1. Từ hội nghị Biển Đông…
Hội nghị Biển Đông lần thứ tư lần này tại thành Hồ gồm 10 phiên họp trong ba ngày 19, 20 và 21/11.Số lượng và sự đa dạng của các diễn giả cũng như của quan khách, lớn hơn hẳn so với ba hội nghị trước
Trong phần tham luận có trên 30 học giả uy tín từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Nga, Singapore, Việt Nam và nhiều nước khác. Phiá Trung Quốc có hai học giả Trung Quốc Tô Hạo và Nguyễn Tông Trạch, phó giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, với dề tài 'lợi ích quốc gia căn bản' với dại ý,theo tiến sĩ Nguyển Nhả :
"Họ nói luôn là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc không phải là Biển Đông.Dối với các nước Asean, Trung Quốc càng ngày càng phát triển hợp tác kinh tế.'Trung Quốc, Asean, Mỹ nên hướng đến điều tốt nhất mặc cho tranh chấp'
Quan hệ kinh tế giữa các nước Asean với Trung Quốc quan trọng hơn so với những gì Asean thu được từ Biển Đông.…các nước Asean đã để 'lợi ích quốc gia thứ yếu' lên trên 'lợi ích quốc gia căn bản'.Ông Tô Hạo nói “cần có những suy nghĩ khoa học và khách quan để tạo ra quyết sách của nhà nước .”
Bình luận về hai học giả này, Tiến sĩ Nhã viết :
"Theo tôi thì thái độ của các học giả Trung Quốc kỳ này không có như trước.
"Họ đã rất là mềm mỏng.
"Cái phát biểu của tôi lúc kết luận tôi có nói rằng tôi rất quan tâm tới suy nghĩ của ông Tô Hạo , tôi thấy cái đó là cái rất hay."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/11/121121_hoi_nghi_bien_dong.shtml
2. DẾN HỘ CHIẾU DIỆN TỬ KIỂU MỚI
Hộ chiếu kiểu mới, lần đầu tiên có gài chip điện tử, bắt đầu được công an Trung Quốc cấp cho công dân khoảng 5 tháng trước đây.Trên hộ chiếu , ngoài hình đường chủ quyền 'lưỡi bò' chín doạn ở Biển Đông còn có các hình ảnh mô tả phong cảnh Trung Quốc và hai địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan.
Điều đáng nói, là đường lưỡi bò tuy được Trung Quốc mang ra sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, nó không có tọa độ được quy định rõ ràng, và do vậy, bị cho là thiếu tính pháp lý.
Quan ngại chính là khi công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu in hình bản đồ, vẫn được gọi là 'đường lưỡi bò' chiếm phần lớn Biển Đông, ra nước ngoài; nếu các nước sở tại đóng dấu xuất nhập cảnh thì có thể được xem là chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc hay không.
Và trong trường hợp không chấp nhận bản đồ chủ quyền này, thì dựa trên lý do nào để từ chối xuấ̉t nhập cảnh đối với người Trung Quố́c?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được liên lạc, trả lời ngắn gọn: "Bản đồ trong hộ chiếu không nhằm vào bất cứ quốc gia nào".
"Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan."
Giới quan sát nhanh chóng đưa ra bình luận về động tác mà một số người gọi là 'thâm độc' này của Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/121122_china_passports.shtml