Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

ĐỈNH CAO MÚA GẬY


                 Đỉnh cao trí tuệ,sáng tạo tài tình
          Dám nghĩ dám làm, vườn hoang muá gậy.

Khi người dân ở thế buộc phải “sáng tạo”           
    Khánh An, phóng viên RFA 2010-06-11  
Chuyện  người dân phải đu dây để qua sông đã được đưa lên bàn chất vấn của kỳ họp Quốc hội vào ngày 10/6.  http://www.youtube. com/watch? v=G692XP49Ou0
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ GT-VT cho rằng đó là sáng tạo không ngờ của người dân. 

Photo courtesy of tuoitre.vn
Ông Trần Khắc Chín và em Trần Khắc Trường đu dây đến trường


Làm xiếc bất đắc dĩ
Đối với người dân ở xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, việc đu dây để qua sông là bình thường như “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi họ đã làm quen với trò làm xiếc trên sông này kể từ sau trận bão Ketsana xảy ra vào tháng 9 năm ngoái.
Chị Cúc, một cư dân huyện Ngọc Hồi, tỏ ra thản nhiên khi nghe chúng tôi đề cập đến tình trạng người dân đu dây để qua sông: "Bão vừa rồi làm hư cầu, người ta phải đu dây vậy thôi. Bão trôi mất cây cầu treo rồi."
Sông Pô Kô chảy qua các xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang và thị trấn Plei Cần. Dân ở các xã thuộc khu vực này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sống bằng nghề làm nương rẫy. Trước đây, dân làng đi lại bằng những cây cầu treo, do công sức của nhiều người góp lại.
Nhưng kể từ khi trận lũ dữ cuốn trôi các cây cầu, người dân nơi đây đã không còn phương tiện để qua sông, dùng đò thì không đặng, bởi con nước dữ của sông Pô Kô có thể nhấn chìm đò bất cứ lúc nào, bơi qua sông càng không thể, người dân buộc phải nghĩ ra cách.
Bão vừa rồi làm hư cầu, người ta phải đu dây vậy thôi. Bão trôi mất cây cầu treo rồi. ( Chi Cuc cu dan huyen Ngoc Hoi )
Họ tự chế phương tiện để đu qua sông. Với hai cọc đặt ở hai bờ sông, một đoạn dây cáp nối hai đầu và một ròng rọc để đu qua, thế là xong! Phương tiện đi lại tự chế khiến nhiều người lúc đầu cũng thót tim nhưng dần dà trở nên quen thuộc. Người già, người trẻ, kể cả trẻ con, tất cả đều phải đu dây để qua sông, bởi ai cũng có công việc phải làm ở bờ bên kia.
Cô Anh, giáo viên tiểu học ở xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, cho biết người dân ở đó là dân tộc thiểu số và họ phải qua để làm rẫy, vào nương. Nhà nào có trẻ em đi học thì phải qua hàng ngày và “đi là đi theo bố mẹ cõng trên lưng. Đâu có cầu đi đâu em.”
Cô Anh cho biết cây cầu treo ngày xưa “là do dân bản họ làm, chứ làm gì có nhà nước. Họ đi bằng cái đó nhưng giờ họ đi bằng dây cáp thòng qua”. Và cô giáo Anh phải vận động các em học sinh đến lớp, “nhưng giờ không có cầu nữa thì cũng khó qua.”
Khó thì khó, nhưng đối với người dân hai bên bờ Pô Kô, đu qua sông đã bắt đầu trở nên quen thuộc chẳng khác gì đi cầu treo, tuy thỉnh thoảng cũng xảy ra sự cố đứt dây, khiến một lần cả hai cha con anh phó công an xã rớt tõm xuống dòng sông dữ, suýt chết!
Các lãnh đạo nói gì?

dihoc-250
Con đường đến trường của học sinh làng Long Jôn, xã Đăk Ang. Photo courtesy of tuoitre.vn
Cuối tháng rồi, chuyện đu dây bỗng nhiên được cả nước biết đến khi các phóng viên chụp ảnh “cả làng cùng bay” và đưa lên mặt báo, giữa lúc trên bàn họp Quốc hội tưng bừng tranh cãi cho siêu dự án tàu cao tốc trị giá hơn 50 tỷ đô. Hai hình ảnh đối nghịch đã làm nóng phiên chất vấn ngày 10/6.  Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, việc quản lý các tuyến sông địa phương là do địa phương quản lý nhưng địa phương đã không nắm được tình hình.

Tuy nhiên, nếu ai theo dõi từ đầu câu chuyện, hẳn sẽ phát hiện mâu thuẫn trong phát biểu của các lãnh đạo. Chỉ hơn một tuần trước, sau khi chuyện người dân đu dây qua sông bị phát hiện, câu trả lời duy nhất mà các lãnh đạo địa phương trả lời trong hầu hết các bài báo là do thiếu kinh phí để làm cầu.
Bà Bí thư tỉnh Ủy Kon Tum còn khẳng định đã báo cáo trực tiếp với với Thủ tướng về những thiệt hại của cơn bão và xin vốn hỗ trợ để đầu tư làm cầu cống. Thế nhưng trên bàn họp Quốc hội, khi bị chất vấn về chuyện đu dây, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết không được địa phương đề cập tới. Khi ông hỏi đến tỉnh, tỉnh cũng không biết việc này!?!
Báo Dân Trí còn cho biết, ông Bộ trưởng nói rằng việc người dân đu dây qua sông mỗi ngày là một sáng tạo mà “chúng ta không ngờ tới”! Nhiều người cho rằng câu trả lời của ông Bộ trưởng hẳn cũng thuộc loại “khó ngờ” bởi cái nhìn không kém “sáng tạo” của ông!
Bên ngoài bàn nghị sự, người dân có lẽ bình tĩnh và sáng suốt hơn khi họ tự gây quỹ, đóng góp để làm cầu trên sông Pô Kô.
Chỉ trong tuần lễ đầu tiên sau khi báo chí đưa tin, đã có nhiều quỹ xây cầu được thành lập. Cây cầu đầu tiên dự kiến sẽ được bắt tay vào làm vào tuần sau.

QH lấy ý kiến về dự án đường sắt cao tốc

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng
BBC Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định cần làm đường sắt cao tốc
Tuần này Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức lấy ý kiến của các đại biểu về dự án phát triển đường sắt cao tốc Bắc-Nam trị giá nhiều tỷ đôla.
Được biết việc lấy ý kiến này sẽ được thực hiện thông qua hình thức phiếu thăm dò "kín".