Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

THIÊN TAI TẠI TRUNG QUỐC

Lở đất và lũ lụt tại tỉnh Tứ Xuyên : 400.000 người sơ tán
Tác giả: Sophia Fang - Epoch Times Staff
Thứ tư, 18 Tháng 8 2010 05:08
THIEN TAI TAU 1
Một vụ lở đất thình lình chặn ngang Sông Min trong vùng Yingxiuin vừa bị đập mạnh bởi trân động đất Yingxiu tại quận Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên. (Ảnh cung cấp bởi một nguồn bên trong Trung Quốc).

Chỉ mấy ngày sau khi mưa lớn và đất lở tàn phá khu vực ở quận Chu Khúc của tỉnh Cam Túc, ngày 08 tháng 8, các bộ phận của tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở tây nam Trung Quốc, cũng đã bị đánh mạnh bởi đất lở rất lớn và lũ lụt.
Bắt đầu từ 12 tháng 8, các bộ phận của tỉnh Tứ Xuyên trải qua những trận mưa xối xả liên tục gây lở đất có quy mô lớn tại 10 thành phố và 24 huyện. Chừng 5.760.000 người đã bị ảnh hưởng và 400.000 người dân địa phương đã được di tản, theo một báo cáo
của Dịch vụ Tin tức Trung Quốc ngày 17 tháng 8. Số người chết chính thức được báo cáo là 13, và 59 mất tích. .
Những khu vực bị ảnh hưởng động đất Tứ Xuyên, Khu Qingping  (thành phố Miên Trúc), Quận huyện Ánh Tú (Vấn Xuyên), và Longchi (Đô Giang Yển) là các khu vực bị ảnh hưởng của lở đất tồi tệ nhất.
Thành phố Miên Trúc
Trong buổi sáng sớm ngày 13 tháng 8, đất chuồi bùn lở kích hoạt bởi lũ lụt đã tàn phá Qingping Township, ngoại ô của thành phố Miên Trúc ở tây bắc tỉnh Tứ Xuyên, một khu vực đã bị hư hại nặng bởi trận động đất Vấn Xuyên năm 2008. Năm triệu mét khối bùn lở đã làm thay đổi tuyến đường của sông Mianyuan, tạo thành một hồ rào cản, và biến khu quận huyện Qingping thành một hòn đảo cô lập không được cung cấp nước và điện. Đường giao thông và viễn thông cũng đã bị ngưng trệ hẳn.
                       THIEN TAI TAU 2
Một gia đình di chuyển tới Trường Trung học Hanwang tại thành phố Mianzhu sau khi được di tản bằng máy bay trực thăng từ Quận Qingping ngày 13 tháng 8, 2010. (Ảnh cung cấp bởi một nguồn bên trong Trung Quốc).
Bùn lở cũng nuốt năm làng trong khu vực, ảnh hưởng đến khoảng 6.000 cư dân. Phương tiện truyền thông chính thức chỉ xác nhận 9 ca tử vong và năm người mất tích đêm 16 tháng 8.
Bùn lở lớn cũng gây cho nước lũ từ sông Mianyuan tràn ngập ngôi nhà mới được xây dựng sau trận động đất. Nhiều ngôi nhà đã hoàn toàn bị chôn vùi bởi nước và bùn lở.
Ông Chen, một cư dân Qingping, nói với một phóng viên Epoch Times, "Mặc dù khu vực lở bùn Miên Trúc dường như không bị tàn phá như các trận động đất Vấn Xuyên năm 2008, nó đã ảnh hưởng tới một khu vực rất lớn. Những vùng Qingping và Tianchi bị đổ nát nghiêm trọng nhất.  Thật khó để ước tính số người chết tại thời điểm này."
Ông Chen cho biết vận chuyển đất là vấn đề cấp thiết nhất cho Qingping vì nhiều người bị mắc kẹt trong khu vực, và chỉ nhờ phương tiện máy bay trực thăng để đưa những người bị thương ra khỏi Qingping. Thuyền đò cao su gần như vô dụng
Máy bay trực thăng cứu hộ đã mang các thiết bị giao tiếp nhỏ và máy phát điện cùng với các đội cứu hộ đến khu vực bị ảnh hưởng. Đó là cách giao tiếp với bên ngoài đã được tái lập.
Quận Vấn Xuyên
Mưa lớn cũng đã tàn phá trận động đất tàn phá các khu vực khác tại Tứ Xuyên. Đặc biệt Vấn Xuyên và thành phố Đô Giang Yển đã phải chịu thiệt hại nặng.
Tại khu Yingxiu của Vấn Xuyên, một đoạn của đường cao tốc Duwen đã bị phá hủy bởi lở bùn.  Bùn lở cũng thay đổi đường tuyến của sông Min, một chi nhánh của thượng nguồn sông Dương Tử ở trung tâm tỉnh Tứ Xuyên, lũ lụt ở khu Yingxiu và hàng chục ngàn người bị mắc kẹt.
Ông Liu Yong, một nhân viên cứu hộ có trại nằm trên vùng cao từ lở bùn, nói với Quảng Châu hàng ngày: "Khi tôi chạy ra ngoài, hai tầng nhà mới trong khu Yingxiu đã bị ngập nước lũ từ sông Min. Ở khắp mọi nơi, người ta đã kêu gọi cứu trợ".
Bùn lở lớn cũng tạo ra hai hồ rào cản ở  thành phố Vấn Xuyên, và họ vẫn bị còn bị mắc kẹt trong ngày 15 tháng 8.
60.000 mét khối bùn lở cũng chặn con sông Min ở Yinxing, một thị trấn gần đó ở Vấn Xuyên, và cũng tạo thành một hồ nước rào cản.
Tao Qingfa, Phó Giám đốc Sở Địa chất Môi trường thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên, nói với CCTV, "Bởi vì đó là mùa mưa, có nguy cơ lở đất nhiều hơn. Các mảnh vỡ từ đất lở ở các nơi mới xảy ra đã tuôn đổ nước xuống hạ lưu, sẽ gây ra thêm thảm họa địa chất nhiều hơn". THIEN TAI TAU 3
Ngày 16 tháng 8, các cư dân đi bộ trên một con đường lầy lội trong khu quận huyện Qingping, ngoại ô của thành phố Miên Trúc ở tây bắc tỉnh Tứ Xuyên sau khi khu vực này bị bùn lở lớn đánh trúng vào ngày13 tháng tám 2010. (Ảnh cung cấp bởi một nguồn bên trong Trung Quốc).
.bbc ĐẬP TAM HỢP SẮP CÓ ĐỈNH LŨ MỚI
thien tai tau tam diep 1
Giới chức đã xả bớt nước ở sau đập Tam Hợp nhằm giảm áp lực của nước lũ
Trung Quốc nói nước lũ tại đập Tam Hợp sẽ lên mức đỉnh điểm trong 24 giờ tới, sau khi có mưa lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử vào cuối tuần vừa qua.
Dự kiến sẽ có thêm mưa lớn tại nhiều khu vực ở miền nam Trung Quốc từ hôm nay (27/7) đến thứ Năm.
Tin tức mới đưa ra cho biết một cây cầu bị sập tại tỉnh Hà Nam hôm thứ Bảy, làm 33 người chết và 21 người mất tích.
Trung Quốc mỗi năm đều có mùa mưa, nhưng lượng mưa năm nay là cao nhất trong hơn một thập niên trở lại đây.
Mực nước tại một nhánh sông Dương Tử hôm cuối tuần vừa rồi được biết ở mức cao nhất trong 30 năm nay.
Từ đêm Chủ Nhật, các quan chức tại đập Tam Hợp đã tăng cường xả nước qua các cửa cống để chuẩn bị cho nước lũ ập đến.
Nước ở các nhánh thượng nguồn sông Dương Tử tăng cao sau mưa lớn vào dịp cuối tuần.
Dự kiến lượng nước gia tăng sẽ đổ về đập Tam Hợp vào sáng thứ Tư.
Tuy nhiên, giới chức nói có khả năng mực nước lần này sẽ vẫn thấp hơn mực nước tại đập Tam Hợp vào tuần trước.