Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

NHÂN PHẨM PHỤ NỮ TRONG TÙ VNXHCN


BBC                                                                                              
Lê Thị Công Nhân hồi ra tòa tháng 5 năm 2007.Bốn lần bị khám với không mảnh quần áo che thân.Hơn hai năm tù giam với tội danh"tuyên truyền chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam"- Nữ luật sự bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân kể lại các hình thức tra khảo và hạ thấp nhân phẩm tù nhân trong trại tù Việt Nam.
'Tra tấn nhục hình kín'
Bản thân 
Lê Thị Công Nhân, sinh năm 1979, nói cô chưa bao giờ bị đối xử bằng bạo lực, hoặc chứng kiến tận mắt cảnh tra tấn nhục hình nào trong suốt thời gian ở tù.
Bị xử tù trong phiên tòa thu hút dư luận quốc tế tháng 5/2007, Công Nhân chỉ được nghe lại những câu chuyện đó qua những thường phạm bị giam cùng với cô.
Họ là những người cô trực tiếp sống cùng, ăn uống hàng ngày cùng nhau ở trại số 5, Thanh Hóa.
Nhưng qua kinh nghiệm chứng kiến hậu quả của các vụ hành xử bạo lực như vậy, cô đúc rút ra bốn lý do chính tại sao những chuyện tra tấn nhục hình trong nhà tù lại bị bưng bít.
Thứ nhất, việc tra tấn thường không tiến hành ngay tại phòng giam mà ở phòng hỏi cung, hoặc ở góc hành lang, hay một nơi khuất mắt.
"Cán bộ công an điều tra vụ án thường tra tấn để khảo cung bằng những hình thức tra tấn 'thô sơ, man rợ'. Còn cán bộ quản giáo thì đánh đập tù nhân bằng bất cứ món đồ gì mà họ có trong tay khi họ cho rằng tù nhân vi phạm kỷ luật như nói to, hát lớn..."
"Buồn đời hát cũng bị cho là vi phạm."
Thứ hai, buồng giam được thiết kế khá kín, sâu vào bên trong, ngăn với hành làng bên ngoài bởi hai vách tường và hai lần song sắt. Đấy là không gian đệm giữa buồng giam và hành lang, giữa người tù và công an.
"Chính tại cái lồng sắt sâu khoảng độ ba mét này là nơi các tù nhân bị lôi ra tra tấn hành hạ. Những người tù khác không nhìn thấy được bởi mà chỉ được nghe kể lại, hoặc chứng kiến hậu quả của những hành xử bạo ngược mà thôi."
Nguyên nhân thứ ba là bản thân những người bị tra tấn thường tỏ thái độ cam chịu và không đủ can đảm để tố cáo vì sợ bị trù dập.
Lúc mới vào tù, Lê Thị Công Nhân cho hay cô ngây thơ hỏi họ tại sao họ không báo cho luật sư, hoặc cho người nhà của họ biết thì được trả lời:
"Điên à? Thế thì có mà chết nữa. Nói cho người nhà cũng chẳng giải quyết được gì hết. Không có tiền không giải quyết được gì mà còn bị trù cho thêm".

Nhưng điều quan trọng nhất để góp phần thay đổi là phải phanh phui sự thật này ra.Lê Thị Công Nhân     Theo Lê Thị Công Nhân, nỗi khiếp sợ bao trùm lên những người tù và họ "im lặng để được yên thân."
Và nguyên nhân cuối cùng, theo cô Lê Thị Công Nhân, là 'lỗi hệ thống':
"Việc tra tấn nhục hình và hạ thấp nhân phẩm con người trong nhà tù Việt Nam là phổ biến có hệ thống và vẫn đang được tiếp tục và nhận được sự bao che cực kỳ lớn và chặt chẽ, đoàn kết trong nội bộ chính quyền Việt Nam."
Các đoàn thanh tra của Quốc hội và của Viện Kiểm sát thường xuyên đến nhà tù, trung bình cứ khoảng nửa tháng/một đoàn.
Nhưng trong suốt thời gian bị giam thì cô không thấy có vụ nào được phanh phui.
Trong thời gian ở tù, Lê Thị Công Nhân đã có lần tuyên bố tuyệt thực để phản đối.                             Tham nhũng trong tù Hiện đã được thả ra nhưng bị quản chế ở Hà Nội, Lê Thị Công Nhân, nhà bất đồng chính kiến theo Thiên Chúa giáo kể lại:

Cảnh tù nhân trong một trại giam ở Việt Nam-hình từ trang của nhóm 8406
"Điều kiện sống trong nhà tù Việt Nam vô cùng tồi tệ".
"Thức ăn hàng ngày chỉ toàn rau. Nhiều người tù xuất thân từ nông thôn nhận xét, thức ăn của họ còn bẩn hơn cả thức ăn cho lợn. Đôi khi họ còn tìm thấy đất và phân còn lại trong khẩu phần ăn,"
"Nó kinh khủng đến như thế. Nhưng mà sống lâu quá, không ăn thì bị táo bón nên cuối cùng phải nhặt lại cái rau đã được hấp đấy để đem đi rửa lại để ăn."
Chỗ nằm ngủ, theo cô, cũng phải mua bằng tiền thì mới có chỗ tốt.
"Nếu không thì phải nằm cạnh hố xí. Tất cả đều phải mua bằng tiền hết."
Theo lời kể của gia đình được các trang mạng đối lập ở nước ngoài trích lại, thì phòng giam của nữ luật sư Lê Thị Công nhân có 60 phạm nhân. Chỗ nằm của mỗi người chỉ có 80cm bề ngang và bề dài là 2.2m, trên bục xi măng.
Nay, nhìn lại giai đoạn bị giam, Lê Thị Công Nhân nói nạn tham nhũng vào trong mọi ngõ ngách của nhà tù và thực tế là 'rất khó' cải thiện những điều kiện này.
Nhìn rộng ra cách đối xử của cán bộ và nhân viên hệ thống trại giam với người bị giam tại Việt Nam, Lê Thị Công Nhân nhận xét:
"Những người bị họ coi là ngoài vòng pháp luật và bị qui cho là những tên tội phạm thì họ càng khinh rẻ, càng chà đạp rất là nhiều. Và dù làm thì làm thì tôi nghĩ rằng cái điều quan trọng nhất để góp phần thay đổi những điều đó là phải phanh phui sự thật này ra.
 Lê Thị Công Nhân phát biểu với BBC sau khi đã đồng ý làm chứng cho cáo buộc mà một nhân vật bất đồng chính kiến có tiếng khác là linh mục Nguyễn Văn Lý cũng gửi thư kiện chính phủ Việt Nam.
Cùng lá thư gửi lên Liên hiệp quốc, ông gửi bản chứng thực của một số tù nhân về việc chính quyền dùng nhục hình và tra tấn trong các nhà tù và trại giam với nhiều cáo buộc nặng nề.
Đài BBC đã gửi thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để có phản ứng chính thức.
Trả lời thư của biên tập viên Viv Marsh từ BBC Newsroom, Bộ Ngoại giao Việt Nam viết hôm 22/6:
"Luật pháp Việt Nam nghiêm cấm và xử lý nghiêm đối với mọi hình thức tra tấn, ngược đãi phạm nhân".
"Những phát biểu của Lê Thị Công Nhân là không đúng sự thật."
Trong một diễn biến khác, hôm 07/06, thân nhân của ba nhà bất đồng chính kiến Việt Nam gửi đơn kiến nghị về điều kiện giam cầm.