Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010

THƠ VĂN CAO NIÊN

clip_image002
YOUTH                            By Samuel Ullman (1840-1925)

TUỔI XUÂN                    Đỗ Quang-Vinh chuyển ngữ (thơ xuôi)

clip_image002YOUTH
 By Samuel Ullman (1840-1925)

Youth is not a time of life; it is a state of mind; it is not a matter of rosy cheeks, red lips and supple knees; it is a matter of the will, a quality of the imagination, a vigor of the emotions; it is the freshness of the deep springs of life.
   Youth means a temperamental predominance of courage over timidity of the appetite, for adventure over the love of ease.  This often exists in a man of sixty more than a body of twenty.  Nobody grows old merely by a number of years.  We grow old by deserting our ideals.
   Years may wrinkle the skin, but to give up enthusiasm wrinkles the soul.  Worry, fear, self-distrust bows the heart and turns the spirit back to dust.
   Whether sixty or sixteen, there is in every human being's heart the lure of wonder, the unfailing child-like appetite of what's next, and the joy of the game of living.  In the center of your heart and my heart there is a wireless station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, courage and power from men and from the Infinite, so long are you young.
   When the aerials are down, and your spirit is covered with snows of cynicism and the ice of pessimism, then you are grown old, even at twenty, but as long as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may die young at eighty.


clip_image004TUỔI XUÂN
Đỗ Quang-Vinh chuyển ngữ (thơ xuôi)
www.geocities.com/doquangvinhvenguon

Tuổi xuân đâu phải là mốc thời gian của cuộc sống, chẳng cứ phải là tuổi của má ửng môi son, hay tuổi của những bước chân bon bon, dẻo gối; nhưng là một trạng-thái tâm-hồn, một sự-kiện liên-can ý-chí, một đặc-tính của tưởng-tượng, ý nghĩ, suy tư, một sức mạnh của những tràn dư cảm-xúc, của những mùa xuân thăm-thẳm làm nên tươi mát cuộc đời.

                                   ***

Tuổi xuân vốn dĩ thích cuộc đời dũng-cảm, không ưa cuộc sống ăn chơi chẳng dám xông pha, thích phiêu-lưu mạo-hiểm vượt qua chướng-ngại, không ưa sống đời thảnh-thơi dễ-dãi an nhàn. Tuổi sáu mươi thường muốn an han như thế, khác vởi tuổi đôi mươi han-thể tráng-cường. Nhưng chẳng ai già cỗi qua những tháng năm trường. Ta chỉ già đi khi ta rời buông lý- tưởng.

                                    * * *

Năm tháng có thể làm chân tay ta luống-cuống da nhăn, nhưng chỉ khi ta đánh mất tinh-thần phấn-khởi, chỉ khi nhuệ-khí không còn, hồn ta mới héo-hon, úa rầu.
Hoài-nghi lo sợ âu sầu,
Con tim chùn xuống, tinh-thần bại xuôi.

                                   * * *

Mười sáu hay dẫu sáu mươi, chẳng khác, con tim đều khao-khát tìm sự khác lạ-lùng, như con trẻ vốn vô cùng mong ước, việc sắp tới mong biết trước ra sao, thấy cuộc sống tranh đua thật biết bao hào-hứng! Nơi đáy lòng bạn hay lòng tôi cũng thế thôi, vẫn có một trạm thông tin điện-đài vô-tuyến, bao lâu còn tươi trẻ, bạn còn được nhận biết tin vui, tin từ mọi người và từ khắp muôn nơi trải rộng, tin nói lên những vẻ đẹp, nghị-lực, dũng-cảm, hy-vọng, niềm vui.

                                    * * *

Khi những dây trời trở thành bất khiển, tinh thần bạn bị chôn vùi tất cả, dưới lớp tuyết của chủ-nghĩa hoài-nghi châm biếm, của băng giá tâm lý yếm thế bi quan, khi ấy bạn già đi hẳn, cho dẫu bạn mới tròn hai mươi chẵn, bạn sẽ thấy chẳng còn phơi-phới tuổi xuân; nhưng khi dây trời được cải tân hoạt-động, bạn sẽ bắt được những làn sóng lạc-quan, bạn sẽ có cơ may chết trẻ vào tuổi của mùa xuân bát tuần.

                                *****

Samuel Ullman (April 13, 1840 – March 21, 1924) was an American businessman, poet, humanitarian. He is best known today for his poem Youth which was a favorite of General Douglas MacArthur. The poem was hung on the wall of his office in Tokyo when he became Supreme Allied Commander in Japan. He often quoted from the poem in his speeches.
Born in 1840 at Hechingen, Hohenzollern to Jewish parents, Ullman immigrated with his family to America to escape discrimination at the age of eleven. The Ullman family settled in Port Gibson, Mississippi. After briefly serving in the Confederate Army, he became a resident of Natchez, Mississippi. There, Ullman married, started a business, served as a city alderman, and was a member of the local board of education.
In 1884, Ullman moved to the young city of Birmingham, Alabama, and was immediately placed on the city's first board of education.
During his eighteen years of service, he advocated educational benefits for black children similar to those provided for whites. In addition to his numerous community activities, Ullman left his mark on the religious, educational, and community life of Natchez and Birmingham.
In his retirement, Ullman found more time for one of his favorite passions - writing letters, essays and poetry. His poems and poetic essays cover subjects as varied as love, nature, religion, family, and living "young." Through MacArthur's influence, the people of Japan discovered "Youth" and became curious about the poem's author.
In 1924, Ullman died in Birmingham, Alabama.
In 1994, the University of Alabama at Birmingham and the Japan-America Society of Alabama opened the Samuel Ullman Museum in Birmingham's Southside neighborhood. The museum is located in the former Ullman residence and is operated by the University of Alabama at Birmingham.

Source:
http://www.prmvr.otsu.shiga.jp/library/master/SamuelUllman/Youth.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Samuel_Ullman

Samuel Ullman (April 13, 1840 – March 21, 1924), ngày nay được biết đến nhiều qua bài thơ YOUTH. Tướng Mac Arthur đóng khung bài thơ này, treo nơi phòng làm việc ở Tokyo khi ông làm tư lệnh quân đội đồng minh tại Nhật Bản. Ông thường trích dẫn thơ của Ullman trong các bài diễn-văn. Sinh năm 1840, thuộc gia đình Do Thái, Năm lên 11, Ullman theo gia đình, trốn tránh nạn kỳ-thị, đến định cư tại Port Gibson, Mississippi, Mĩ quốc. Sau một thời gian ngắn phục vụ trong quân đội, trở thành công-dân Mississipi, Ullman lập gia đình, kinh doanh, rồi làm thành viên của Hội-Đồng Giáo-Dục sở tại. Năm 1884,Ullman dời tới Birmingham, Alabama, được bổ nhiệm ngay vào Hội Đồng Giáo Dục đầu tiên của thành phố. Trong 18 năm phục vụ, ông bệnh vực quyền lợi của trẻ da đen cho được bình đẳng với da trắng. Ông để lại một dấu ấn trong sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo, giáo dục tại các địa phương ông sinh sống. Khi về hưu, ông dành nhiều thời giờ cho những đam mê như viết thư từ, viết tham kuận và sáng tác thơ văn, Thơ văn của ông bao trùm nhiều lãnh vực khác nhau, gồm những đề tài về tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo, gia-đình, và sống “trẻ”. Nhờ ảnh hưởng của MacArthur, người dân Nhật phát hiện bài thơ“YOUTH” và tìm hiểu về tác-giả. Năm 1924, ông qua đời. \Năm 1994, trường Đại-Học Alabama cùng Hội Người Mĩ gốc Nhật thành lập Viện Bảo Tàng Samuel Ullman tại nơi cư trú cũ của ông. Trường Đại Học Alabama điều hành Viện Bảo Tàng này.
doquangvinhvenguon@yahoo.c