From: Huu Dinh Nguyen
Trong những ngày qua, sự biến động, tăng giá của đồng USD sau những biến chuyển của kinh tế đã có tác động cộng hưởng đến giá vàng. Ngân hàng HSBC đã nâng mức dự báo giá vàng năm nay từ 925 USD lên 990 USD/ounce, và dự báo năm sau giá vàng duy trì ở mức 1.150 USD/ounce. Do chỉ số lạm phát và nhu cầu mua tích trữ của những quỹ đầu cơ, Ngân hàng quốc gia Australia đưa ra dự báo giá vàng vào cuối tháng này sẽ ở mức 1.100 USD/ounce và tăng lên 1.149 USD/ounce vào đầu năm sau.
1. Mỹ
Fort Knox (Kentucky) là kho dự trữ vàng lớn nhất nước này và cũng là một địa chỉ nổi tiếng thế giới. Ngoài ra còn 4 nhà kho dự trữ đặt rải rác ở nhiều bang khác, tổng trữ lượng gần 8.947 tấn và tương đương giá trị quy đổi hơn 298 tỷ USD.
2. Đức
Ngân hàng trung ương Deutsche Bundesbank có hơn 3.749 tấn vàng dự trữ, trị giá trên 125 tỷ USD và chiếm tỷ lệ gần 70% dự trữ ngoại tệ của nước này.
3. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Với sứ mệnh hỗ trợ 185 nền kinh tế của các nước thành viên, chính sách dự trữ vàng của định chế này đã thay đổi cách đây 25 năm nhưng khối lượng cất giữ vẫn ổn định. Tổng số vàng hiện có của IMF là 3.539 tấn, trị giá 118 tỷ USD. Tháng 12/1999, tổ chức này đã mở kho dự trữ và bán đi một phần để hỗ trợ kinh tế phát triển những nước nghèo theo chương trình HIPC.
4. Ý
Thống kê mới nhất cho biết, dự trữ vàng nước này hiện đạt 2.697 tấn, trị giá gần 90 tỷ USD và tương ứng 66,6% tổng số lượng ngoại tệ dự trữ.
5. Pháp
Ngân hàng quốc gia Pháp là cơ quan chính kiểm soát vàng dự trữ của nước này. Số lượng nắm giữ hiện nay tương ứng 70,6% dự trữ ngoại tệ. Toàn bộ có 2.689,6 tấn vàng, trị giá xấp xỉ 89,7 tỷ USD.
6. Trung Quốc
Với lượng dự trữ gần 1.159,5 tấn vàng ròng, trị giá 38,65 tỷ USD, đất nước này có tỷ lệ nắm giữ vàng của mỗi người dân gần 30 USD/người. Số tiền này mới chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại tệ 1,9%.
7. Thụy Điển
Là cơ quan chuyên trách về các chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Swiss National Bank đang nắm giữ hơn 1.144 tấn vàng, trị giá hơn 38 tỷ USD và chiếm 29,1% dự trữ ngoại tệ nước này.
8. Nhật Bản
Ngân hàng trung ương Nhật Bản hiện nay quản lý hơn 841 tấn vàng, trị giá trên 28 tỷ USD. Số tiền này chỉ chiếm 2,3%, một tỷ lệ khiêm tốn trên tổng số dự trữ ngoại tệ đất nước hoa anh đào.
9. Hà Lan
Ngân hàng Netherland Bank quản lý toàn bộ tài chính quốc gia, trong đó bao gồm gần 674 tấn vàng, trị giá xấp xỉ 22,5 tỷ USD và chiếm gần 60% lượng dự trữ ngoại tệ nước này.
10. Nga
Ngân hàng trung ương Nga quản lý hơn 625 tấn vàng, trị giá gần 20,9 tỷ USD và chiếm 4,3% dự trữ ngoại tệ của nước này. Các dự án khai thác những mỏ vàng mới được triển khai, chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm sản lượng vàng của Nga đã tăng 21%.
11. Ngân hàng trung ương Châu Âu
Thành lập cùng với Liên minh Châu Âu (EU), ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) chuyên trách các chính sách tiền tệ của các quốc gia thành viên. Với 551,5 tấn vàng đang nắm giữ, cơ quan này đã quản lý gần 19% dự trữ ngoại tệ, tương ứng hơn 18 tỷ USD.
12. Đài Loan
Không chỉ nổi tiếng về phát triển công nghiệp, kinh tế tăng trưởng nhanh, hòn đảo này còn lừng danh về dự trữ vàng. Ngân hàng trung ương Trung Quốc quản lý dự trữ ngoại tệ cho Đài Loan, với lượng vàng ròng 466 tấn, trị giá trên 15,5 tỷ USD. Tương ứng gần 4% dự trữ ngoại tệ.
13. Bồ Đào Nha
Ngân hàng Banco de Portugal của đất nước Tây Âu này đang quản lý hơn 420 tấn vàng, trị giá hơn 14 tỷ USD, tương ứng gần 91% dự trữ ngoại tệ mà chính phủ nắm giữ.
14. Ấn Độ
Quốc gia giàu có thứ hai thế giới nắm giữ hơn 393 tấn vàng ròng, do Ngân hàng dự trữ Ấn Độ quản lý. Tương ứng với khoản tiền trên 13 tỷ USD, chiếm 4% lượng dự trữ ngoại tệ của nước này. Tuy nhiên lượng vàng dự trữ này có thể tăng lên nhanh chóng vì chính phủ bắt đầu thực hiện kế hoạch khai thác những mỏ vàng tại các bang trước đây giữ nguyên.
15. Venezuela
Ngân hàng trung ương Banco Central de Venezuela quản lý 392 tấn vàng dự trữ nước này, tương ứng hơn 13 tỷ USD. Số tiền này chiếm 36% dự trữ ngoại tệ của Venezuela. Tháng 6 năm nay, tổng thống Hugo Chavez giới thiệu chính sách hỗ trợ đẩy mạnh khai thác vàng.
Vũ Anh Tú (theo CNBC và Reuters)