói câu tiềng Anh rất bập bẹ. Nó nói là "Why you cry?". Lúc đó mình nói luôn bằng tiếng Việt. Mình chưa bao giờ chuẩn bị để làm công việc nên lúc đo mình không chịu nỗi được và mình phát ra ngay bằng tiếng.
Mình nói anh cũng là người Việt cho nên anh nhìn thấy cảnh này anh không thể chịu được và anh khóc. Và từ đó hai ngwoif bắt đầu nói chuyện với nhau một tí xíu. Nhưng mình xác nhận lại là mình không dám tin 100% là các em nói với mình đều là sự thật, nhưng mà mình tin rằng tuy không 100% thì cũng phải 60-70% là sự thật.
Thanh Trúc: Sự hiện diện của các em trong các nhà chứa đó thật 100%?
Linh mục Martino: Chuyện đó thì chắc chắn. Mình không biết là có bao nhiêu em nam bị bán qua bên Malaysia ngay bây giờ, nhưng mà chuyện có mặt của các em là chắc chắn thật 100%. Chính mình 2 tối mình ở với 2 em.
Thanh Trúc: Thưa Linh Mục, vì lý do nào mà Linh Mục quyết định lên tiếng với Thanh Trúc về vấn đề, các em gái ở Campuchia thì đã đành vì lâu nay ai cũng biết, mà bây giờ đến lượt các em trai Việt Nam bị bán vào những nhà chưa ở bên Malaysia?
Linh mục Martino: Lý do duy nhất mà mình có thể nói đó cũng là lý do tại sao gần 8 năm nay mình cứ dấn thân vào công việc đó. Xin lỗi chị và xin lỗi quý vị cho mình dùng cái chữ này đôi lúc mình cứ nói mình chỉ xin làm con chó nhà Đức Chúa Trời, có nghĩa là mình phải đỉ sủa lên cái vấn nạn của cuộc sống, và để sủa đựoc cái vấn nạn của cuộc sống thì mình phải lủi vào trong những chỗ đó.
Biết nó là một sự thất và mình rất là vui khi được chị Trúc liên lạc với mình để phỏng vấn, bởi vì đây là một trong những con đường để mình sủa lên vấn đề rất là cần thiết để cho mỗi người Việt, đặc biệt là những người Việt sống ở hải ngoại, chúng ta phải biết đây là những vấn nạn đang xảy ra đối với con cháu chúng ta ở Việt Nam, để rồi mỗi người chúng ta góp một bàn tay để chúng ta có thể làm một cái gì đó tốt hơn.
Thanh Trúc: Riêng bản thân của Linh Mục, Linh Mục dự tính sẽ làm những cái gì đối với vấn đề trẻ em trai Việt Nam bị bán qua Malaysia?
Linh mục Martino: Thực sự thì hiện bây giờ mình có những người bạn, bởi vì trong cái thế linh mục đôi lúc mình có những người bạn là những đại biểu quốc hội ở Hoa Kỳ này thì mình đang muốn thu thập một số chứng cứ, hình ảnh, cũng như này nó, và mình viết để mình nhờ họ đưa những cái đó ra quốc hội, tức là áp lực chính phủ Việt Nam. Mình nói thật với chị nó là như vậy. Mình cũng quen rất là nhiều ở Việt Nam nhưng mà khi báo chí đăng lên thì nó ngưng lại đựoc một tháng, sau khi đó thì đâu lại trở về đó.
Thanh Trúc: Linh Mục có nghĩ rằng ông sẽ trở lại Malaysia một ngày nào đó chăng?
Linh mục Martino: Như vầy, tức là cứ mỗi năm, kỳ nghỉ của linh mục mình đựoc tháng. Một tháng đó mình dùng để đi làm việc với trẻ bụi đời, các em bị bán vô các động, cho nên chắc chắn là mình đang dự tính là nếu bình thưòng thì mình sẽ trở lại làm việc với trẻ bụi đời, trở về Malaysia một lần nữa.
Thanh Trúc: Thưa Linh mục Martino, Thạnh Trúc xin cảm ơn tất cả những lời chia sẻ của ông trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.
Vừa rồi là truyện kể của Linh mục Martino. Thanh Trúc xin phép được tạm ngưng câu chuyện của mục Đời Sống Ngừơi Việt Khắp Nơi ở đây và hẹn tái ngộ quí thính giả vào tối thứ Năm tuần tới.
© 2008 Radio Free Asia