From: Sung Truong*Ngoc Nga
Chân dung hacker 'nóng bỏng nhất thế giới'
Kristina Svechinskaya, 21 tuổi người Nga với đôi mắt xanh mơ màng, vừa bị bắt vì tham gia đường dây phát tán Trojan Zeus để ăn cắp hàng triệu USD tại các ngân hàng.
Nữ Hacker nóng bỏng
Svechinskaya là một trong 37 người bị buộc tội đầu tháng này vì đã sử dụng phần mềm nguy hiểm để thâm nhập và ghi lại mọi dữ liệu nhập xuất từ máy tính như mật khẩu, thông tin truy cập tài khoản... và bòn rút khoảng 9 triệu USD từ nhiều ngân hàng trong suốt 3 tháng qua.
Cô được giới báo chí gọi là "hacker quyến rũ nhất thế giới". Nữ tin tắc này là một trong bốn sinh viên Đại học New York có vai trò giao dịch trung gian (mule).
Svechinskaya dùng các hộ chiếu giả mở tài khoản ở ít nhất 5 ngân hàng tại Mỹ để nhận tiền do những kẻ tội phạm mạng chuyển vào, sau đó chịu trách nhiệm chuyển trả lại cho chúng và nhận tiền hoa hồng 8-10%.
Svechinskaya có thể phải chịu mức án tù lên tới 40 năm. Theo FBI, đường dây này dự định ăn cắp khoảng 64 triệu USD.
Châu An
Tạo thông điệp báo lỗi - chiêu thức mới của spammer
Ảnh: TheTechHerald.
Những kẻ chuyên phát tán thư rác đã nghĩ ra một phương pháp mới là tạo thông báo giả với nội dung rằng người dùng vừa gửi e-mail không thành công.
Người sử dụng sẽ nhận được thư với tiêu đề "Thông điệp gửi đi đã thất bại", giải thích về việc e-mail không tới địa chỉ mong muốn và yêu cầu họ bấm vào đường link kèm theo để biết lý do.
Chiêu này có thể khiến nhiều người không đề phòng vì họ muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao thư bị trả lại.
Nếu click vào đường dẫn, người dùng sẽ kích hoạt Javascript và mở ra trang web bảo mật giả mạo. Khi phần mềm chống virus giả được tải về máy, mã độc lập tức cài thêm một cửa hậu (backdoor) nhằm mở đường cho hacker chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân từ xa.
Gần đây, spammer cũng bắt đầu nhúng Javascript bên trong file HTML
(thay vì đính kèm các tập tin đơn giản) để phát tán trojan Zeus chuyên ăn cắp thông tin tài khoản ngân hàng.
Hồi tháng 8, nhóm tội phạm công nghệ tại Đông Âu đã cho lây nhiễm trojan này trên hơn 100.000 máy tính dùng Windows ở Anh và ghi lại mọi dữ liệu nhập xuất từ máy.
Theo trang TMCNet, biến thể mới của Zeus cũng mới xuất hiện trên điện thoại di động thông qua các tin nhắn SMS giả danh ngân hàng gửi tới.
Các chuyên gia của hãng bảo mật BitDefender (Mỹ) khẳng định có hai cách để chống lại kiểu tấn công này là xóa triệt để thư rác có nội dung đáng nghi và vô hiệu hóa Javascript trong trình duyệt.
Châu An
***MD đã gặp trường hợp này rồi, và nhất là các quảng cáo sale 50% off,
- không đọc các mail gởi tới mà không có tên người nhận, mail có dạng bbc cũng không đọc,
-hoặc mail gởi đúng tên mình và tên người gởi là bạn mình nhưng nội dung lãng xẹt cũng không mở ra,
-mail gởi xin tiền cho từ thiện yêu cầu giúp đỡ cho bất cứ ai mà mình không có quen biết, đôi khi họ có kèm theo hình ảnh và không phải là do chính bạn bè mình giới thiệu trực tiếp thì cũng không nên dính vào
-hoặc mail gởi xin tiền lộ phí vì đi lỡ đường yêu cầu gởi về địa chỉ nhà bank của ai đó mà mình không hề biết, cũng nên xoá ngay, đừng bận tâm,
- đừng bao giờ tin vào các toa thuốc bá láp cao đơn hoàn tán, do sự chuyển đi chuyển lại trên Net,
nhất là thuốc uống vào trong người sự nguy hiểm không lường trước được
-tất cả các e-mail các bạn gởi đi bị trá lại cũng xoá ngay đừng bận tâm
nhiều lần MD nhận được chính e-mail của mình gởi xin tiền lộ phí cho mình bị kẹt ở Châu Phi haaaaaaa
Các anh chị nào gởi e-mail cho MD theo dạng bbc thì MD chân thành xin lỗi không bao giờ đọc, vì vừa mở ra không thấy có e-mail address của mình là MD xoá ngay tức khắc - và còn một điều nữa, e-mail congratulation mình được trúng số khơi khơi,từ trên trời rơi xuống, e-mail mình được bốc trúng mà gởi tới không có "to: e-mail address của mình" chỉ có "undisclosed-recipients", thì biết là xạo số một rồi các bạn nhé! đừng có "tham thì thâm" đó bạn
đây là những tin tức rất quan trọng cho tất cả mọi người thường dạo chơi trên phố ảo,
có lần MD nhận được con virus đầu to như con quỷ nhe nanh làm MD hết hồn hét lên, muốn xỉu luôn
Good Luck
MD