Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

WWW.TINTUCCAONIEN.COM

BẢN TIN HÀNG TUẦN 
Số 41 /2010        Ngày10/10/2010
                        *****
NỘI  DUNG
•    Tin tức lượm lặt
•    Phật Ngọc và ước nguyện hòa bình
•    Người cha chồng đáng kính
•    Chết có thật đáng sợ không?
•    Già ơi…chào mi!
•    Bài tập điều trị đau cột sống thắt lưng
•    Chuối hột, vị thuốc đa  năng
•    Gingko biloba không có tác dụng gì đối với sự sa sút nhận thức
•    25 phương thức dùng thực phẩm để trị bệnh
•    Tác dụng chữa bệnh của lớp vỏ của nhiều loại củ quả
•    Thái cực quyền :một phương pháp trị bệnh hữu hiệu
•    Nhức đầu và cao huyết áp
•    Phát hiện hơn 200 ngàn loài mới dưới đáy biễn


TINTỨC LƯỢM LẶT
clip_image002

Để mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vào tối Chủ nhật 10/10 dự trù sẽ có Chương trình pháo hoa nghệ thuật sử dụng công nghệ cao cấp, với các loại pháo hoa nhập từ Ý, Mỹ và Trung Quốc.  Theo kịch bản, màn pháo hoa nghệ thuật này sẽ kéo dài 20 phút, tái hiện toàn bộ lịch sử của kinh thành Thăng Long thời xưa. Nhưng đáng tiếc vào trưa thứ tư 6/10 ,một vụ cháy đã  xẩy ra tại khu chứa pháo hoa sân vận động Mỹ Đình do hai container chứa pháo hoa phát nổ .
Trong khi Hà-nội tưng bừng tổ chức Đại lễ 1000 năm Thanh long thì miền Bắc Trung bộ từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế bị ngập sâu vì mưa lũ lớn trong tuần qua
clip_image010

Số 33 thợ bị kẹt dưới hầm mỏ tại Chile từ 5 tháng 8 vừa qua có hi vọng được cứu vào thứ bảy 9 tháng 10 này. Hiện nay đội cứu cấp chỉ còn phải đào thêm khoảng 89 mét (291 feet) nữa là tiếp xúc được với họ
clip_image012clip_image014clip_image016

Ngày 4 tháng 10, 2010 thảm họa đã sảy ra tại Hungary khi một khúc đê của hồ chứa bùn quặng bauxite bị vỡ làm các thành phố Devecser và Kolontar bị tràn ngập bùn đỏ. Di hại nhiều năm sau về sức khỏe con người và hệ sinh thái của cả một vùng rộng lớn sẽ vô lường!.


Phật Ngọc và ước nguyện hòa bình thế giới

Nhân dịp Tượng Phật Ngọc cho Hoà bình Thế giới đang được cung nghinh tại nhiều Tiểu bang Hoa kỳ, chúng tôi xin trích đăng bài viết dưới đây của Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng để qúi vị biết thêm vể sự tích tạng bức tượng bằng đá qúi này
Pho tượng Phật Ngọc đang triển lãm vòng quanh thế giới được xem là pho tượng lớn nhất và trang nghiêm nhất trên thế giới hiện nay được điêu khắc từ ngọc thạch quý hiếm. Tượng Phật này, tính luôn pháp tòa và đài sen, có chiều  cao 4 mét 85. Với chiều kích và vẻ đẹp của tôn tượng, pho tượng với tên gọi “Phật Ngọc cho nền hòa bình thế giới” này được vinh danh là kỳ quan của thế giới trong thời hiện đại.
Tượng Phật Thích Ca được tôn thờ bên trong Bảo Tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) được chọn làm khuôn mẫu cho Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới này, đơn giản vì pho tượng ở Bồ Đề Đạo Tràng là hình ảnh quen thuộc của hàng triệu đệ tử Phật trên khắp thế giới. Hiệp Hội Đại Bồ Đề đã cho phép nghiên cứu chụp hình một cách chi tiết tỉ mỉ pho tượng. Các nhà điêu khắc và tạc tượng ở Thái Lan đã dựa vào các hình ảnh chụp ấy để tôn tạo Phật Ngọc này.
Giá trị của pho tượng Phật Ngọc: Được chiêm bái và đảnh lễ tượng Phật được tạo ra từ một loại ngọc quý hiếm là một duyên lành khó có được trong cuộc đời này. Đức Phật đã từng đề cập điều này trong Kinh Thủ Ấn Tăng Tín Lực rằng: “ Chỉ một phút giây ngắn ngủi chiêm ngưỡng Phật tượng, hành giả ấy đã được vô lượng công đức rồi, huống chi người ấy được đối trước Phật tượng mà lễ bái, cúng dường, thì công đức còn nhiều hơn gấp bội”.
Hành Trình của Tượng Phật Ngọc: Tháng 12, 2006 Vận chuyển khối ngọc Polar Pride từ Vancouver đến Bangkok; Tháng 05, 2007 Mô hình đầu tiên được Lama Zopa Rinpoche điều chỉnh; Cuối 2007 Mô hình thứ hai được Lama Zopa Rinpoche điều chỉnh; Cuối 2007 Mô hình thứ ba được Jonathon Partridge điều chỉnh; Đầu 2008 Mô hình thứ tư được chấp thuận; Đầu 2008 Jade Thongtavee bắt đầu khắc tượng; Tháng 06, 2008 Hoàn tất công trình khắc tượng; Tháng 07, 2008 Hoàn tất công trình đánh bóng tượng; Tháng 12, 2008 Hoàn tất nghi lễ chú nguyện; Đầu năm 2009 Chương trình triển lãm bắt đầu.
Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới: Tượng Phật trong Bảo Tháp Đại Bồ Đề (Mahabodhi Stupa), ở Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) được chọn làm mẫu tượng cho Phật Ngọc. Tượng Phật rất uy nghi với tư thế “xúc địa ấn”. Lạt Ma Zopa Rinpoche chọn mẫu tượng này vì đây là hình ảnh quen thuộc của đức Phật trong lòng Phật tử ở khắp mọi nơi. Ban điều hành chùa Bồ Đề Đạo Tràng đặc biệt cho phép chụp nhiều hình ảnh ghi lại mọi chi tiết tỉ mỉ của tượng Phật để mang về cho các nhà khắc ngọc tạo dựng mẫu tượng. Tôn tượng này được tạc từ khối ngọc thạch vĩ đại mang tên “Polar Pride”. Lạt Ma Zopa Rinpoche nói rằng, “Phật Ngọc  sẽ thắp sáng toàn cõi thế gian này, Phật Ngọc sẽ mang niềm an lạc, hạnh phúc không thể nghĩ bàn đến cho chúng sanh, sự ảnh hưởng của Phật Ngọc sẽ góp phần ngăn chận những cuộc chiến tranh, những hủy hoại tàn phá đang xảy ra khắp nơi trên thế giới”.
clip_image018
Tôn tượng tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ
clip_image020
Đạo Hữu Ian Green, giám đốc công trình Phật Ngọc
Niềm kiêu hãnh của Bắc Cực : nằm sâu thẳm trong lòng đất miền Bắc Canada, dưới rặng núi British Columbian là nền ngọc thạch. Ở đây, giữa những đồi cỏ xanh tươi đầy hoa dại, ngọc thạch nằm ớ đó với trọn vẻ trang nghiêm. Được khám phá đầu tiên vào thập niên 60 và 70, mỏ ngọc này được xem là nền ngọc lớn nhất trên thế giới. Vào cuối năm thập niên 90 xảy ra ở đây một điều bất ngờ. Người ta tìm thấy ở phía Nam biên giới Yokon một nền ngọc thạch với màu xanh rực rỡ sáng đẹp chưa từng thấy trước đây. Lấy bối cảnh đặt tên, tảng ngọc này được gọi là "Ngọc Bắc Cực" (Polar Jade). Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết loại ngọc này cứng chắc hơn bất cứ loại ngọc thạch Nephrite nào khác. Màu ngọc sáng bóng, chất lượng được đánh giá là loại ngọc quí dùng làm nữ trang. Trong thế giới tâm linh, người ta thường tin rằng ngọc thạch chứa đựng nguồn năng lực linh thiêng phi thường, có thể giúp chữa lành bệnh và khiến cho tà ma yêu quái lánh xa. Những tác phẩm điêu khắc bằng ngọc thạch thường được thế giới đánh giá cao. Thật sự Ngọc Bắc Cực đã thay đổi cách nhìn của cả thế giới về ngọc thạch Nephrite.
Rồi đến năm 2000, người ta tìm thấy một khối ngọc khiến cho toàn thế giới một lần nữa kinh ngạc. Khối ngọc này vĩ đại chưa từng thấy, hoàn toàn không tì vết, phẩm lượng đá quí Ngọc Bắc Cực. Khối ngọc có trọng lượng 18 tấn được gọi tên là “Polar Pride”, nghĩa là "niềm Kiêu Hãnh của Bắc Cực". Khối ngọc này được một nhà nghiên cứu đá quí lừng danh thế giới, ông Fred Ward, đánh giá là  một "khám phá mới của thiên niên kỷ".
Sau khi khối ngọc “Polar Pride” được tìm thấy, người ta hỏi ông Kirk Makepeace, giám đốc công ty khai thác ngọc rằng ông sẽ làm gì với khối ngọc này? Ông cho biết “Tôi sẽ để thế giới quyết định, tôi gọi khối ngọc này là Polar Pride, và tôi sẽ không xẻ thêm chút nào vào khối ngọc này. Tôi sẽ để nguyên như vậy mà đấu giá, vì đây là một kỳ quan của thiên nhiên. Tôi mong muốn khối ngọc này sẽ trở thành một món vật vô giá được tôn trí trong viện bảo tàng, một công trình lớn hay một biểu tượng nào đó; quả thật đây là khối ngọc thạch nephrite với màu xanh sáng đẹp chưa từng thấy  trước đây trên toàn thế giới”.
clip_image022
Đạo Hữu Ian Green, giám đốc công trình Phật Ngọc đã đến tận địa điểm mỏ Ngọc
ở miền Bắc
Canada để tìm kiếm Ngọc để khắc tượng Phật
Một đêm nọ từ miền núi tại thung lũng Kathmandu thuộc Nepal, Lạt Ma Zopa, vị Thầy lãnh đạo tối cao của Hội Bảo Tồn Phật Giáo Đại Thừa (fpmt.org) đã nằm mộng nhìn thấy khối ngọc tại Canada, giật mình thức giấc, Ngài đã gọi điện cho đệ tử Ian Green và khuyến khích ông nên tìm đến nơi để thỉnh cho được khối ngọc ấy và tạo dựng tượng Phật, với nguyện ước ánh sáng của Phật ngọc sẽ mang niềm an lạc, hạnh phúc đến cho chúng sanh và cũng là mục đích ngăn chận những hiểm họa tàn phá của ô nhiễm môi trường và chiến tranh.  Ông Ian Green lúc đó đang bận rộn công việc xây dựng Bảo Tháp Đại Từ Bi nhưng đã bỏ ngang để lên đường tìm đến Canada và cuối cùng đã thương lượng cùng với Kirk Makepeace để thỉnh được khối ngọc này. Khối ngọc đã bắt đầu một cuộc hành trình vận chuyển từ hải cảng Vancouver đến thủ đô Bangkok vào tháng 12 năm 2006.  Sau nhiều tháng phân vân và chọn lựa, cuối cùng tượng Phật tại bảo tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật thành đạo tại Ấn độ được chọn làm kiểu mẫu, vì hàng vạn đệ tử Phật đã quen với dáng ngồi, nét mặt, nụ cười của pho tượng này.
Phật Ngọc Quanh Thế Giới : Trên thế giới trước đây đã có một vài tượng Phật bằng ngọc, danh tiếng nhất là Phật Ngọc ở Chùa Shwedagon, Miến Điện (hình bên dưới), "Phật Ngọc Lục Bảo" ở Thái Lan, và Phật Ngọc ở Chùa Phật Ngọc, Thượng Hải. Phật Ngọc khắc từ khối ngọc thạch Polar Pride nhất định cũng sẽ tràn đầy ý nghĩa như các tượng Phật Ngọc nói trên.
clip_image024clip_image026
Điêu khắc Phật Ngọc tại Thái Lan:
Công trình khắc tượng Phật Ngọc do công ty Jade Thongtavee đảm nhận. Đây là một công ty Thái Lan làm việc lâu năm và uy tín trong giới khắc ngọc, cơ sở tọa lạc gần Chiangrai phía Bắc Thái Lan. Công Ty Jade Thongtavee do ông Boonthong Yotharvut thành lập. Sau nhiều năm kinh nghiệm khắc ngọc ở Thái, ông Yotharvut đã sang Trung Hoa tu học kỹ thuật chạm ngọc trên hơn một năm. Khi trở lại Thái Lan, ông thành lập công ty Jade Thongtavee vào năm 1973.
clip_image028clip_image030 Ông bà Ian Green tại xưởng điêu khắc Ngọc Phật ở Thái Lan
Jade Thongtavee nay có hơn 30 tay thợ khắc ngọc lão luyện, tạo ra nhiều sản phẩm mỹ thuật nổi tiếng có giá trị nghệ thuật cao, được các nhà sưu tập và chùa chiền ở khắp nơi ưa chuộng. Công trình điêu khắc Phật Ngọc này là do ông Vanit Yotharvut, con trai của nhà sáng lập công ty và cũng là giám đốc đương thời của công ty Thongtavee, trực tiếp giám sát và theo dõi từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn mãn. Ông Vanit đã được mời đến tham dự Lễ Khai Mạc Triển Lãm  Phật Ngọc tại địa điểm đầu tiên ở VN, Chùa Quán Thế Âm, Đà Nẵng, vào đầu tháng 3 năm 2009 vừa qua.
Công ty này đã thực hiện hai mô hình trước khi bắt đầu khắc tượng, một mô hình thu nhỏ và một mô hình đúng kích thước. Các mô hình khắc tượng được lãnh đạo tinh thần của công trình khắc tượng này là Lạt Ma Zopa Rinpoche đích thân kiểm soát và phê chuẩn.
clip_image032
Phật ngọc đã khắc xong
clip_image034

Lễ gia trì tôn tượng sau khi khắc xong tại Thái Lan
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới triển lãm Phật Ngọc Hoà Bình: Lần đầu tiên Việt Nam triển lãm một tượng Phật bằng đá quý vĩ đại này và cũng là nước đầu tiên trên thế giới có thắng duyên được triển lãm Phật Ngọc. Sau khi kết thúc chương trình triển lãm ở Việt Nam (13/3/2009-22/5/2009), Phật Ngọc này sẽ được thỉnh đến triển lãm ở Úc châu (19/6/2009-20/12/2009) trước khi đến Hoa Kỳ và Canada (2/1/2010-2/1/2011) , và Châu Âu (4/6/2011-7/8/2011)
Mục đích của việc triển lãm: Mục đích của việc triển lãm tượng Phật Ngọc & Xá lợi Phật là tạo cơ duyên cho nhiều người đến chiêm bái và đảnh lễ, không phân biệt tôn giáo, tất cả đều có thể tới tham dự miễn là chúng ta dành một chút thời gian để khi chiêm bái, ta có dịp thấy rõ hơn về giá trị của hòa bình, để cầu nguyện Phật Ngọc và Xá lợi Phật sẽ đem lại hòa bình cho thế giới, bình an cho các mối quan hệ, bình an cho gia đình và bè bạn, bình an trong công sở, và sự thanh thản trong tâm hồn. Chúng tôi kỳ vọng rằng với niềm khát khao mãnh liệt ấy sẽ mang đến niềm hoan hỷ và khích lệ lớn lao cho những ai có cơ hội được chiêm ngưỡng tượng Phật Ngọc, đặc biệt trong thời điểm thế giới của chúng ta đang bị bao vây bởi những bóng đen của chiến tranh và thiên tai.
CHIÊMBÁI PHẬT NGỌC HOÀ BÌNH
Minh Lương Trương Minh Sung
Hàng tỷ người đều ngưỡng vọng ân sâu
Tất cả chúng con kính cẩn nguyện cầu
Công đức Phật hơn hai ngàn năm trước !
Phật Thích Ca giáng trần - bao nguyện ước...
Cứu chúng sinh trong biển khổ trầm luân .

Nguyện tu hành theo giáo lý uyên thâm
Hầu thoát khỏi cảnh luân hồi sinh tử!
Nhân loại vẫn phạm rất nhiều nghiệp dữ
Còn gian tham , thù hận…tội quá nhiều
Gây chiến tranh tàn sát biết bao nhiêu...
Thời mạt pháp nhiều Ma vương phá đạo !
Tội ác quá nhiều gây bao nghiệp báo
Nhân lọai điêu linh - Di Lặc) giáng trần
Cứu độ muôn loài thoát khỏi trầm luân
Phật giáng thế vì hòa bình thế giới!
Hãy vững niềm tin tiến tu mong đợi
Hàng triệu người từ bỏ : tham, sân , si...
Sống an vui trong ánh đạo từ bi
Thế giới hòa bình - tỷ người hưởng lợi...!
Phật Ngọc Hòa Bình đi vòng thế giới
Hàng triệu người đã cầu nguyện linh thiêng
Hoa Trời đã xuất hiện khắp cõi Thiên
Sự linh ứng rất nhiệm mầu an lạc!
Thế giới hòa bình - hết loài gian ác
Hàng tỷ người đồng loạt hát hân hoan
Giấc mộng ngàn năm ca khúc khải hoàn
Hoa hạnh phúc mừng vui toàn thế giới!
Cali. ngày 26 / 06 / 2010

Người cha chồng đáng kính
Nấu xong nồi súp rau củ, trời đã xế trưa. Tôi vội gửi con cho hàng xóm rồi bắt xe ôm đến bệnh viện. Ba chồng tôi đang lom khom lau mặt cho cháu bằng khăn ướt.
clip_image036
Nhìn cái dáng gầy gò, run rẩy của ba khi chăm sóc cháu nội, tôi thương ba đến nhói lòng.
Tôi lấy chồng khi ba mẹ tôi đều đã mất. Tôi lại là con một, không có anh chị em nên chồng về ở cùng tôi. Ba chồng tôi có đến 10 người con trai và sáu con dâu, nhưng ông thương tôi nhất, vì tôi không còn cha mẹ. Nhớ ngày đầu về nhà chồng phụ đám giỗ, tôi lóng ngóng vụng về chẳng làm được việc gì. Ba sợ mẹ la tôi nên lúc nào cũng ở cạnh bên, chỉ cho tôi từng chút về cách cuốn chả giò, cách bào bắp cải để trộn gỏi sao cho đều tay…
Khi tôi sinh con gái đầu lòng, mẹ chồng tôi mất. Ba thường sang nhà thăm nom mẹ con tôi. Mỗi lần chồng tôi uống quá chén với bạn bè về muộn, là tôi chạy sang nhà khóc kể với ba. Những lần đó, ba luôn vội vã cùng tôi về nhà, mắng cho chồng tôi một trận vì làm chồng mà vô trách nhiệm, không quan tâm đến vợ con…
Giờ đây, ba đã lớn tuổi, từng bước đi chậm chạp, run rẩy… nhưng hễ nghe tôi có việc gì là ba đều có mặt. Nghe con tôi bị sốt thương hàn chuẩn bị vào bệnh viện, ba vội vã sang ngay, nhưng tuổi già, sức yếu, lại mắc chứng cao huyết áp, nên mới đi bộ được một đoạn ba mệt rồi khuỵu xuống, bà con thấy vậy cõng ba trở về nhà. Nhưng, chỉ hai ngày sau, vừa khỏe lại là ba đã nằng nặc gọi chú Út đưa ba vào bệnh viện thăm cháu. Thời gian này, tôi còn phải chăm đứa con nhỏ mới hơn 10 tháng. Ba đòi ở lại bệnh viện để giúp tôi chăm sóc cháu lớn, tôi nói sẽ thuê người, ba nhất định không cho. Ba bảo, người ngoài làm sao bằng được người nhà. Ba muốn được tự tay lo cho cháu nội…………
Năm nay ba gần 70 rồi, vì thương con cháu mà ba phải chịu cực… Thâm tình của ba, tôi biết làm sao đền trả được? Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi gặp được người cha chồng đáng kính, yêu thương con dâu như con ruột của mình.
Tuần sau là lễ mừng thọ của ba. Tôi cầu nguyện ba luôn khỏe mạnh để sống vui vầy cùng con cháu. Tôi không còn người thân ruột thịt nên luôn xem gia đình chồng như chính gia đình mình. Nhất là với ba, tôi lúc nào cũng yêu thương và tôn kính. Qua bài viết này, tôi muốn gửi đến ba lời tri ân sâu sắc. Ba ơi! Ba mãi mãi là người cha tốt nhất trong cuộc đời còn lại của con…
Chết có thật đáng sợ không ?
Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan (bài do bạn BáTrần giới thiệu)
Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi.
Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy.
Tham sanh úy tử
Ai cũng vậy, hồi trẻ, sức khoẻ dồi dào, yêu đời, tối ngày chỉ biết có vui chơi mà thôi, chuyện chết chóc là chuyện cùa mấy ông già bà cả chớ có bao giờ mình bận tâm suy nghĩ đến đâu.
Lớn lên thì phải lo chuyện cơm gạo, chuyện gia đình, chuyện con cái suốt ngày suốt tháng nên đâu còn thì giờ gì mà nghĩ đến vấn đề chừng nào mình đứt bóng theo ông theo bà…
Khi tuổi đời bắt đầu hơi cao, khoảng từ 55 tuổi trở lên thì bệnh tật cái nầy cái nọ bắt đầu lòi ra. Lúc đó, chúng ta mới ý thức rằng cuộc đời rất phù du, thân xác con người ta không thể nào trường tồn vĩnh viễn được, không thể nào cải tử hoàn sanh được, v.v…
Tóm lại đó là lẽ vô thường! Có ngày mình cũng phải ra đi như mọi người mà thôi.
Đi lúc nào thì chưa biết được, nhưng càng trễ càng tốt phải không các bạn.
Tùy theo số mạng cả. Chết đến không báo trước. Có thể là bất cứ lúc nào, do tai nạn bất ngờ hoặc vì bạo bệnh bất tử.
Riêng đối với người viết, vài ba năm nữa mình sẽ bước vào lớp thất thập cổ lai hy nên ý thức rằng ngày ra đi chắc cũng không còn mấy xa lắm đâu.
Tuổi càng về già thì con người ta càng hay suy tư nhiều về cái chết. Vào lớp tuổi nầy, quanh ta, người thân cũng như bạn bè, lác đác đã có người ra đi rồi.
Xem mục cáo phó trong các báo Tây báo Việt, thì thấy thiên hạ thường chết nhiều trong khoảng 80-90 tuổi. Thôi thì mình cũng hy vọng được như họ. Như vậy, mình còn sống cao tay lắm cũng chừng 15-20 năm nữa là quá sức rồi, với điều kiện là Trời còn thương và Ngọc Hoàng đừng giũ sổ gởi xuống âm ti bất tử.
Sao mà lẹ quá vậy Trời!
Ở cái tuổi của tác giả, có ai mà dám nói mình chưa thấm đòn đâu.Tóc thì bạc phơ rồi, răng cỏ thì cái còn cái mất, ăn uống phải đeo răng giả rất là phiền phức, còn nếu lỡ nhìn vào kiếng thì thấy mình lụ khụ, lưng khòm, da thì nhăn nheo đầy đồi mồi mất hết thẩm mỹ, tiếng nói thì bắt đầu hơi run rẩy, hay nói đi nói lại khiến con cháu bực mình, cái gì cũng yếu hết, bắt đầu hay quên trước nhớ sau, nay đau chỗ nầy mai đau chỗ kia, nhưng kẹt một nỗi là đầu óc thì vẫn chưa chịu chấp nhận là mình đã già rồi.
Mình tưởng mình còn trẻ hoài, thế mới khổ chớ.
Mình còn ham vui, còn ham sống mà.
Vô tiệm ăn thì người ta gọi mình bằng bác, kêu bằng ông bằng bà. Mình mới giật mình. Vậy mà mình cứ cho rằng mình chưa có già. Ngược lại mình rất chủ quan mà thấy bạn bè và người khác sao họ có vẻ lại già hơn mình quá.
Nghĩ cho cùng, già thì phải có bệnh để mà chết chớ hổng bệnh thì lấy gì mà chết được.
Đó là cái logic của sanh bệnh lão tử.
Theo mình nghĩ, sống quá già thì thân xác càng xấu xí đi… chả có ích lợi gì cả và vả lại sống đến 100 tuổi hoặc cao hơn nữa thì sống với ai đây? Ở cái tuổi nầy, con cái của mình dám chết hết rồi. Còn cháu chắt thì có thể khi thấy mình tụi nó lại sợ thấy mồ tổ. Có chắc gì tụi nó dám lại gần hay đi thăm mình không?
Vậy chỉ còn nhà già là trạm dung thân cuối cùng của mình trên dương thế nầy trước ngày ra đi mà thôi.
Thỉnh thoảng đi chùa, mình có đưọc nghe các thầy giảng về tử sinh. Mình cũng có tìm hiểu vấn đề nầy qua kinh sách Phật giáo Tây Tạng, nên cũng biết lõm bõm vậy thôi chớ hổng chắc gì là mình hết còn sợ chết.
Ai cũng muốn chết sướng hết
Cũng ngộ, con người ai ai cũng muốn sống sao cho sướng mà đến lúc chết thì mọi người cũng hằng ao ước được chết sao cho lẹ, cho sướng.
Đây là bình thường normal, là lẽ thường tình mà thôi.
Đa số đều nói họ không sợ chết nhưng chỉ sợ bệnh tật dây dưa làm đau đớn thể xác lẫn tâm hồn, làm mất cả nhân cách cũng như làm khổ não và phiền toái cho gia đình.
Chết sướng là gì? Đó là chết già, chết êm thắm, không đau đớn thể xác lẫn tâm hồn, vậy chết trong giấc ngủ là khỏe nhất, kế đến là chết vì bệnh tim mạch, đứng tim, đứt gân máu và phải chết cho thật mau thật lẹ, không lê lết cả tháng trời, không xụi bại, bán thân bất toại, á khẩu, không ỉa trây đái dầm, không bị mất trí nhớ và không bị lú lẫn điên khùng nầy nọ, v.v…
Giờ phút lâm chung cần có sự hiện diện đầy đủ của vợ con hay chồng con mình để tiển đưa mình cho khỏi tủi thân (?)
Có người thì còn lo xa hơn, nghĩ tới hậu sự nên bắt đầu lo tu, bắt đầu ăn chay, niệm kinh, lo thiền, lo cầu nguyện, siêng đi chùa, đi nhà thờ thường xuyên, cúng dường tam bảo, phóng sanh, bố thí công đức, bố thí tài vật, làm từ thiện gieo duyên lành để được phước, được hồng ân hầu khi chết thì hy vọng sẽ được rước về cõi Phật hoặc về thiên đàng với Chúa…
Cái gì cũng vậy. Chết cũng cần phải được chuẩn bị tinh thần từ trước. Thiền cũng là một phương pháp giúp chúng ta ý thức hơn về tánh có không của mọi sự vật trong cõi đời nầy, nhờ vậy chúng ta chấp nhận sự chết dễ dàng hơn và ra đi được thanh thản hơn!
Tại sao người ta sợ chết?
Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Từ trước tới giờ vẫn chưa có người quá vãng nào trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.
Chuyện cận tử, thân trung ấm, lúc vừa mới chết thì hồn bay lơ lững đâu đó, rồi vào đường hầm thấy toàn ánh sáng chóa lòa, gặp lại bà con đã chết từ lâu, kêu réo nhau la ới ới, chuyện đầu thai lại, chuyện tái sinh, chuyện ma quỷ, và còn nhiều thứ lắm lắm… có thật hay không có thật chẳng có ai biết được hết. Tin hay không là chuyện riêng của mỗi người.
Có người còn so sánh sự chết cũng không khác gì giấc ngủ mỗi đêm. Tối ngủ, mình chẳng còn biết gì hết hổng khác gì như mình đã chết rồi. Sáng ra thức dậy như được tái sanh trở lại, sống thêm một ngày nữa. Mừng hết lớn.
Vậy sợ chết là sợ những gì mình không rõ, những gì bí mật mình chưa biết được.
Người ta sợ chết vì sợ thân xác bê bết máu me, nát bấy, xấu xí đi, sình thúi ghê tởm quá.
Trường hợp những giây phút trước khi phi cơ lâm nạn lao xuống đất chắc hành khách phải hãi hùng kinh hoàng tột độ. Đây là một thí dụ rõ rệt nhất về sự kiện sợ chết.
Có cả trăm câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câu giải đáp nào hết về sự chết. Mọi người cứ tưởng tượng thế nầy thế nọ cho nên thiên hạ vẫn còn lo và vẫn còn sợ chết.
Người đời thường nghĩ rằng hễ chết là hết, là trống không, là rơi vào vực thẩm tối thui, là hư vô, tĩnh lặng.
Chết rồi thì mình sẽ đi về đâu sau đó, rồi mình sẽ ra sao? Bởi vậy nên ai ai cũng đều sợ chết lắm.
Ai cũng phải có ngày chết hết. Đây là một sự thật. Chạy đâu cũng không khỏi. Đây là điều chắc chắn 100%, thật rõ ràng và là lẽ công bằng của trời đất.
Trên cõi đời nầy, chỗ duy nhất, nơi mà con người thật sự được hoàn toàn bình an, không còn thù hận nhau nữa, không bao giờ biết hơn thua, phân biệt đố kỵ với nhau nữa, đó là chỗ nghĩa địa an giấc ngàn thu.
Cuộc đời thật vô thường, vậy phải biết trân quý sự sống. Thù hận, tranh đua, phân biệt, cố chấp, ganh tị, suy bì, hơn thua nhau từng tiếng, từng lời, từng chút một rồi cuối cùng cũng phải chết mà thôi. Đến lúc đó thì ăn năn hối cải, than khóc, kể lể, luyến tiếc làm chi cho mất công, muộn màng rồi bạn ơi.
Tại sao hồi còn sống không biết sống cho hòa thuận, thương yêu nhau, giao hảo nhau trong tình người, biết tha thứ nhau?
Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi.
Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút.
Bằng mọi giá họ phải níu kéo sự sống lại. Bỡi lý do nầy mà ngày nay khoa học đã sáng chế ra vô số kỹ thuật để kéo dài thêm sự sống… Nào là kỹ nghệ thuốc trường sanh, kỹ nghệ ngâm xác trong khí lỏng liquid nitrogen để chờ ngày tìm ra thuốc trị liệu để tiếp tục… sống, v.v…
Người ta sợ chết gì sợ mất người mình thương, sợ xa lìa người thân, bạn bè, xa lìa vợ con, chồng con, sợ không ai nuôi con mình, sợ rồi đây tụi nó sẽ ra sao? sợ mất đi cái tôi của mình, sợ mất hết tài sản của cải mà mình đã thật sự khổ công tạo dựng được trong suốt cả cuộc đời, cũng như sợ chưa thực hiện được những hoài bão mà mình hằng mong ước, và sợ bị lãng quên, v.v…
Nhưng theo quan niệm triết lý Phật giáo, thì những thứ vừa kể trên là đều không có thật!
Giàu có, tỷ phú thì sợ chết đã đành, nhưng nghèo rớt mồng tơi, không có của cải gì ráo trọi cũng sợ chết luôn tuốt luốt.
Thường những người sợ chết là những người còn hoạt động, đi đứng và còn sinh hoạt được bình thường.
Nếu đã già khú cú đế rồi, bệnh hoạn đủ thứ, sinh hoạt khó khăn, ăn uống ngủ nghê không được, mà còn bị con cháu bạc đãi hất hũi nầy nọ thì nhũng người nầy chấp nhận cái chết dễ dàng hơn nhiều.
Sợ chết cũng là một phản ứng tự nhiên của bản năng sinh tồn của tất cà mọi sinh vật.
Trong phạm vi nghề nghiệp, người viết có thể cả quyết rằng thú vật như bò, heo lúc bị lùa vào lò sát sanh để bị làm thịt chúng đều rất kinh hoàng, la rống, phản ứng lại rất dữ dội vì bản năng sinh tồn. Hình như chúng biết cảm nhận được cái chết gần kề. Phải chăng thú vật cũng có tình cảm như chúng ta?
Các tôn giáo lớn đều có đề cập đến vấn đề chết. Mỗi tôn giáo đều có giải thích một cách khác nhau.
Cách nào nghe ra cũng đều thấy có lý hết với điều kiện là mình phải có đức tin tuyệt đối vào tôn giáo đó.
Chết qua cái nhìn của Phật giáo
“Mạng sống mong manh, cái chết là điều cầm chắc – Life is uncertain, death is certain”
Đây là tựa đề quyển sách giá trị nói về cái chết. Sách do Venerable Dr Sri Dammananda viết và được thầy Thích Tâm Quang dịch. Sau đây là tóm lược các ý chánh:
Chúng ta không nên sợ chết vì đó là lẽ thường tình, là quy luật tất yếu của tiến trình của vòng sanh tử mà thôi. Có sanh thì phải có tử để có thể tái sanh theo nghiệp lực nhân quả luân hồi.
“… Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn. Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
Sự đau đớn về cái chết thật khủng khiếp, đó là một thái độ phát xuất bởi vô minh.
Con người bị lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì niềm tin và tưởng tượng về đời sống và mọi thứ của mình. Cái chết, chẳng hạn, tự nó không khủng khiếp: Khiếp sợ và kinh hãi chỉ do tâm trí chúng ta tưởng tượng mà ra.
Vì tham sống nên sự sợ chết được hình thành một cách thiếu tự nhiên. Nó tạo lo âu mạnh mẽ trong đời sống đến nỗi làm con người không bao giờ dám mạo hiểm làm điều gì dù đó là lẽ phải. Người đó sống trong sợ hãi lo lắng về bệnh tật và các tai nạn có thể xẩy ra cướp mất mạng sống quý giá của mình.
Tuy nhiên có một phương pháp để vượt qua sự sợ hãi này. Hãy quên đi quan niệm về cái ‘tôi’; hãy đem tình thương phục vụ nhân loại và tỏ tình thương với người khác. Say mê phục vụ tha nhân, chẳng bao lâu bạn sẽ tự mình thoát khỏi cái tự kỷ luyến ái nặng nề, mơ ước, kiêu căng, và tự tôn.
Bệnh và chết cả hai đều là việc xẩy ra tự nhiên trong đời sống của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận điều đó với sự hiểu biết
Đức Phật khuyên: “Hãy tin và nương tựa vào chính mình, hãy gắng sức và chuyên cần”. Người Phật Tử không sầu thảm bi thương trước cái chết của một người thân hay bạn hữu. Không có gì có thể ngăn cản được bánh xe nhân quả. Khi một người chết, nghiệp do họ tạo nên sẽ theo họ đến cuộc đời mới. Người còn lại phải chịu đựng sự mất mát với bình tĩnh và hiểu biết. Chết là một tiến trình không tránh được trên thế gian này. Đó là một điều chắc chắn trong vũ trụ này….
Chúng ta phải cố gắng hiểu rằng mọi việc trong vũ trụ này đều mong manh. Cuộc sống chỉ là ảo giác hay ảo tưởng. Khi ta phân tách mọi thứ bằng khoa học hay triết lý, không ham muốn vị kỷ, cuối cùng chúng ta không thấy gì cả mà chỉ là hư không…”

(Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo – Gems of Buddhist Wisdom – Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996 – Thích Tâm Quang dịch)
Kết luận
Nghĩ cho cùng cái chết chỉ là một giai đoạn của cái sống. Có chết đi thì mới có được một cái sống mới khác tiếp nối theo được.
Vậy hãy trân quý cuộc sống ngày hôm nay. Không nên để tâm trạng sợ chết trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên làm ô nhiễm cuộc sống của chúng ta.
Hãy quên sự chết đi để mà sống. Chừng nào chết thì chết.
Chết thì dễ, là việc đương nhiên rồi.
Sống sao cho đáng sống mới là việc khó.
Đời là vô thường!
Già ơi, chào mi!
Nguyễn văn Sở
(đặc biệt tặng các bạn đang già và sắp già của tôi)
Anh em chúng ta người trước kẻ sau ai rồi cũng già. Làm sao tránh được! Đã có “sinh” là có “lão”. Một giai đoạn tất yếu của cuộc sống. Nếu ngày đầu tiên mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có ai bảo rằng mỗi ngày mình lớn lên là một ngày mình sẽ già đi, và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là mình đã không tin. th từ iên thiếu cho đến khi lăn lóc vào đời, có mấy ai ngừng lại vì những bận tâm liên quan đến lão suy hay lão hoá, trừ những thiền sư hay những ú tiểu trong chùa. Giòng sống cứ thế mà cuốn trôi đi, mỗi kiếp nhân sinh như một chiếc lá âu Trong lớp sinh lý học phổ thông, học sinh trung học đã được biết về tiến trình già-chết của các tế bào trên thân thể con người. Từng giây, từng phút. Nhưng biết để mà biết. Đó chỉ là chuyện tăng trưởng và đào thải trong thân thể con người! Hay trong lớp siêu hình học nhập môn, khi nêu lên những vấn nạn về cuộc sống như “Ta là ai?” , “Ta từ đâu tới?” hay “Ta sẽ đi về đâu?”, thì cũng chỉ là để đáp ứng một nhu cầu giới hạn nhất định trong phạm vi lớp học. Rời khỏi trường rồi, còn mấy ai nhớ những buổi hăng say thảo luận về các vấn đề triết lý trừu tượng ngày xưa? Còn bao nhiêu chuyện quan trọng, bức bách hơn. Chuyện bây giờ lo đã muốn bức hơi, đa mang chi chuyện của ngày mai, chưa tới
Nhưng cái già nó vẫn tới và tới với mình chầm chậm, từ từ. Nhiều khi nó đến rồi mà mình vẫn chưa hay. Sở dĩ như vậy là vì hình như ai cũng phải qua một giai đoạn tự phủ nhận (self-denial) trước khi chịu nhận là mình bắt đầu già. Giai đoạn này dài ngắn còn tùy ở cá tánh và hoàn cảnh của mỗi người. Thật sự ra phải nói là cũng có người tuy tuổi đời còn thấp, nhưng trong cách suy nghĩ hay ứng xử xem ra thì đã có những phản ánh tiêu biểu của người già như phản ứng chậm chạp, nói năng lẩm cẩm, xoay trở vụng về, để đâu quên đó, còn đi lại thì như là người chỉ còn nửa bầu sinh khí. Lại cũng có người tuy tuổi tác đã cao nhưng lúc nào cũng mau mắn, nhanh nhẹn, nói năng mạch lạc, lớp lang, đầu óc minh mẫn, sáng suốt, ưa thích những sinh hoạt ngoài trời như tắm biển, chơi thể thao, sẵn sàng tham gia các buổi họp mặt với bạn bè, không quá ngần ngại, đắn đo trước những chuyến đi xa, bao giờ cũng sốt sắng, vui vẻ, lạc quan, biết sống trọn vẹn với cái bây giờ thay vì bận bịu, lo toan về cái tương lai, chưa tới.
Trong phạm vi bài này tôi không muốn kể lại đây những nhận định của các nhà chuyên môn về tuổi già và người già khi họ giải thích “thế nào là già” hoặc “tại sao ta già”. Tôi chỉ muốn chia xẻ một số ghi nhận của chính bản thân mình, một người cũng đã quá cái ngưỡng 60, về những biến đổi tâm sinh lý trong con người mình cũng như về những khó khăn khi đối phó với những dấu hiệu biến đổi đó trước khi chấp nhận “chung sống hòa bình” với nó. Do đó mà có cái tựa đề như trên là “Già Ơi, Chào Mi!”
Tục ngữ Anh có câu “A man is as old as he feels, and a woman as old as she looks”, nghĩa là cái già của đàn ông tùy thuộc vào cảm nghĩ của chính anh ta. Nếu anh ta vẫn cảm thấy mình trẻ trung, khỏe mạnh, thì tuổi tác có quan hệ gì đâu. Cũng như đối với người đàn bà, nếu dung nhan vẫn tươi tắn, mặn mà thì già trẻ cũng thế thôi, nhắc đến làm chi. Tựu trung già hay không là tùy ở cái đầu của mình. Bởi thế tôi rất tâm đắc với câu trích dẫn (không có ghi rõ tác giả) sau đây trong tập sách “Già ơi! Chào bạn!” của BS Đỗ Hồng Ngọc mà Anh Hà Quí Phú, một bạn đồng nghiệp cũ cùng tuổi ở Đà Nẳng, vừa gởi cho: “Age is mostly a matter of the mind! If you don’t mind, it doesn’t matter” (Tuổi tác là chuyện cái tâm, nếu ta không thèm quan tâm, chả có vấn đề tuổi tác!)
Nếu mình ngồi lại với nhau và hỏi nhau “Bạn thấy mình già từ lúc nào?” thì chắc chắn là mỗi người sẽ trả lời một cách, không ai giống ai. Nói như một người bạn của tôi, anh Tôn Thất Khoát : “Nếu ra bãi biển Santa Monica hay Malibu mà tình cờ được xem một màn quay “Baywatch” với những nữ tài tử trẻ trung, hấp dẫn trong show này diễn xuất bằng xương bằng thịt ngay trước mắt mình, nhởn nhơ, khêu gợi, mà trong lòng vẫn thấy dửng dưng, nguội lạnh thì phải nhận là mình đã già.” Tếu, nhưng không phải là hoàn toàn sai. Khi chất testosterone trong cơ thể mình đã càng ngày càng khô cạn thì phản ứng như vậy đâu có gì là khó hiểu!Thật sự ra đối với các nhà khoa học thì dấu hiệu sinh lý của tuổi già đã được nghiên cứu từ lâu. Đại loại, nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, thì theo Curtis Pesman, tác giả cuốn “How a Man Ages,” ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau:
- Da mỏng hơn và chùng xuống, độ co giản của da càng ngày càng giảm sút, và qua nhiều năm tháng biểu lộ vui, buồn, sướng, khổ, những nét nhăn trên mặt đã hằn sâu và lớn.
- Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi.
- Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.
- Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz, như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ tai ngoài vào tai trong đã suy thoái.
- Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó lợi răng co rút lại, làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.
- Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.
- Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch làm tim phải hoạt động nhiều hơn mới bơm được máu đi.
- Các cơ bắp làm cho phổi hoạt động bình thường suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.
- Trọng lượng của thận giảm từ 20% đến 30%, sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa (8 fluid ounces, khoảng non 230cl).
- Với năm tháng qua đi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng lượng, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút.
Những thay đổi trên thì ít nhiều ai cũng nhìn thấy, nhất là nơi người khác. Với tôi, đèn đỏ đầu tiên báo động tiến trình lão suy đã bắt đầu là cách đây 7 năm, lúc tôi phải vào Bệnh viện Hoag ở Newport Beach để mổ tim và thay van (mitral valve). Trước khi vào phòng mổ tôi cũng đã cố tìm đủ mọi lý do để tự thuyết phục cho quyết định của mình, mà lý do nặng ký nhất vẫn là “wear and tear.” Có tốt đến đâu mà dùng lâu ngày cũng phải mòn, phải rách. Cũng như chạy xe thì đến lúc cũng phải thay 4 vỏ xe. Cũng như cái máy giặt trong nhà, cái lò trong bếp, hay cái bóng đèn trên trần. Sử dụng cẩn thận đến đâu đi nữa thì đến lúc hỏng cũng phải thay. Nhưng thay van là để được sinh hoạt bình thường trở lại, đâu có nghĩ là cơ thể mình đã bắt đầu già!
Rồi 3 năm sau khi mổ, theo khuyến cáo của những người có thẩm quyền, tôi lại phải ngưng chơi tennis, một thú tiêu khiển cuối tuần mà bao nhiêu năm ròng tôi thích thú đeo đuổi với tất cả hăng say, nhiệt tình. Lý do là chứng đau nhức phần lưng dưới (lower back) cứ dai dẳng, không dứt. Bản án thứ hai: Sau khi xem hình quang tuyến chụp phần lưng dưới, bác sĩ phán là tuy chưa trầm trọng nhưng đã có dấu hiệu suy thoái giữa các khớp xương L2-L3, L3-L4, và L4-L5 là các khớp xương ở phần lưng dưới, nghĩa là chất nhờn đã khô đi, lớp sụn bao quanh các khớp đã mòn (Multilevel Degenerative Disease), khoảng cách giữa các đốt xương sống ở vùng này đã rút ngắn lại, và các ngạnh của khớp xương đã bắt đầu nhô ra (Multilevel Spondylosis). Tóm lại đây là dấu hiệu của bệnh lão suy. Nhưng nói là “bệnh” thì nghe ghê quá! Làm sao tuổi mình mà gọi là già!
Tuy nhiên với bản án khắc nghiệt đó tôi bắt đầu âm thầm tìm cách cưỡng chống lại, ít nữa là cũng để “trì hoãn chiến”. Theo các bác sĩ tây y thì không có thuốc chữa. Có loại thuốc với hỗn hợp của hai chất glucosamine và chondroitin được quảng cáo ầm ĩ là có thể làm giảm đau ở các khớp thì Cơ quan Quản trị Thực và Dược Phẩm (U.S. Food & Drug Administration) lại chưa chuẩn nhận là có giá trị lâm sàng. Đồng thời nó cũng có thể có phản ứng nghịch đối với các loại thuốc làm loãng máu. Chất nhờn giúp các khớp chuyển động dễ dàng, tự nhiên, là của“trời cho”, đến một tuổi nào đó sẽ khô dần đi, không có thần dược nào có thể tái tạo nó lại được. Nhưng các bác sĩ đông y lại quả quyết là được. Đau ở lưng là do gan nóng, hoặc thận suy. Nếu kiên nhẫn uống theo toa của các vị này đảm bảo sẽ lành. Thế là lại âm thầm đi bổ thuốc, nghe thầy nào hay xa đâu cũng tìm đến, thuốc sắc (ba, bốn chén còn một), thuốc tể, thuốc ngâm rượu. Thử hết, xem có kết quả gì không. Nhưng cái đau âm ĩ vẫn còn.
Cái khó đối với tôi còn ngặt nghèo hơn so với những anh em khác cùng bịnh trạng là tuy đau nhưng không thể dùng các loại thuốc giảm đau hiện có vì sợ phản ứng nghịch với loại thuốc làm loãng máu (Coumadin) mà tôi vẫn phải uống hằng ngày sau khi thay van nhân tạo bằng kim loại.
Song song với những cố gắng chữa trị bằng thuốc, tôi còn tìm cách thăm dò, luyện tập theo nhiều phương pháp khác nhau, mỗi cách đều có một mức độ công hiệu nhất định, do bằng hữu hoặc các anh chị sinh viên đã từng có thời học ngoại ngữ với tôi biết tôi đau nên đề nghị luyện tập thử. Cũng xin kể ra đây những môn tôi đã có tập qua để có anh em nào đồng bệnh cùng trao đổi kinh nghiệm cho vui:
- Yoga (Hatha Yoga và Pitales Yoga) tại các trung tâm 20-Hour Fitness.
- Khí công Thiếu Lâm Tự, theo cách hướng dẫn của tác giả Wong Kiew Kit trong cuốn Chi Kung for Health and Vitality.
- Phương pháp thở sâu, chậm, nhẹ, và đều trong cuốn Wujishi Breathing Exercise của tác giả Men Den.
- Phương pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh.
- Phương pháp Thiền Vô Cực do Thầy Tôn Thất Hanh, nguyên giáo sư Quốc Học, Huế, giới thiệu.
- Phương pháp Hồi Xuân gồm năm thế tập của các tu sĩ Tây Tạng do Peter Kelder thuật lại trong cuốn Ancient Secret of the Fountain of Youth.Thái Cực Quyền.
Tôi đã tập qua các phương pháp được giới thiệu cũng như một số phương pháp khác do các bạn thân quen vốn là võ sư chỉ giáo mà tôi không tiện kể hết ra đây, mỗi môn tôi tập một thời gian để tìm xem phương pháp nào phù hợp cũng như thuận tiện và công hiệu với mình nhất. Mấy năm gần nay tôi cố gắng đều đặn tọa thiền mỗi buổi sáng (theo Sổ tức quán) và tập Thái Cực Quyền là chính. Và đã thấy có phần nào giảm đau, không gay gắt như những năm trước đây.
Điều đáng nói không phải là chuyện phải kiên trì tập luyện, vì đây là nhu cầu sinh tử, mà chính là mình phải trực diện với thực trạng của thân thể mình, coi lão hóa là một phần của tiến trình tất yếu, tự nhiên, không có gì phải quá lo âu, sợ hãi. Và như đã nói ở trên, biết nó làm khổ mình, nhưng vẫn phải làm lành với nó, chung sống hòa bình với nó, thực tế khắc chế nó được đến đâu hay đến đó, không nôn nóng, hối hả, không trông chờ phép lạ mà mình biết ở tuổi này khó còn có thể xảy ra.
Gần đây tôi lại tình cờ đọc được bài “Tính Tuổi Theo Lối Mới” (Calculate Your Age in Neo-Years) trên trang nhà của Giáo sư Tiến sĩ Davis Demko có liên quan đến cách suy nghĩ về tuổi già. Theo ông, 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây:
- Khắc chế yếu tố di truyền. Dĩ nhiên yếu tố di truyền tạo cho mỗi con người một tình trạng có thể bị mắc những bệnh mà cha mẹ người đó đã từng bị, nhưng những phương pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiện đại, nếu áp dụng đúng mức, có thể làm giảm đi rất nhiều tính đe dọa của yếu tố này.
- Tập thể dục, thể thao. Rất nhiều các chứng đau nhức phát sinh do thiếu hoạt động. Nếu luyện tập thường xuyên thì hệ thống tim mạch sẽ được bảo toàn, xương và bắp thịt sẽ rắn chắc, khỏe, và sự phối hợp chân tay sẽ nhịp nhàng, hữu hiệu.
- Tinh thần luôn được kích thích. Những người tưổi cao mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ, hay tham gia vào các cuộc thảo luận hứng thú sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lâu dài.
- Có tập quán dinh dưỡng tốt. Cách tốt nhất để chống lại già trước tuổi hay bệnh tật. Thức ăn là năng lượng. Phải tìm hiểu những phương cách dinh dưỡng lành mạnh, cũng như những sinh tố hay khoáng chất mà cơ thể mình cần.
- Sống có ý nghĩa. Sống phải có những mục đích đáng đeo đuổi. Ý thức rõ mục đích công việc mình đang làm dễ gây cho mình cảm hứng, giúp mình tập trung, chú ý, tránh được buồn nản, bẳn gắt, và kết quả tích cực sẽ nâng cao giá trị của chính mình.
- Biết phòng ngừa bệnh tật. Đây là yếu tố quan trọng có giá trị điều chế tiến trình lão hóa. Cần khám tổng quát thường xuyên để kịp ngăn chận các bệnh hiểm nghèo. Đừng bao giờ nghĩ là các chứng đau nhức hành hạ mình chỉ là hậu quả của tuổi già.
Sau khi phân tích các yếu tố nói trên, Giáo sư Demko đề nghị một lối tính tuổi mới mà ông cho là chính xác hơn. Ông đặt tên cho công thức tính tuổi của ông là: DNA-Plus. DNA là viết tắt của Demko’s Neo Age, Plus ngụ ý là già với những đặc tính tích cực. Công thức DNA-Plus tính trung bình của 4 lọai tuổi:
- Tuổi thời gian, tính theo số năm đã sống.
- Tuổi thể chất, tính theo tình trạng sức khỏe.
- Tuổi xã hội, tính theo mức độ sinh hoạt hằng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiện nguyện.
- Tuổi tâm lý, tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ.
Nếu áp dụng công thức này cho một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian), có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội), và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý), thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50) : 4 = 65 tuổi (Neo Years), nghĩa là tuổi chính xác của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cách suy nghĩ thông thường.
Bởi vậy cho nên, các Anh các Chị ơi, hãy mỉm cười như tôi mỗi buổi sáng khi thức dậy và bắt đầu ngày mới với một nụ cười: Già ơi, Chào Mi!
Vâng, đúng vậy. Tuổi già đã đến với tôi, và tôi đã làm thân với nó. Vì tò mò tôi cũng đã tính tuổi tôi theo công thức DNA-Plus của Giáo sư Demko. Bây giờ đến lượt Anh và Chị. Anh, Chị thử tính xem mình bao nhiêu tuổi?
Bài tập điều trị đau cột sống thắt lưng

GS Hà Hoàng Kiệm ( bài do bạn BáTrần giới thiệu)
clip_image038


Đau cột sống thắt lưng là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam, nữ. Ngoài việc dùng thuốc dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập có tác dụng tốt trong điều trị cũng như dự phòng tái phát bệnh.
Đối tượng nào nên tập cột sống thắt lưng?
Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính hoặc để dự phòng đau thắt lưng tái phát do thoái hoá đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa. Trong đó có bài tập tác dụng làm dãn cột sống, tác dụng tương tự như kéo dãn cột sống thắt lưng, có bài tập làm mạnh các cơ thành bụng và khối cơ lưng, giúp giữ vững cột sống thắt lưng. Các bài tập đều có tác dụng tăng cường dinh dưỡng cho đĩa đệm, phục hồi chức năng vận động của cột sống. Cần tập hằng ngày, mỗi ngày một đến hai lần, mỗi lần 30 phút, mỗi tuần ít nhất năm ngày. Với người đau thắt lưng cần tập một đợt ít nhất hai tháng. Một người tập luyện đều đặn sẽ duy trì được một cột sống trẻ lâu, chậm thoái hóa đĩa đệm, khả năng chịu đựng lực trọng tải của cột sống tốt hơn, các động tác trở nên thuần thục, có khả năng tránh được các tổn thương do các chấn thương hoặc các động tác sai tư thế đến bất ngờ trong lao động hoặc sinh hoạt. Với những người cao tuổi, phụ nữ sau mạn kinh, tập luyện còn làm giảm được bệnh lý loãng xương.
Nguyên tắc khi tập luyện
Cần tập khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện bài tập như chạy tại chỗ, tập vài động tác thể dục buổi sáng. Khi áp dụng một bài tập nào đó thì trong quá trình tập cũng như sau tập, người bệnh phải cảm thấy dễ chịu, không đau tăng. Nếu thấy đau tăng cần điều chỉnh lại kỹ thuật của bài tập, có thể do vận động nhanh, đột ngột hoặc vận động quá tầm có thể chịu đựng. Nếu sau điều chỉnh vẫn thấy đau tăng cần ngừng bài tập đó.
Các động tác trong bài tập cần được làm từ từ, không được làm nhanh, mạnh hay đột ngột. Tập theo những giới hạn mà cơ thể người tập có thể làm được. Nếu không làm được đầy đủ một động tác thì làm một nửa hoặc ít hơn, rồi tăng dần.
Một lần tập nên kéo dài 30 phút đến một giờ, kể cả thời gian thư dãn. Kết thúc buổi tập cần thư dãn ít nhất 10 phút ở tư thế nằm thoải mái hoặc lặp lại các động tác khởi động như trước buổi tập. Tập hàng ngày, mỗi ngày một đến hai lần, một tuần ít nhất tập năm ngày, một đợt ít nhất hai tháng.
Các bài tập trong tháng đầu tiên
clip_image039 clip_image040

clip_image041 clip_image042

Các bài tập có tác dụng làm dãn cột sống và làm mạnh khối cơ lưng:
Bài tập 1 (con châu chấu)
Người tập nằm sấp trên sàn, mặt nghiêng về một bên, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân khép, thở đều.
+ Từ từ hít vào và nâng chân phải lên trong khi chân phải vẫn giữ thẳng, nâng càng cao càng tốt. Chân trái vẫn duỗi thẳng và sát mặt sàn, cột sống lưng hơi ưỡn về phía trước. Thời gian từ lúc bắt đầu nâng chân đến khi nâng tối đa khoảng 5 giây.
+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
Nghỉ khoảng 5 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên với chân trái. Mỗi động tác làm 5 lần luân phiên chân phải rồi chân trái, tổng cộng 10 lần.
Bài tập 2 (con bò cạp)
Tư thế nằm sấp như bài tập 1.
+ Hai chân khép, từ từ hít vào và nâng hai chân lên khỏi mặt giường càng cao càng tốt, hai chân vẫn thẳng, bàn và ngón chân duỗi, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nằm thư dãn 10 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên 10 lần.
Bài tập 3 (con thằn lằn)
Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay úp sấp đặt trên sàn ngang hai vai. Hai khuỷu tay co và khép sát người, hai chân duỗi thẳng, đặt cằm trên sàn nhìn thẳng về phía trước.
+ Từ từ hít vào chậm và sâu, đẩy tay nâng nửa thân người phía trên lên, ưỡn đầu và ngực tối đa để phần trên rốn trở lên được nâng lên. Ở tư thế này, bàn chân được duỗi căng hết mức, mũi bàn chân không nhấc khỏi sàn, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nhìn lên trần, nhịn thở, giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra chậm và hạ đầu xuống dần, tựa má xuống sàn. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Toàn thân thả lỏng, thư dãn, thở đều khoảng 5 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
Bài tập 4 (cầu vồng)
Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân duỗi thẳng khép sát nhau, thở đều.
+ Co hai chân để hai cẳng chân vuông góc với mặt sàn, từ từ hít vào và nâng mông lên tối đa, chỉ còn hai bả vai, đầu và hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Giữ ở tư thế hình cầu vồng như trên khoảng 5 giây và nín thở.
+ Từ từ thở ra và hạ mông xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác khoảng 5 giây.
+ Thở đều, duỗi thẳng chân, thả lỏng, thư dãn 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
Các bài tập trong tháng thứ 2
Khi bạn kết thúc tháng thứ nhất tập luyện, chắc chắn bạn đã nhận được kết quả từ những nỗ lực của mình. Tuy nhiên, phương pháp luyện tập này đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì và điều độ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn bước vào tháng thứ 2 tập luyện với những động tác giúp chứng đau lưng của bạn giảm đáng kể.
Bài tập 5 (hình thước thợ)
Không áp dụng bài tập này cho người có hội chứng rễ thần kinh (đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân). Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, lòng bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép sát nhau duỗi thẳng, thở đều.
clip_image043

+ Chân phải duỗi thẳng các ngón và bàn chân, chân trái vẫn thả lỏng, bắt đầu hít vào từ từ, đồng thời nâng chân phải lên đến khi chân phải thẳng góc với mặt sàn, trong khi các bộ phận khác của cơ thể vẫn giữ nguyên không xoay vặn. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Khi chân phải đã ở tư thế thẳng đứng, nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Bắt đầu thở ra từ từ và hạ chân phải xuống sàn, thời gian thở ra hết kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nằm thư giãn khoảng 5 giây, thở đều rồi bắt đầu tập với chân kia như trên. Mỗi chân tập 5 lần xen kẽ nhau, tổng số 10 lần.
Bài tập 6 (cái ê - ke)
Không áp dụng bài tập này cho người có hội chứng rễ thần kinh (đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân). Nằm ngửa trên sàn, hai chân thẳng và khép sát nhau, duỗi thẳng các ngón chân và hai bàn chân.
clip_image044

+ Bắt đầu hít vào từ từ, đồng thời nâng cả hai chân ở tư thế duỗi thẳng và khép sát nhau, đến khi hai chân thẳng góc với mặt sàn. Trong lúc nhấc chân lên không làm xoay vặn các phần khác của cơ thể. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Khi hai chân đã ở tư thế thẳng đứng, nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Bắt đầu thở ra từ từ và hạ hai chân xuống sàn. Thời gian thở ra khoảng 5 giây, kết thúc khi hai chân đặt xuống sàn.
+ Nằm thư giãn, thở đều 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
Bài tập 7 (ôm gối)
Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn, thở đều.
+ Từ từ hít vào và nâng đầu gối bên phải lên, áp đùi vào ngực. Bàn tay phải đỡ phía trước cổ chân phải, bàn tay trái giữ đầu gối phải, ngón cái của các bàn tay không đối diện với các ngón khác mà cùng phía với nhau, ép đùi sát vào ngực, cẳng chân sát vào đùi, lưng vẫn giữ thẳng và sát mặt sàn. Động tác trên kéo dài khoảng 5 giây.
clip_image045

+ Giữ ở tư thế trên khoảng 5 giây và nín thở.
+ Từ từ thở ra và đưa chân phải cùng hai tay về vị trí ban đầu. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nằm thư giãn khoảng 5 giây, thở đều rồi tập với chân trái. Mỗi chân tập 5 lần xen kẽ nhau, tổng số 10 lần.
Các bài tập thêm
Để quá trình điều trị và dự phòng đau cột sống thắt lưng đạt hiệu quả tối ưu, ngoài những bài tập cụ thể dành cho tháng đầu tiên và tháng thứ 2, chúng tôi cung cấp thêm đến bạn đọc một số bài tập thêm. Những bài tập này không những giúp bạn thoát khỏi chứng đau thắt lưng mà còn giúp bạn có được vòng 2 như ý.
Bài tập 8
Đứng trên sàn ở tư thế thẳng, hai tay xuôi theo người, thở đều.
+ Bước chân phải lên trước cách mũi chân trái 60cm, hai bàn tay chống lên bờ xương chậu, thở đều.
+ Từ từ hít vào, chùng chân phải để gối gập trên 90o, chân trái duỗi thẳng, ưỡn lưng và ngửa đầu tối đa. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nín thở và giữ ở tư thế trên khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và duỗi thẳng chân phải, đưa đầu và nửa thân người phía trên về tư thế thẳng. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Kéo chân phải về sát chân trái, trở về tư thế đứng thẳng ban đầu, hai tay xuôi theo người, thở đều, thư giãn 5 - 10 giây rồi làm lại động tác trên với chân trái. Mỗi chân tập 5 lần xen kẽ nhau, tổng số 10 lần.
Bài tập 9
Đứng trên sàn như bài tập 8, hai chân mở bằng vai, hai bàn tay đặt lên bờ trên xương chậu.
+ Từ từ hít vào, ưỡn cong cột sống thắt lưng về phía trước, nửa người trên từ rốn tới đầu ngửa tối đa. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Giữ ở tư thế trên và nín thở khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra, đưa thân người phía trên và đầu về tư thế thẳng đứng, hai bàn tay vẫn đặt ở bờ trên xương chậu. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Thả hai tay xuống, thư giãn ở tư thế đứng, thở đều 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
Bài tập 10
Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép sát nhau duỗi thẳng, thở đều.
+ Duỗi thẳng bàn và các ngón chân phải, từ từ hít vào và nâng chân phải lên khi tạo với mặt sàn một góc 45o thì dừng lại. Chân trái và thân người vẫn giữ nguyên và áp sát mặt sàn. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nín thở, giữ chân phải thẳng ở tư thế nâng 45o trong thời gian khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, trở về tư thế ban đầu. Động tác này kéo dài 5 giây.
+ Nằm ở tư thế ban đầu, thở đều và thư giãn 5 - 10 giây rồi lặp lại với chân trái. Mỗi chân tập 5 lần, tổng số 10 lần.
Bài tập 11
Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép sát nhau duỗi thẳng, thở đều.
+ Duỗi thẳng bàn chân và các ngón chân, từ từ hít vào và nâng hai chân lên khi tạo với mặt sàn một góc 45o thì dừng lại, hai chân vẫn duỗi thẳng và khép sát nhau. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nín thở, giữ hai chân ở tư thế trên khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống mặt sàn, trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này trong khoảng 5 giây.
+ Nằm thư giãn và thở đều khoảng 5 - 10 giây sau đó lặp lại bài tập trên 10 lần.
+ Các bài tập làm vững cơ thành bụng: các bài tập này được áp dụng vào tháng thứ hai, tháng thứ nhất tập các bài tập 1 - 4.
clip_image046
Bài tập 11.


Bài tập 12 (Cánh cung)
Nằm sấp, hai tay xuôi dọc hai bên thân, hai chân duỗi và khép sát nhau. Thả lỏng hoàn toàn các cơ lưng, nâng cằm lên trong khi gập hai gối, duỗi thẳng hai bàn chân, hai tay nắm lấy hai cổ chân, ngón cái không đối diện mà cùng phía các ngón khác.
+ Chỉ dùng lực của hai chân để thực hiện động tác, hai tay thụ động dùng để nối liền hai vai và cổ chân như một dây cung. Căng mạnh các cơ đùi và bắp chân, kéo mạnh bàn chân ra sau. Trong cả quá trình làm động tác, cơ lưng phải thả lỏng, nếu cơ lưng mà căng thì động tác không thực hiện được. Cuối động tác, đầu gối phải được nâng cao hơn cằm, đúng nhất phải ngang đỉnh đầu. Xương mu không chạm sàn, trọng lượng của cơ thể nằm ở vùng mũi ức thì hiệu quả mới tốt, nội tạng mới được xoa bóp mạnh.
+ Khi toàn thân ở vị trí hình cánh cung thì bắt đầu dao động đung đưa trước - sau như cưỡi ngựa gỗ. Lúc đầu đu đưa nhẹ, sau tăng dần, lần lượt bụng rồi đến ngực và kết thúc là đùi chạm sàn. Có thể làm từ 5 - 10 dao động, khi dao động có thể hít vào khi ngẩng đầu lên, thở ra khi đầu dao động xuống hoặc thở theo nhịp bình thường.
+ Cuối cùng duỗi chân ra sau để từ từ trở về vị trí ban đầu, nghỉ và thư giãn 10 - 15 phút.
Bài tập này có nhiều tác dụng phối hợp, tốt cho nội tiết và tiêu hóa, hạn chế thoái hóa đĩa đệm, duy trì mật độ khoáng của xương, chống loãng xương, làm mạnh các cơ đùi, bụng. Tác động mạnh lên đám rối dương gây hoạt hóa thần kinh thực vật, chống được béo phì và làm giảm dần lớp mỡ dưới da bụng.
Chuối hột : vị thuốc đa năng
Cây chuối hột , còn gọi là chuối chát , có tên khoa học là Musra barjoo sieb Trong nhân dân, người ta thường dùng chuối hột chữa được nhiều bệnh có kết quả tốt,
clip_image048

Chữa sỏi thận: Chọn chuối thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hột chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được; uống hằng ngày như nước trà, uống liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt. Hoặc dùng chuối hột buồng già, đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một trái) sắc với 3-4 bát nước uống vào lúc no.
Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc đã cải tiến làm cách sau cũng thu được hết quả tốt : chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.
Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống sẽ giảm sốt và không nói mê.
Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.
Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.
Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt.
Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.
Rượu chuối hột trị bệnh đau lưng và bổ thận . Chuối hột chín xắc thành lát, phơi khô , khi phơi nhớ đậy lồng bàn kỷ để tránh kiến ruồi đậu vào, dùng thẩu chai, bỏ chuối hạt đã khô vào , đổ rượu vào ngâm, nhớ là thẩu phải lớn không được bỏ chuối quá đầy để chuối càng nở khi gặp rượu , ngâm khoảng 1 tháng thì dùng được . Chuối hột vừa chín tới ép dẹp phơi khô, nướng hơi vàng cho bốc mùi thơm không để khét. Bỏ vào keo, đổ rượu ngon vừa ngập 2cm. Ngâm 100 ngày là tốt nhất, nếu không chờ được thì khi rượu đã thơm và nước vàng là uống được. Liều lượng mỗi bữa ăn 1/2 tách uống trà. Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người : cao huyết áp, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết ...không nên tùy tiện

Gingko biloba không có tác dụng gì đối với sự sa sút nhận thức

Nghiên cứu mới đây tại Đại học Pittsburg (Pennsylvania-Hoa kỳ) thì dịch chiết (extrait) từ lá cây gingko biloba không có tác dụng hữu ích gì trên khả năng nhận thức của ngưới già

clip_image050clip_image051
Nhiều nhãn hiệu thực phẩm bổ sung (complements alimentaires)được quảng cáo là những sản phẩm được bào chế từ dịch chiết của lá cây gingko biloba, một loại cây cổ xưa trên trái đất.
Cho tới nay các viên thuốc bổ sung này--rất quen thuốc đối với các cao niên-- được cho là có thể ngăn ngừa và làm chậm các xáo trộn vể trí nhớ nhờ vào tính chất giãn mạch máu của các chất có trong lá cây gingko biloba.
clip_image052

.
Đại học Pittsburg không tin vào khả năng này cũa gingko biloba. Thật vậy, các nhà nghiện tại Đaị học này vừa cho biết trên tạp chí Journal of The American Medical Association (JAMA) kết quả nghiên cứu họ đã thực hiện trên hơn 3,000 người, tuổi từ 72 tới 96, có sức khoẻ tốt hoặc có những xáo trộn nhẹ vể nhận thức khi nghiên cứu bắt đầu vào năm 2000
Trong suốt thời gian 7 năm, một nhóm trong số người tham gia đã được cho uống mổi ngày 120 mg dịch chiết gingko biloba , còn một nhóm khác chỉ uống thuốc giả (placebo). Kết quả cho thấy là những cao niên uống gingko biloba có sức khoẻ không khá gì hơn so với những người uống thuốc giả. Một chuyên gia cho biết “Nói tóm lai, chúng tôi không tìm được bẵng chứng gì cho thấy gingko biloba làm chậm sự sa sút nhận thức của người già.
Kết quả nghiên cứu trên đây phù hợp với các dữ liệu thu thập từ trước đây bời những nghiên cứu qui mô nhỏ hơn .
Le gingko biloba inefficace dans la lutte contre le déclin cognitive- Senior Acu-09/2010
25 phương thức dùng thực phẩm để trị bệnh
1- Thêm tích cực
Xô cô la đen Nghiên cứu cho thấy xô-cô-la đen trợ lực cho tim, hạ áp huyết, giảm cholesterol xấu LDL, và gia tăng lượng máu chạy lên não. Xô-cô-la đen còn nâng cao mức serotonin và endorphin là những hóa chất có liên hệ tới sự cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung. Nên dùng loại xô-cô-la đen chứa từ 60% ca-cao trở lên
2- Giảm lo âu
Tỏi - Nghiên cứu cho thấy là các enzim trong tỏi có thể giúp gia tăng sự phóng thích serotonine, một hoá chất thần kinh làm cho bạn cảm thấy thư giãn. Khi xào nấu hay làm nước sốt chấm bạn nên thêm chút tỏi
3- Kích thích sự chuyển hóa vào buổi sáng (morning metabolism)
Cà-phê có caffeine- Theo một báo cáo đăng trên tạp chí Physiology & Behavior thì suất chuyển hóa trung bình cũa những người uống cà-phê có caffeine cao hơn 16 phẩn trăm so với những người uống cà-phê đã khử caffeine (decaf.). Caffeine kích thích hệ thẩn kinh trung ương qua việc gia tăng nhịp tim và nhịp thở
4- Kích thích sự chuyển hoá vào buổi chiều
Ớt cay- Chất capsaicin—tạo cho ớt vị cay “xé lưỡi” – cũng có thể giúp “khỡi động guồng máy” đốt chất béo và tạo cơ bắp. Theo một báo cáo đăng trên Journal of Nutritional Science and Vitaminology thì một muỗng lớn ớt đỏ hay xanh xắt nhỏ gia tăng 23 % mức chuyền hoá (metabolism)
clip_image054
5- Giảm huyết áp
Trứng chiên- Ăn trứng chiên có thể hạ huyết áp. Một nghiên cứu trong ống nghiệm do các nhà nghiên cứu Canada thực hiện đã phát hiện là việc chờ bữa ăn sáng làm cho mức peptide ức chế ACE tăng cao nhất, chất amino acid này có tác dụng làm dãn nỡ mạch máu và cho máu lưu thông dể dàng hơn
6- Giảm căng thẵng tâm thần (stress)
Kẹo nhai (gum)- Khi thấy quá căng thẳng trong công việc, bạn hãy theo lời khuyên của các nhà nghiên cứu Úc là nhai kẹo chewing gum ( Wrigley’s chẳng hạn) vì như vậy bạn sẽ chế ngự được 17% sự căng thẳng..
7- Phòng chống trầm cảm
Cá hồi (salmon)Theo báo cáo đăng trên tạp chí Psychosomatic Medicine , Omega-3 có thể có tác dụng an thần. Các nhà khảo cứu phát hiện ra là những thành niên có mức EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoid acid) trong máu thấp nhất dễ bị chứng loạn thần kinh ,một triêu chứng của bệnh trầm cảm (depression). Cá hồi, cũng giống như trái hồ đào (walnut), hạt gai (flaxseed) và bông cải (cauliflower) chứa nhiều EPA và DHA
8- Giảm cân nhanh
Sửa chua (Yogurt ) – Các vi sinh vật sống probiotics có trong yogurt có thể giúp giảm cân. Các nhà khảo cứu Anh đã phát hiện là các vi sinh vật này thúc đẫy sự “phá vỡ” các phân tữ chất béo trong chuột làm cho chuôt không thể lên cân.
9- Tăng năng lựơng
Ức gà nướng – Protein trong thịt không mỡ như thịt gà, cá, thịt lưng heo không những giúp làm dịu cơn đói bụng và thúc đẩy sự chuyển hóa mà còn là một nguồn năng lượng rất tốt.. Các nhà khảo cứu tại Đại học Illinois nhận thấy là những người ăn càng nhiều protein càng có nhiều năng lượng và không cãm thấy mệt mỏi như những người theo một thực chế nhiều carbohydrate
clip_image056
10- Tăng hiệu năng
Đậu hình trái cật (kidney bean) Đây là một nguồn dồi dào về thiamin và riboflavin, hai vitamin giúp c ơ thể sử dụng năng lượng một cách hữu hiệu
11- Ỗn định đường-huyết
Lúa mạch (barley). Dùng bữa sáng với lúa mạch thì chất xơ cũa các hạt lúa này sẽ giúp cắt giảm phản ứng của đường -huyết xuống 44 phẩn trăm vào bữa ăn trưa và 14 phẩn trăm vào bữa ăn tối.
12- Cải thiện sức chiụ đựng (endurance)
Sò (clams)- Sò mang lại cho cơ thế magnesium, môt khoáng chất quan trọng cho sự chuyễn hóa, chúc năng thẩn kinh và chức năng cơ bắp. Khi mức magnesium thấp thì cơ thể sẽ sản xuất nhiều acid lactic,. Chất acid lactic này cũng chính là chất gây mệt mỏi sau những buổi tập thể dục kéo dài.
13 Tăng sức miển dịch
Trà rooibos ( Trà đỏ vùng Nam Phi)- Thí nghiệm trên súc vật cho thấy là trà này có tác dụng tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, các nhà khảo cứu Nhật đã phát hiện là trà này có thể ngăn ngừa dị ứng và cả ung thư nữa
14- Trị ho
Mật ong- Các nhà khoa học tại Penn State (Hoa kỳ) đã phát hiện mật ong là một chất triệt ho mạnh, làm giảm bớt các cơn ho và t ính nghiêm trọng cũa bệnh ho tốt hơn cả dextromethorphan ( thành phần hoạt tính cũa các thuốc ho bán tự do như Robitussin chẳng hạn). Có thể chế chút mật ong vào trà rooibos).
-
clip_image058
15- Chế ngự cảm lạnh
Trái kiwi – Vitamin C trong trái kiwi không ngăn chặn được căn bệnh nhưng có thể cắt ngẳn bớt thời gian cũa các triệu chứng. Một trái kiwi cung cấp 117 phẩm trăm liểu lượng khuyến cáo về dung nạp vitamin C trong một ngày
16- Làm diụ bớt cơn rức nửa đầu
Trái ô-liu – Các thực phẩm giầu chất béo đơn không bão hòa giúp giảm viêm, một xúc tác cũa bệnh rức nửa đầu (migraine).Một nghiên cứu đã phát hiện là các hợp chât chống viêm trong trái ô-liu triệt hủy các enzìm liên quan tới viêm cũng giống như ibuprofen vậy. Các trái bơ (avocados) và trái hạnh nhân (almonds) cũng chứa nhiều chất béo đon không bão hoà như trái ô-liu.
17- Hạ cholesterol
Margarine có chứa sterol thảo mộc- Theo Đại học Tufts thì những người ăn margarine có chứa sterol thảo mộc (thay thế cho bơ) trong ba bữa ăn mỗi ngày có mức cholesterol xấu (LDL) giảm 6 phần trăm. Lý do là vì sterol thảo mộc ngăn chặn sự hấp thu cholesterol qua đường ruột. Hai loại margarine tốt là Promise Active và Smart Balance HeartRight
18- Hồi phục cơ bắp
Rau dền (spinach) – Các nhà khảo cứu thuộc Đại học Rutgers cho biết là khi cho một hợp chất tìm thấy trong rau dền t ác động lên các tế bào cơ bắp của người thì suất tổng hợp protein tăng khoảng 20 %. Như vậy hợp chất này giúp các mô cơ bắp tự hồi phục nhanh hơn.
19- Hồi sức sau khi tập thể dục
Trà xanh- Các nhà khoa hoc Brazil đ ã phát hiện là nh ững ngưởi uống ba ly trà xanh mỗi ngày trong một tuẩn lể có ít dấu hiệu thương tổn tế bào gây ra bởi sức kháng lại các động tác thể dục. Nói một cách khác, trà xanh có thể giúp bạn hồi sức lại nhanh hơn sau những buổi tập luyện mạnh
clip_image060
20- Bồi dưỡng cơ thễ sau khi tập thể dục
Sữa xô-cô-la ít chất béo- Theo các nhà khảo cứu Anh thì sữa xô-cô-la ít chất béo tốt hơn các đồ uống thể thao (sports drinks) trên phương diện bồi dưỡng cơ thể sau khi tập thể dục. Lý do là vì sữa xô-cô-la ít chất béo chứa nhiều chất điện phân hơn và có hàm lượng chất béo cao hơn. Ngoài ra các nhà nghiên cứu tại Đại học Madison cho biết là sự cân bẳng vế chất béo, protein và carbs trong sữa xô cô la làm cho sũa này tốt hơn hẳn một phần ba trên phượng diện bồi dưỡng các cơ bắp so với các đồ uống bồi dưỡng khác
21- Cải thiện sự tập trung tâm thần
Cá mòi (sardines)- Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nutrition Journal thì dầu cá có thể giúp tăng khả năng tâp trung. Đó là nhờ vào các hơp chất EPA và DHA là những acid béo củng cố sự liên lạc giữa các tế bào não và giúp điều hòa các tác nhân truyển thẩn kinh ( neurotransmitter)có trách nhiệm vể sự tập trung tâm thần. Cá hồi (salmon), cá trout, cá halibut và cá thu (tuna) cũng là những ngưồn dồi dào về EPA và DHA
22- Tránh bệnh lú lẩn (Alzheimer)
Chuối- Các chất chống oxi hóa trong chuối, táo, và cam có thể giúp bảo vệ chống bệnh Alzheimer. Theo các nhà khảo cứu thì các trái cây này chứa các polyphenol là những chất bảo vệ các tế bào não chống lại “oxidative stress”, một nguyên nhân chính gây ra bệnh lú lẫn
23- Bào vệ não
Thịt bíp-tết (steak)- Vitamin B12 --chất dinh dưỡng chủ yếu trong thịt, sữa và cá-- có thể giúp bảo vệ não. Các nhà khảo cứu đã phát hiện là những ngưỡi cao tuổi có mức vitamin B12 trong máu cao nhất có nguy cơ bị “teo” não thấp hơn 6 lần so với nhũng ngưỡi cao tuổi có mức vitamin B12 thấp nhầt.
24- Tạo sức mạnh não lâu bền Cà-rốt – Các nhà nghiện cứu tại Đại học Harvard đã quan sát thấy là những người dung nạp nhiều beta carotene trong thời gian 18 năm đ ã đẫy lùi được sự “lão hóa” của khả năng nhận thức. Ca-rốt là một nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxi hoá trên đây, cũng như các thực phẩm màu vàng khác như butternut squash, pumpkin, bell pepper
25- Giúp giác quan nhậy bén
Hạt gai xay - Hạt gai là nguổn cung cấp tốt nhất vế alpha linoleic acid (ALA), một chất béo lành mạnh có khả năng cải thiện hoạt động của vỏ não (cerebral crtex), vùng não phân giải các thông tin về cảmgiác, kể cả về khoái cảm. Hàng ngày, nên rắc một muỗng ăn hạt gai lên xà-lách hay oatmeal hoặc trộn v ào smoothie hoặc shake

25 Amazing Food Cures- David Zinczenko- 09/27/2010

Tác dụng chữa bệnh của lớp vỏ của nhiều loại củ quả

Rất nhiều loại củ quả chứa trong lớp vỏ của nó một lượng vitamin đáng kể, thậm chí hàm lượng dinh dưỡng còn vượt xa lớp thịt bên trong. Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên bỏ vỏ của nhiều loại củ quả.

Tuy nhiên, với tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, việc ăn cả lớp vỏ của một số loại hoa quả như táo, lê, cam, quýt hay dưa chuột chưa chắc đã có lợi, thậm chí còn gây hại với các chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản... Nhưng, nếu bạn thực sự tin tưởng, thực sự biết rằng các sản phẩm bạn sử dụng an toàn thì ngại gì không bổ sung thêm dưỡng chất cho mình.


1- Vỏ nho Vỏ trái nho chứa nhiều chất kháng khuẩn. Những chất này không bị phá huỷ bởi dịch tiêu hoá nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng tuần hoàn rất tốt. Vỏ trái nho chứa nhiều resveratrol hơn thịt trái nho ; chất chống oxy hoá này mạnh gấp 7 lần vitamin E.
2. Vỏ dưa hấu Có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột dưa hấu. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa hấu còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
3. Vỏ bí đao Có công dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,… Dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.
4. Vỏ dưa chuột Một số người khi ăn dưa chuột thường gọt vỏ đi, thật là lãng phí. Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người họng thường xuyên bị đau có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
clip_image062clip_image064clip_image066

5. Vỏ chuối Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn . Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch , nhuận tràng. Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh. Ngoài ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm rất tốt.
6.Vỏ bưởi. Lớp vỏ ngoài cùng của quả bưởi chính là các vị thuốc Trung y vẫn được gọi là quảng quất, hóa quất hồng, có tính ôn, vị cay, ngọt đắng, có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm, hết ho, hen suyễn, giúp tiêu hoá, hơi thở ổn định. . Nên dùng loại vỏ bưởi cũ tốt hơn vỏ bưởi mới Còn nếu muốn trị chứng hạ đường huyết, thì nấu sôi hỗn hợp vỏ bưởi tươi cắt nhỏ và nước để hãm trong nửa giờ. Sau đó uống 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 2 chén con, 15 phút trước bữa
7.Vỏ quýt Có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm, ngực đau, trướng bụng, buồn nôn... Vỏ quýt có chứa glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.
Vỏ quýt chín tập trung hầu hết một loại chất chuyên dùng để thuộc da và pha chế mực viết, vì thế có thể khiến người ăn nhiều vỏ quýt bị ngộ độc nhẹ. Nhiều người có thói quen nhai vỏ quýt cho thơm miệng hoặc chồng say xe, tuy nhiên thói quen này không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi như bị ngộ độc thực phẩm.
8. Vỏ cam Chiết xuất từ vỏ cam (cũng như vỏ quýt) có khả năng hạn chế gan xuất tiết loại cholesterol độc hại LDL - thủ phạm gây ra các bệnh tim mạch.
Hợp chất từ vỏ cam (và quýt) có tên khoa học là polymethoxylated flavones (PMF) - thực chất là những yếu tố chống oxy hóa tích cực thuộc nhóm flavonoid Tinh dầu trên vỏ các loại cam ( và quýt ) là thành phần đặc biệt giúp trí não hoạt động tốt, tăng cường khả năng tập trung, giảm mệt mỏi và làm đẹp. Ví dụ, để có một giấc ngủ ngon, bạn có thể dùng nước hãm từ vỏ cam quýt tươi nấu sôi trong một giờ sau đó pha vào bồn tắm để ngâm mình thư giãn. Rất nhiều phương thuốc lấy nguyên liệu từ vỏ cam quýt và chanh.
9.Vỏ lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc.
10.Vỏ xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột. Bào chế xoài thành dạng cao lỏng với liều 10g cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê, các chứng bệnh trên sẽ đỡ. Vỏ xoài phơi khô còn có tác dụng chữa đau răng, viêm lợi
11.Vỏ cà-rốt Cà rốt giàu đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường thường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ, phần lõi rất ít. Vì vậy, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cà rốt chín là ở lớp vỏ dày của nó. Trong 100g ăn được cà rốt có 88,5% nước, 1,5% protid, 8,8% glucid, 1,2% cellulose, 0,8% chất tro. 
Muối khoáng có trong cà rốt như kali, calci, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden. Trong vỏ cà rốt có nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, vỏ cà rốt còn chứa nhiều carotene hơn cả cà chua. Sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A.
clip_image067clip_image068clip_image069

12.Vỏ khoai tây Lớp vỏ mỏng manh của khoai tây chứa rất nhiều chất xơ và các hất dinh dưỡng khác. Chính vì vậy, nếu muốn tận dụng tốt giá trị dinh dưỡng của khoai tây, tăng khả năng hỗ trợ đường ruột của chất xơ, đừng gọt bỏ lớp vỏ mỏng đó. Dịch chiết từ vỏ khoai tây có tác dụng như một loại kháng sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào tế bào, bước đầu tiên của quá trình nhiễm trùng
Chất Glucosit sống có khá nhiều trong vỏ khoai tây, vì thế nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị nhiễm độc. Người có sức đề kháng kém ăn nhiều vỏ khoai tây sẽ dễ bị nhiễm độc mãn tính, dẫn đến suy giảm khả năng đào thải chất độc của cơ thể
13. Vỏ khoai lang Cũng giống như khoai tây, lớp vỏ mỏng manh của khoai lang có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời có tác dụng bảo vệ các chất bên trong lớp thịt. Người Nhật cho rằng ăn khoai lang cả vỏ sẽ ngăn ngừa được ung thư đại tràng. Chỉ cần rửa thật sạch đất cát và tạp chất, đem chế biến là khoai lang đã trở thành một món ăn ngon và bổ dưỡng.
Trong vỏ khoai lang có một hàm lượng chất kiềm nhất định, vì thế, nếu ăn nhiều dễ dẫn đến rối loạn dạ dày hoặc rối loạn chức năng gan. 
Triệu chứng khi bị ngộ độc vỏ khoai lang: Chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy hoặc sốt cao. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, nên tìm cách để nôn thức ăn ra và đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
clip_image070clip_image072clip_image074


14.Vỏ cà chua Sắc tố lycopen trong vỏ cà chua được biết đến như một chất màu cứng đầu khó phai. Thế nhưng, lycopen lại rất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Người ta có thể tìm thấy lycopen trong nhiều loại trái cây và rau củ có màu cam hay đỏ như dưa hấu, đu đủ, gấc nhưng nhiều nhất vẫn là trong lớp vỏ của cà chua. Đặc biệt, lycopen không bị mất đi trong quá trình chế biến bằng nhiệt. Lycopen có hiệu quả trong điều trị loãng xương, ung thư tiền liệt tuyến, đái tháo đường, tim mạch và đặc biệt là vô sinh nam.
Khi xanh axit tannic chủ yếu tập trung trong phần ruột cà chua, tuy nhiên, khi chín loại axit này lại dồn chủ yếu về phần vỏ. Sau khi vào cơ thể, axit tannic phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác tạo chất kết tủa, gây các chứng: tức bụng, trướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn… Hơn nữa, vỏ cà chua không tiêu hóa được, do đó, trước khi chế biến nên bóc bỏ toàn bộ vỏ cà chua.
15,Vỏ củ cải trắng Lớp vỏ củ cải trắng chứa hàm lượng calcium cao hơn thịt củ. Nhờ thế nó có tác dụng bổ sung calci cho cơ thể, chống còi xương của trẻ em và chống bệnh loãng xương ở người già. Ngoài ra, lớp vỏ này còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như muối khoáng, sắt, phosphor...
16.Vỏ gừng Theo Đông y, dược tính của gừng tập trung chủ yếu ở lớp vỏ quý giá. Vỏ gừng đắng, lạnh, không độc, giúp tăng khí, chữa bệnh. Việc gọt vỏ gừng không những đã triệt tiêu dược tính của gừng mà còn làm biến đổi cả mùi vị của nó, làm cho gừng từ tính lạnh biến thành tính nóng.

Phiếm luận về cao áp huyết
BS Nguyễn văn Hoàng (bài do bạn Gia Tô giới thiệu )
Mấy hôm nay  "chiến đấu" với Đàm "cao máu" nên nhân tiện chúng tôi xin viết vài hàng phiếm luận về cao áp huyết. Có những kiến thức trong bài này vô cùng căn bản, nếu quý vị nào biết qua rồi xin miễn thứ cho.
Đầu tiên, chắc ai cũng biết người Việt mình thường nói áp huyết của một người là "mười lăm tám" (15/8) hay mười bảy chính (17/9), còn ở Úc thì người ta nói 150/80, hay 170/90. Vậy các con số ấy là gì?
Lấy ví dụ áp huyết một người là 120/80, thì có nghĩa là áp suất máu trong động mạch là 120mm thủy ngân và 80 mm thủy ngân, tức là có hai con số để đo áp suất trong động mạch, một số trên và một số dưới. Chúng tôi có xem qua tự điển trong Google, họ ghi rằng systole là sự thu súc của trái tim, nó cũng "dễ hiểu" như nghe tiếng LaTinh. Thôi thì mình gọi số trên là systole (hay systolic blood pressure) và số dưới là diastole (hay diastolic blood pressure) cho nó giống tiếng... Mỹ hơn tiếng La Tinh.
Coi vậy chớ không phải ai cũng biết tại sao áp huyết của ta lại có số trên, systole, và số dưới, diastole.
Số là trái tim chúng ta có hai thì, bóp vô và phồng ra. Khi tim bóp vô, máu phọt vào động mạch, khi tim phồng ra, thì máu từ tĩnh mạch chảy vô tim, còn máu từ động mạch thì không chảy ngược vô tim vì các valve tim chận sự hút ngược máu từ động mạch.
clip_image076
Cái ống màu vàng (aorta) là đại động mạch, máu bơm vào đó từ tâm thất trái (left ventricle)
Aortic valve chận không cho máu đã bơm ra bị dội về.
Vây con số trên của áp huyết là áp suất của máu trong động mạch khi tim bóp vô, đẩy máu vào động mạch và số dưới là khi tim nhả ra, hay phồng ra. Khi máu được bơm vào động mạch, áp suất tăng cao, nên con số trên cao, còn khi tim nhả ra, không bơm vô động mạch thì áp suất thấp xuống, nên ta có systole cao hơn diastole.
Bây giờ mình tìm hiểu xem làm sao mà người ta đo máu, nguyên tắc để biết số trên và số dưới của áp huyết như thế nào.
Không biết các vị thần y của phương Đông có ngón tay nhạy cảm thế nào, nhưng theo Tây học thì nguyên lý của nó căn bản nhưng cũng khá ảo diệu.
Đầu tiên chúng ta nên biết sơ về hiện tượng turbulence, tức là sự náo động, lộn xôn, mất trật tự. Đôi khi bà con đứng cạnh một dòng sông bát ngát, lượng nước trôi theo dòng hàng ngàn thước khối mỗi giây, nhưng vẫn không nghe tiếng ầm ầm. Nhưng khi bà con mở một vòi nước phông- tên trong nhà, lượng nước chảy chỉ là hạt cát trong sa mạc so với dòng sông, nhưng lại nghe xì xì rất lớn. Tại sao vậy? Nhưng khi vặn rôbinê lỏng thêm một chút thì lại không nghe xì xì ì xèo như trước. Tại sao vậy?
Khi nước chảy trong dòng sông những phân tử nước chảy trật tự, lớp trên theo trên, lớp dưới theo dưới, như dòng xe chạy êm đềm trên xa lộ. Nhưng trong ống nước, khi từ ống lớn chảy qua cái vòi nhỏ thì ở chổ miệng vòi nhỏ, các phân tử nước không còn được chảy lớp lang như trước mà những đứa ở phía ngoài bị chạm vào thành ở chỗ ống hẹp, khiến nó dội lại, cuộn lên cuộn xuống, va chạm lẫn nhau, như cả đoàn xe hơi đang chạy trên freeway 6 lane thì không sao nhưng bỗng bị chui vô 1 lane, thì cụng nhau chát chúa, tạo nên tiếng động.
Áp dụng nguyên tắc này, người ta bơm cái cuff (cái vòng bơm hơi chung quang cánh tay khi đo máu) lên quá áp xuất của máu. Lúc ấy đông mạch sẽ bị chẽn cứng lại, như kẹt xe, không có tiếng động gì cả. Rồi tư từ người ta giảm cáp suất trong cuff.
Đến một lúc nào đó thì áp xuất bên ngoài tương đương với áp suất bên trong động mạch, và rồi sau đó giảm tiếp, hơi thấp hơn áp động mạch một tí. Khi ấy, máu trong động mạch bắt đầu có cơ hội chui qua một lỗ nhỏ trong động mạch khi tim bóp lại, như đường 6 lane chui vào 1 lane, tạo nên hiện tượng turbulence của máu, nghĩa là các phân tử máu va chạm nhau, như nước chảy từ ống lớn chui qua lỗ nhỏ. Nó sẽ tạo ra tiếng "xì, xì", mỗi khi tim bóp vào, bơm máu. Tiếng xì đầu tiên mà người đo máu nghe được chính là số bên trên của áp huyết, hay systole.
Tiếng xì xì đồng nhịp với sự co thắt của tim tiếp tục nhịp cho đến khi áp suất bên ngoài, tức là áp suất của cái cuff vòng cánh tay mình, giảm xuống đến mức độ bằng hoặc thấp hơn áp suất của động mạch khi tim phồng ra, hay nhả ra. Lúc ấy thì hiện tượng đường 6 lane chui vô 1 lane không còn nữa, xe chạy thong thả trong 6 lane xuyên xuốt, không đụng ầm ầm, không có turbulence, và do đó không còn tiếng "xì nữa. Tiếng xì cuối cùng chính là diastole.
Người đo máu mắt thì ngó cột thủy ngân, tai thì nghe các tiếng xì xì (nhưng thường thì nghe như "tục tục" hay "bịch , bịch"). Họ ghi nhận áp suất ở tiếng "bịch" đầu tiên, gọi là số trên, systole, và tiếng bịch cuối cùng, là số dưới, diastole.
Thế là xong phần nguyên lý đo áp huyết.
Vậy thì áp huyết bao nhiêu là vừa?
Người ta thường nói 120/80 là trung bình. Các bà, các cô VN hay Á đông hễ thấy áp huyết 106/62, chẳng hạn, thì xanh mặt.
"Ôi, tui thiếu máu", "ôi, tui bị áp huyết thấp, chóng mặt  quá,  nhức đầu quá"
Ngay cả nhiều BS cũng hát bè theo, "ồ áp huyết của chị hơi thấp"
Rầu thấy mồ luôn, chẳng thiếu máu cũng chẳng bị áp huyết thấp chi cả.
Thưa bà con, nhiệm vụ của trái tim là làm sao bơm máu đi châu thân, đến "tiền tuyến" hay mô ngoại vi như ngón tay, ngón chân, một cách hiệu quả. Con voi bự như cái đình, ắt cần trái tim bơm rất mạnh, áp huyết cao, mới đẩy máu tới cái chóp đuôi của nó được. Còn con chuột lắc thì nhỏ xíu, có cần cái máy bơm khổng lồ với công suất của trái tim con voi, áp huyết của con voi chăng? Dĩ nhiên là không.
Tây y bắt nguồn từ người phương Tây, ông nào bà nấy như con voi, còn mình thì chỉ hơn con chuột lắc một chút. Con số 120/80 là trung bình cho người Tây Phương nhưng không phải như vậy mới là chuẩn. Người đàn bà, con nít, áp huyết thấp hơn như vậy là thường, chẳng bệnh hoạn gì cả. Chỉ khi nào áp huyết của mình bình thường khoảng 145/95, nay bỗng tuột cái rẹt xuống còn 90/45, thì lúc ấy mới có vấn đề.
Vậy thì áp huyết bao nhiêu thì gọi là cao, bao nhiêu là thấp?
Theo sách y, nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc con số dưới từ 90 trở lên thì là áp huyết cao. Nhưng định nghĩa này chỉ có tính tương đối. Còn nếu con số trên dưới 80, con số dưới dưới dưới 40 thì thấp.
Câu hỏi kế tiếp của quý vị là sao áp huyết của tui là 178/67, vậy thì cao hay thấp?
Số trên thì cao, số dưới thì dưới trung bình.
Đây là hiện tượng cao áp huyết thưòng thấy ở người cao niên. Quý vị sẽ thấy cái gap, sự cách biệt giữa số trên và số dưới khá xa (nếu áp huyết 120/80 thi sự cách biệt giữa hai con số là 40mmHg (thủy ngân)), trong trường hợp áp huyết 178/ 67 thì sự cách biệt đến 111mmHg, khác quá xa.
Tại sao như vậy?
Vấn đề không nằm ở trái tim mà ở động mạch. Khi ta còn trẻ, động mạch mềm, dễ co giãn. Khi tim bóp cái xịt, máu phọt ra, động mạch sẽ chìu ý mà nở ra dễ dàng, do đó tuy khi tim đập áp huyết có cao hơn khi tim nhả ra, như không tăng quá cao.
Người già, động mạch của họ như cái ống nước cao su bị phơi nắng hàng mấy chục năm trường (như thôi, chớ đương nhiên động mạch thì không phơi nắng được), nó so cứng lại, mất tính mềm dẽo, đàn hồi. Và thế là khi trái tim bóp cái xịt, động mạch không thèm nở ra, khiến lòng mạch chật chội, áp huyết tăng cao. Nhưng khi tim nhả ra, không bóp máu, thì động mạch dù sơ cứng cũng không ảnh hưởng đến áp suất vì không bị máu bơm thêm vào.
Do sự sơ cứng của động mạch trong người già, quý cao niên thường có systole, con số trên cao, và cách biệt giữa số trên và dưới khá xa. Nói đây là bệnh cao áp huyết cũng được, nhưng nhìn hiện tượng cao áp huyết này như một lẽ thường của sự lão hóa thì cũng không sai. Hầu như, chỉ hầu như, đương nhiên già thì bị.
Những người tập thể thao nhiều, đông mạch co giãn hoài, cộng với đời sống điều độ, thì ít bị sơ cứng động mạch hơn. Ngày xưa người ta quan niệm áp huyết (systole) của một người già bằng với số tuổi của họ cộng với 100. Nghĩa là nếu cụ 75, có áp huyết 175 (số trên) là chuyện thường ngày ở huyện.
Quan niệm ấy vẫn đúng, nhưng nay người ta thấy rằng nếu làm áp huyết của cụ giảm xuốg thì cụ sống lâu hơn một chút.
Vậy áp huyết hại ta như thế nào?
Rầu nhất hạng là người thường không hiểu về tác hại của áp huyết, hở mỗi chút là mỗi lo.
Áp huyết của một người, trong một ngày, lên xuống ì xèo, không thể vì một lần đo thấy 178/99 rồi xanh mặt chao dao, tưởng như mình sắp đứt gân máu. Khi ta nóng giận, tức tối, đau đớn, khó chịu, thiếu ngủ, căng thẳng, áp huyết đều tăng.
Nhưng áp huyết cao chỉ có hại nếu nó cao trường kỳ. Nó sẽ làm hư hao động mạch. Vì bộ phận nào của ta cũng đều cần máu nuôi dưỡng, mạch dẫn đến cơ quan nào hư thì cơ quan đó "dẹo niền" luôn. Mạch lên não hư thì tai biến mạch máu não, tức là stroke, mạch dẫn đến (bắp thịt của) tim hư thì bị nhồi máu cơ tim. Mạch dễn đến mắt hư thi... đui. Mạch dẫn đến dương vật hư thì... liệt. Đơn giản chừng ấy.
Vậy làm sao để áp huyết không cao?
Trước khi dùng thuốc thì tập thể dục, thể thao, ăn uống vừa phải (ít chất mặn). Nếu áp huyết vẫn cao thì uống thuốc. Quý vị nào muốn dùng thuốc cỏ, thuốc Nam, rau cần, vân vân thì cứ dùng. Chúng tôi cho rằng các thứ thuốc Nam này cũng có dược tính nhưng liều lượng cần thiết, phản ứng phụ và hiệu nghiệm ra sao, chúng tôi không biết (và cũng KHÔNG CẦN BIẾT vì chúng tôi chỉ cần uống một viên thuốc bằng ăn mấy bó rau).
Nếu ai đó quan niệm rằng uống dược thảo sẽ không bị phản ứng phụ, không bị "nóng", tốt hơn thuốc tây, thì trước khi kết luận, xin điều nghiên qua một ít thống kê xem người xưa dùng thuốc cỏ có ít bị tai biến mạch máu não, nói nôm nay là trúng gió, có ít bị nhồi máu cơ tim, có sống dai hơn người dùng thuốc Tây thời nay không. 
Tóm lại, quan niệm của chúng tôi vô cùng đơn giản.
Thứ nhất, không ai tránh được bệnh và chết (trừ phi chết bắt đắc kỳ tử), nên khỏi cần lo lắng về bệnh tật, chắc chắn nó sẽ đến với ta. Không lo cũng bệnh mà lo thì càng... dễ bệnh hơn.
Thứ hai, khi cái xe của chúng tôi bị hư, vì không biết về cơ khí, tôi giao phó nó cho anh thợ hay kỹ sư. Bệnh nhân cũng nên có thái độ này đối với sức khỏe của mình, giao cho BS lo. Tiếc là trong đời hành y của tôi, số người Việt không giỏi tiếng Anh mà có quan niệm và thái độ điềm tĩnh này chiếm KHÔNG ĐẾN 10%, chưa chắc đến 5%.
Kết quả là áp huyết của họ cao vì lo lắng những chuyện không đáng lo.
Cuối cùng, chúng tôi quan niệm người ta bệnh trầm kha và chết mỗi ngày, mình vẫn dửng dưng. Nếu khi mình bệnh mà mình lo lắng thái quá thì vừa chứng minh lòng vị kỷ, vừa tổn tâm hao trí. Đời sẽ mất vui.
Thái Cực Quyền: một phương pháp trị bệnh hữu hiệu

Chu Tất Tiến
Hồi truớc, nghe nói Thái cực Quyền (hay Tài Chi) là phu7ơng pháp dưỡng sinh, ngƣời viết không những không coi trọng mà còn chế diễu nữa. Vì vốn từ thời còn trẻ đã từng luyện tập nhiều môn võ khác nhau, với đấm đá, vật lộn rầm rầm, người viết vẫn coi thường những môn thể dục nhẹ nhàng, nhất là nhìn mấy người già lão múa Thái cực Quyền vòng qua vòng lại, trong lòng luôn thấy tức cười.
Nhưng, chỉ sau khi chính mình đã kiểm nghiệm thực tế tác dụng của Thái cực Quyền, mới biết rằng mình chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”, kiêu căng, tự thị một cách ngu xuẩn. Thái cực Quyền thực sự là một phu7ơng pháp dưỡng sinh tuyệt diệu, vừa giúp cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung, vừa giữ hệ thần kinh lúc nào cũng thư thái, lại có thể chữa bệnh một cách lạ lùng được.
Sau khi đi tù “cải tạo” về, vì phải làm tất cả mọi công việc nặng nhọc hầu có thể sống còn, người viết thấy cơ thể mỗi ngày mỗi yếu đi, và một hôm, tự nhiên hai chân nhũn ra, té xuống, rồi đứng dậy không đƣợc. Gia đình phải vực dậy và vội vàng đưa vào bệnh viện Phú Nhuận. Ở đây, bác sĩ chẩn bệnh và cho biết van tim bị hở, tim bị suy yếu, chỉ đập có 45 nhịp một phút, không đưa đủ máu đi khắp cơ thể. Do đó, ngƣời bệnh không thể tự đứng được. Bác sĩ còn cho rằng ngoài ra, người viết còn bị “mỡ bao tim”, sẽ không sống được bao lâu nữa, vì ở Việt Nam, không có phương pháp mổ tim để lấy mỡ ra! Gia đình lo sợ quá, nhưng nghi ngờ chẩn đoán này, lại đưa đến bệnh viện Sùng Chính. Ở đây, bác sĩ nói “bị nhồi máu cơ tim!”, cũng không có thuốc chữa. Lại mếu máo kéo nhau về, đến Bệnh viện Bình Dân, ở đây làm điện tâm đồ (ECG) và cho biết rằng mạch máu bên phải bị đứt, không có cách chi chữa được! Người nhà lại chở đến một bác sĩ chuyên tim mạch ở gần Nhà hát Trần hưng Đạo. Vị bác sĩ trẻ, sau khi làm điện tâm đồ cũng kết luận là “đứt nhánh phải hoàn toàn” nên không sống đuợc bao lâu nữa. Về nhà, nằm nghỉ, đừng cử động mạnh, thì may ra sống đuợc thêm một thời gian! Nhưng ông cũng cho toa “Nitrostat” để phòng khi nào đau quá thì ngậm dưới lƣỡi sẽ bớt đau. Cả nhà khóc như có đám ma, nhưng vẫn cố gắng tìm đến một bác sĩ ở quận Tân Bình, rồi một bác sĩ ở đường Hai bà Trưng, gần chợ Tân Định, tổng cộng là sáu bác sĩ, không một ai nói là sẽ sống sót. Tình hình coi như tuyệt vọng. Chỉ còn cầu nguyện đêm ngày, mong có phép lạ.
Và, phép lạ đã đến. Một hôm, vô tình nghe nói ở quận Phú Nhuận có dậy Thái cực Quyền dưỡng sinh buổi sáng sớm, có thể chữa được bệnh, liền nhờ đứa con trai 14 tuổi chở xe đạp ra đó ghi tên và tập. Những sáng đầu tiên, đứa con phải đứng liền ngay cạnh, để lỡ bố té xuống thì còn đỡ kịp, nhưng dần dần thấy bố đứng vững được, thằng con có thể ngồi xa mà nhìn. Chừng một tháng, thấy không té nữa và có thể tự đi xe đạp chầm chậm một mình, nên ngữời viết không cần nhờ đến con nữa. Vài tháng sau, không những chỉ đạp xe đi tập và còn đạp xe đi một vòng thành phố mỗi sáng thật nhanh. Dần dần, khỏe mạnh như thường, khoảng hơn nửa năm thì hứng chí đi luyện lại võ thuật. Dĩ nhiên là vừa luyện vừa nghe ngóng. Không thấy triệu chứng gì nặng, chỉ thỉnh thoảng đau lói tim một chút rồi thôi. Chừng một năm sau thì không còn đau nữa, nếu không tập tạ hoặc hít đất nhiều quá.
Cho đến nay đã gần 18 năm, người viết vẫn làm việc sung sức, vẫn có thể làm việc nặng và tập luyện thể thao mà không thấy triệu chứng gì. Điều kỳ lạ là sau khi qua Mỹ, đi làm “scan” và siêu âm, ngoài điện tâm đồ, bác sĩ cho biết đã khám phá thấy có một mạch máu nhỏ đã tự phát ra từ chỗ mạch bị nghẽn để làm thay cho công việc của mạch này! Cũng nhờ mạch máu mới phát đó mà tim tiếp tục sống và làm việc bình thƣờng! Điều lạ thứ hai là từ khi bị bệnh liệt giƣờng vẫn tuyệt đối không dùng một loại thuốc trợ tim nào cả mà cơ thể vẫn khỏe trở lại. Chỉ nhờ tập Thái cực Quyền!
Người viết suy đoán là trong thời gian tập Thái cực Quyền, do hít thở đúng phƣơng pháp, cơ thể tự điều chỉnh và tự phát ra mạch máu lạ kia, giữ cho mạng sống còn tới ngày hôm nay(?). Sau này, mỗi khi mệt mỏi, suy nhược hay bị “stress”, người viết lại áp dụng vài “chiêu” và thấy khỏe ngaỵ Bởi vậy, mới viết bài này, mong được phổ biến tới mọi độc giả, biết đâu lại chẳng cứu thêm được người. Điều căn bản là tập theo phương pháp này, nếu không chữa đƣợc bệnh nan y, cũng có thể giảm được nhiều triệu chứng liên quan đến bệnh về tim mạch, cao máu, hồi hộp, mất ngủ và yếu sinh lý. Tuy nhiên, những phương pháp diễn tả trong bài lại không phải là thuần Thái cực Quyền nữa, vì tác giả, do luyện tập nhiều môn khí công khác nhau, đã biến chế thêm cho dễ nhớ và dễ tập, xin quý vị tôn sư Thái cực Quyền lượng thứ, nếu thấy cách luyện tập “không giống con giáp nào cả!”. Thật sự, nếu độc giả thích, có thể gọi phƣơng pháp này là “Tào Lao Quyền” cũng đƣợc.
I. NGUYÊN TẮC.
Ba điểm chính mà người luyện tập cần nhớ là HÍT THỞ ĐÚNG CÁCH, TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG, và CHUYỂN ĐỘNG NHẸ NHÀNG.
A- Hít thở đúng cách: Khi hít vào cũng như khi thở ra đều phải làm trong nhịp thật chậm, từ từ hít vào bằng mũi cho đến khi không còn hít thêm được nữa thì ngưng lại, nén hơi xuống bụng chừng 10 hay 15 giây, rồi thở ra cũng bằng mũi, thật chậm. Giai đoạn nén hơi này rất quan trọng vì theo một vị Tiến Sĩ về Dinh dƣỡng, khí oxy khi được hít mạnh vào sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, kích thích sinh hoạt của các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu và bắp thịt.
B- Tập trung tư tưởng: Trong lúc làm động tác hít thở, tư tưởng phải hoàn toàn ổn định, nghĩa là cố theo dõi hơi thở của mình và tưởng tượng đến luồng khí mà ta hít vào hay thở ra, từ lúc bắt đầu chui vào lỗ mũi, qua ống mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi, bị nén xuống, đoạn trở lên trên mũi và ra ngoài. Nếu mở mắt ra mà thấy chia trí thì nên nhắm mắt lại, chỉ theo dõi hơi thở bằng óc mà thôi
.
C- Chuyển động nhẹ nhàng: Khi tạo ra chuyển động, tuyệt đối không dùng đến gân cốt và bắp thịt, nghĩa là phải thật nhẹ nhàng. Tay và cơ thể đều xoay chuyển liên tục theo một đường vòng tròn, tưởng tượng như mình đang luân chuyển theo một dòng nước
.
II. HÌNH THỨC.
Thật ra, có rất nhiều bài tập, từ những bài đơn giản đến rắc rối, nhưng vì không có cơ hội để luyện tập chung trên sân tập mà chỉ ghi chép trên giấy, nên người viết chỉ đưa ra những hình thức căn bản mà thôi. Từ những thế căn bản này, mà ai cũng có thể tự tạo ra cho mình những thế riêng biệt, không cần cẩm nang hay “bí kíp” gì cả, miễn sao chuyển động liên tục cho đến khi mệt thì nghỉ. Khi nghỉ cũng không “thở hồng hộc”, mà cố gắng thở chậm và điều hòa.
A- Làm nóng người: Khi bắt đầu, phải làm cho cơ thể nóng dần lên rồi mới đi vào chiêu thế. Làm nóng từ trên cổ xuống dƣới chân, từ phải qua trái.
1-Luyện cổ: Có hai cách luyện cổ: xoay vòng và chuyển động thẳng. Xoay cổ từ phải qua trái 10 lần xong làm ngƣợc lại, từ trái qua phải. (Đếm thầm trong óc 1, 2, 3...). Xoay đầu theo vòng tròn dựa trên chiếc trục cổ. Sau đó, hất mạnh đầu qua phải đến hết mức rồi chuyển hướng hất mạnh cổ sang bên trái, cả hai bên chừng 10 lần. Tiếp theo, gập đầu xuống ngực tối đa, xong ngửa cổ lên tối đa, cả hai hướng trên dưới chừng 10 lần. (Thở bình thường). Theo một số y sĩ chuyên trị đau nhức, thế tập này còn có thể giúp trị bệnh đau tay hay vai gây ra bởi dây thần kinh cổ bị kẹt giữa hai khớp xương cổ.
2-Luyện vai: Thả lỏng vai, tay xuôi theo người, tự xoay hai vai theo vòng tròn từ đằng sau ra đằng trƣớc 10 lần, sau đổi hướng ngược lại, từ trước ra sau.
3-Luyện cổ tay: Lắc cổ tay từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, mỗi thức 10 lần
.
4-Luyện lưng và hông: Đứng thẳng người, hai tay chống hông, lấy thắt lưng làm trục, tự xoay phần trên thắt lưng theo một vòng tròn từ phải qua trái, từ trái qua phải, mỗi thức 10 lần. Vẫn thở bình thƣờng, nhưng dài hơi hơn.
5-Luyện đầu gối: Hai tay thả lỏng theo thân người, dang chân rộng, lấy chân dưới làm trụ, hơi hướng chân về bên phải, xoay phần trên đầu gối theo vòng tròn từ phải qua trái 10 lần. Chuyển hướng về bên trái, xoay đầu gối từ trái qua phải 10 lần.
6-Luyện bàn chân và ngón chân: Nhấc khẽ một bàn chân lên, xoay bàn chân trên ngón chân, mỗi bên 10 lần.
Lƣu ý: Tất cả các thế trên đều có thể giúp cho các khớp xương chuyển dịch trơn tru, làm giảm bệnh đau nhức gây ra tại các khớp, nhất là sau một đêm ngủ, các khớp xuơng bị tê cứng.
B. Tập khí công: Có hai đợt: Thượng và Hạ.
1-Thượng: Đứng thẳng người, hai chân dang rộng, hai tay để hai bên hông, vừa HÍT VÀO CHẦM CHẬM, vừa từ từ đưa tay vòng ra hai bên, rồi đưa dần lên cao đến khi hai bàn tay chạm nhau ở chính giữa và trên đỉnh đầu, tạo thành một vòng tròn khép kín. Hai bàn tay, sau khi chạm nhau, từ từ cùng hạ xuống ngực theo một đường thẳng. Khi tay vừa tới ngực thì ngừng lại, NÍN THỞ, ÉP HƠI XUỐNG BỤNG chừng 5 giây (đếm đến 5), rồi THỞ RA CHẦM CHẬM, và buông lỏng hai tay xuống. (Hít vào, thở ra đều bằng mũi). Mỗi lần xong một thế, đếm thầm trong óc một tiếng: Một... Làm như vậy 10 lần, trong khi đó, tập trung tư tưởng, theo dõi luồng khí đi vào và đi ra khỏi cơ thể. Mới đầu, giai đoạn nín hơi kéo dài chừng 5 giây, sau tăng dần đến 10 giây hoặc hơn. Nín càng lâu càng tốt, nhƣng đừng quá sức, có thể bị mệt. (Có thể xem phim chưởng, thấy những kiếm sĩ khi bị trọng thƣơng đều luyện thế này).
2-Hạ: Hai chân rùn xuống vừa phải. Hai tay giơ thẳng ra trước, nhắm mắt lại, HÍT VÀO CHẦM CHẬM, NÉN HƠI XUỐNG BỤNG chừng 5 đến 10 giây, xong THỞ RA CHẦM CHẬM. Thở 10 lần trong khi vẫn đứng rùn chân và tay giơ thẳng ra trước.
C.Bài Quyền: (Tất cả các động tác phải làm thật chậm rãi, thở đều đặn và dài hơi)
1-Ôm banh (còn gọi là ôm cầu): chân dang rộng vừa phải, từ từ rùn xuống, hai bàn tay mở ngửa để trƣớc bụng, các ngón tay chạm vào nhau, chầm chậm đƣa tay ra hai bên, vòng lên đầu tạo thành một vòng tròn. Khi các ngón tay chạm nhau, úp sấp cả hai bàn tay lại, đưa từ từ xuống bụng, rồi chuyển sang bên phải, tay phải ở trên úp xuống, tay trái ngửa lên, hai lòng bàn tay cách nhau chừng ba tấc, tưởng tượng như hai tay đang ôm một quả banh. Đồng thời, bước chân trái về sau 90 độ, chân phải bước sang bên trái, hai bàn chân song song, cách nhau chừng hơn một bàn chân, các ngón chân chỉ về cùng một phía. Thân hình cũng xoay về phía bên trái luôn. Sau khi đứng yên, chuyển quả banh ấy sang bên trái, tay phải ở trên, tay trái ở dưới. Rồi lại chuyển quả banh ấy sang bên phải, với vị trí tay trái lại lên trên, trong khi tay phải mở ngửa ở dưới. Luôn luôn nhớ rằng mình đang ôm một quả banh, hai bàn tay vần quả banh bên mình. Xoay quả banh ấy 4 lần.
2-Tả chưởng: Sau khi xoay banh 4 lần, xoay người về bên trái, chân vẫn đứng tại chỗ, chỉ có hai đầu gối và hai bàn chân đi theo về phía trái. Hai tay đồng loạt đưa cả về phía trái, các ngón tay chỉ thẳng lên trời, trong khi cánh tay ngang với mặt đất, tựa như đang đánh “chưởng”. Kéo lùi tay lại lấy trớn để đẩy “chưởng” về phía trước (tức là bên trái). Khi tay đã thẳng ra hết, lại rút tay lại rồi đẩy “chưởng” tiếp tục như vậy 4 lần. Nên nhớ là cơ thể vẫn nghiêng về bên trái, chân trƣớc chân sau.
3-Xay gạo: Khi hai tay thẳng ra lần thứ tư, đưa hai tay song song vòng rộng về phía phải, chuyển ra sau, khi hết cỡ thì kéo hai tay sát vào mình theo một đường tròn trên cùng một mặt phẳng, giống như đang xay gạo. Mặt vẫn nhìn thẳng về phía trước (tức là phía trái). Vẽ đường vòng như vậy 4 lần.
4-Chuyển hướng: Khi xay gạo đủ bốn lần, phải chuyển hướng về phía trái bằng cách bước nhẹ chân trái về phía sau (90 độ). Chân phải đi theo chân trái, người lại xoay hướng về phía sau. Lần lượt chuyển đủ bốn hướng, lúc đầu đứng nhìn về hướng Đông, ôm banh xoay người 90 độ về phía Bắc, tả chưởng và xay gạo xong là dịch chân trái chuyển hướng 90 độ nữa về phía Tây, ôm banh, tả chưởng, xay gạo xong lại nhấc chân trái lên, bước sang 90 độ nữa về hướng Nam. Cuối cùng, lần thứ tư, trở lại vị trí lúc ban đầu tức hướng Đông làm thêm một chu kỳ “ôm banh, tả chưởng, xay gạo” nữa là về vị trí lúc đầu, thì bước chân ngang về thế đứng đầu tiên, cân bằng hai chân xong là vòng hai tay lên đầu, vòng xuống bụng, hít thở lần chót rồi từ từ ngưng. Nên nhớ là chỉ trừ thế đứng đầu tiên là hai chân ngang nhau, các thế khác luôn luôn chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, hai bàn chân cùng chỉ một hướng, khi trở về vị trí lúc đầu, lại đứng hai chân ngang nhau.
Điều quan trọng trong bài quyền này không phải là động tác và hình thức mà là tập trung tư tƣởng và kiểm soát hơi thở của mình. Quên sót động tác không thành vấn đề. Xấu đẹp cũng không quan trọng mà chỉ cần đi liên tục như dòng nƣớc chảy, không dùng đến bắp thịt. Tất cả cơ thể phải được thả lỏng, tay chân đến đâu thì đến, tới thẳng cũng được mà cong cong cũng không sao. Cố gắng giữ đúng phương pháp hít thở dịu dàng, tư tưởng không phân tán thì hệ thần kinh sẽ được thư giãn, nghỉ ngơi, khí oxy sẽ vào đầy phổi và tỏa ra khắp các tế bào, làm hưng phấn lại những bộ phận mệt mỏi. Tự đó, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn, và dĩ nhiên trẻ trung lâu hơn, sự lão hóa sẽ đến chậm hơn. Không cần dùng thuốc, không cần phương pháp ghê gớm khó khăn gì, không cần tên tuổi bài quyền là gì, nhất định sẽ khỏe mạnh, trẻ lâu, và tinh thần minh mẫn
-
III. ÁP DỤNG VÀO CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC.

Phƣơng pháp này còn đặc biệt giúp cho các trường hợp căng thẳng, hồi hộp và khó ngủ.
1-Gặp căng thẳng hay “stress”: ngồi hay đứng cũng được, áp dụng phương pháp “Thượng” chừng 10 lần. Căng nữa thì áp dụng phương pháp “Hạ”.
2-Khó ngủ:
a-Làm nóng người: nằm thẳng, không dùng gối (hay một gối mỏng), co chân lên từ từ, ép hai đầu gối vào bụng, hai tay vòng ra ôm lấy đầu gối, hít vào thật chậm, xong nhả hơi ra cùng lúc với thả đầu gối thẳng lại. Làm chừng 10 lần xong thì nằm thẳng lại
b-Hít thở: Hít vào thậm chậm, dõi theo hơi thở qua mũi, qua khí quản, xuống phổi, rồi nén hơi ở cuối phổi, ngay bụng, chừng 30 giâỵ Thở ra chầm chậm, qua phổi, qua khí quản, ra mũi. Làm chừng 10 lần.
c-“Phân thân”: tưởng tượng mình phân thân làm hai, một đang nằm ngủ, một đứng cạnh giường nhìn vào “mình” đang ngủ. Bắt đầu nhìn vào ngón chân cái, bàn chân phải, tìm xem có “kỷ niệm” nào dính tới ngón chân này, như té ngã, sứt da... Nhớ lại từ thời còn bé thơ. Sau đó, qua các ngón khác. Chuyển qua chân trái, cũng ráng nhớ như vậỵ Hết bàn chân, lên tới cổ chân, bắp chuối, đầu gối, rồi qua đùi, lên tới bụng, ngực, cổ, chạy ra hai tay (tay phải trước), tới ngón tay... Trong khi “phân thân”, nhìn vào mình và nhớ lại kỷ niệm như thế, vẫn hít thở điều hòa. Tuyệt đối không để cho tạp niệm như toan tính làm ăn, suy tư về con cái, chồng vợ... xen vào. Phải tâm niệm rằng, giường “ngủ” là chỗ để “ngủ” và yêu đương, không phải chỗ cho thương mãi và lo âu. Như vậy, chắc chắn sẽ hết bịnh mất ngủ mà không tốn viên thuốc nào.
3-Yếu sinh lý: Làm nóng người xong, co chân lại, uốn cong bụng lên cho thắt lưng cách khỏi giường càng cao càng tốt, hai tay để trên bụng, hít thở thật chậm, tập trung tư tưởng, và đếm đến 10 lần thở (ra, vào) thì hạ lưng xuống. Nghỉ một chút rồi làm tiếp thêm một lần, nếu có thể.
Hy vọng bài viết ngắn ngủi này sẽ đem lại sức khỏe và sự trẻ trung cho quý vị. Tuy nhiên, nếu chẳng may, vì lý do nào đó, mà không thấy khỏe hơn hoặc bị “ép phê” ngược, thì chắc chắn không phải do ý định của người viết
.
(trích từ An Khang- Sống mạnh)
Mời xem vài video vể Thái cực quyền :
http://www.youtube.com/watch?v=9ekIdB7L7LA&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=mEujaHGEOi4
http://www.youtube.com/watch?v=2x8LoGQaeT0&feature=related
Nhức đầu và cao áp huyết
BS Nguyễn văn Hoàng (bài do bạn Gia Tô giới thiệu )
"Tôi hay bị nhức đầu hoài, BS làm ơn đo máu dùm tôi coi".
Kính thưa quý vị,
Nói một dí dỏm, ngày nào tôi khám bệnh mà không nghe câu trên là tôi... chết liền. Có lẽ 99.99% bệnh nhân đều cho rằng lên máu, tức là áp huyết cao sẽ làm mình bị nhức đầu, và có lẽ cũng có một số bác sĩ tin điều này là đúng, nhưng kỳ thật nó hầu như hoàn toàn không đúng. Không những vậy, lời yêu cầu đo máu khi bị nhức đầu đôi khi còn tác hại không nhỏ đối với bản thân bệnh nhân.
Trước khi trở lại chuyện này, chúng tôi xin có vài hàng nói chung về các bài viết y tế.
Từ thực tế đến lý thuyết
Đại đa số các bài viết y tế đều được trình bày theo từng bệnh. Điều này giúp ích người đọc mở mang kiến thức, đặc biệt là giúp bệnh nhân hiểu sâu về chứng bệnh của mình. Thí dụ một bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đọc bài viết về bệnh tiểu đường thì sẽ có rất nhiều ích lợi. Nhưng trong đời sống hàng ngày, lối trình bày kiến thức y tế theo từng bệnh không hẳn là thực tế mà lại tạo cho chúng tôi (BS) không ít sự nhức đầu. Lý do là vì bạn đọc thường bị in trí, khi có một triệu chứng nào đó được liệt kê trong bài viết thì thường cho rằng mình đã mắc căn bệnh này.
Trong khi đó, mỗi một triệu chứng thường có hàng chục đến hàng trăm nguyên nhân khác nhau tạo nên nó. Sự in trí của bệnh nhân thường hướng bác sĩ, đặc biệt là vị bác sĩ nào không có nhiều thời gian để hỏi bệnh kỹ, đi lạc hướng, định bệnh sai, mà người chịu thiệt thòi nặng nhất là bản thân bệnh nhân. Nếu định bệnh khác với sự in trí của bệnh nhân thì bác sĩ cũng giống như lội ngược dòng nước, rất là "oải" khi phải thuyết phục người bệnh là họ không bị cái bệnh mà họ in trí.
Bệnh lộ ra qua triệu chứng, nhưng triệu chứng không bao giờ biết nói để bảo với bệnh nhân, hay nói với bác sĩ căn nguyên của nó. Nhức đầu không thỏ thẻ bên tai bệnh nhân là "Em là viêm màng óc nè", hay "Tui là ung thư não đây". Do đó, đọc những kiến thức về một căn bệnh chỉ có ích lợi nhiều khi chúng ta đã được bác sĩ xác nhận là bị căn bệnh ấy. Còn nếu muốn thực sự mở rộng kiến thức mà tránh bị in trí một cách không cần thiết thì trước khi đọc những bài viết về từng căn bệnh, chúng ta cần đọc ngược, tức là đọc những bài viết trình bày từ các triệu chứng, để tìm hiểu các nguyên nhân của nó.
Quyển "John Murtagh", được xem như là "thánh kinh" của bác sĩ đa khoa của bác sĩ ở Úc, cũng trình bày những đề mục theo triệu chứng, chớ không trình bày theo từng bệnh. Trong các đề mục lớn, liệt kê theo triệu chứng, sẽ có những tiểu mục bàn đến từng nguyên nhân, tức là căn bệnh. Thí dụ như triệu chứng mệt mỏi là một đề mục lớn, trong đó có liệt kê nguyên nhân như trầm uất, lo lắng, ngủ không được, bệnh phổi, bệnh tim vân vân. Sách cũng hướng dẫn khái quát nguyên nhân nào thông thường nhất, nguyên nhân nào nguy hiểm nhất, nguyên nhân nào dễ bị sót nhất, chỉ dẫn cách tìm bệnh (tức là tìm nguyên nhân), hỏi bệnh rồi trong những tiểu mục mới nói về chi tiết của từng bệnh tạo nên triệu chứng ấy.
Cách viết như vậy là từ thực tế đến lý thuyết. Hôm nay chúng tôi xin được viết một bài viết từ thực tế đến lý thuyết như vậy. Một trong những triệu chứng rất phổ biến là nhức đầu, và một trong những lời tương truyền sai lạc nhất là nhức đầu là vì bị áp huyết cao.
Câu chuyện mở màn
Có một nam bệnh nhân khoảng ngoài 60, mỗi tháng đến viếng BS trung bình 6 lần. Ông lão đã bị nhức đầu nhiều tháng và đã bỏ người bác sĩ cũ vì trị bệnh không dứt. Khi đến vị BS mới thì lịch sử lại tái diễn. Bổn cũ soạn lại, mỗi lần vô khám bệnh thì ông ta bắt đầu bằng câu:
- BS đo máu dùm coi sao lúc này tui nhức đầu hoài hà.
Vị BS ấy luôn luôn chìu ý thân chủ, thành thạo đo máu. Hôm nào áp huyết cao thì nói:
- Chà, bữa nay áp huyết bác hơi cao, về nghỉ ngơi cho nó xuống, bớt ăn mặn một chút.
Hôm nào áp huyết ông lão bình thường thì nói:
- Áp huyết bác hỏng sao đâu bác, về uống 2 viên Panadol nha.
Thế rồi 3 tháng sau, Panadol không còn tác dụng, một hôm ông lão bước vào mặt mày bứt rứt. BS thấy không xong, lần này đưa ông lão đi CT scan não. Kết quả, ông lão bị ung thư phổi, đã nhảy lên óc một thời gian và ông mất vài tuần sau đó.
Trước khi viết thêm, xin lưu ý quý bạn đọc một điều. Nếu bạn gặp vị bác sĩ nào mà bạn đòi hỏi điều gì bác sĩ cũng làm theo, đòi thử máu thì cho thử máu, đòi trụ sinh thì cho trụ sinh mà không hỏi han thêm năm, mười câu, thì xin quý vị nên tìm một bác sĩ khác. Vị bác sĩ đáng tin cậy là người hỏi bệnh cặn kẽ, bệnh nhân "dễ thương" là bệnh nhân khai bệnh cho rõ ràng, không phải là bệnh nhân giỏi tự định bệnh.
Sau khi giáo đầu dài dòng như vậy rồi, chúng ta hãy xem vì sao chúng ta bị nhức đầu, có nghĩa là xét đến căn nguyên của chứng nhức đầu. Xin quý bạn đọc vui lòng đừng in trí là nhức đầu là do ung thư óc tạo nên, sau khi đọc qua mẫu chuyện trên.
Nguyên nhân của nhức đầu
Nhức đầu là một triệu chứng vô cùng phổ biến. Quyển "Murtagh", cuốn sách gối đầu của bác sĩ đa khoa ở Úc, trong những hàng mở đầu, viết:
"The patient's manner of presentation can confuse us because many tend to influence us with preconceived ideas that they will verbalise- "I think I need my blood pressure checked" or "My eyes need testing"..."
Tạm dịch là "Lối trình bày của bệnh nhân có thể làm mình rối trí vì nhiều người có khuynh hướng ảnh hưởng chúng ta với những định kiến của họ, chẳng hạn như nói "Tôi nghĩ tôi cần được đo máu" hay "Tôi nghĩ tôi cần được khám mắt".
Murtagh viết tiếp:
"Hypertension is such a rare cause of headache that one is tempted to stress the adage "hypertension does not cause headache"..Tạm dịch là "Áp huyết cao là một nguyên nhân rất hiếm của chứng nhức đầu đến nỗi người ta muốn có cách ngôn là "Cao áp huyết không làm nhức đầu". Song sách có viết tiếp là tuy đôi khi có vẻ như áp huyết cao làm nhức đầu và ta cần phải đo áp huyết bệnh nhân.
Website WrongDiagnosis. com liệt kê 2215 bệnh gây ra nhức đầu. (Nhưng thật ra chắc có 2216 nguyên nhân, nguyên nhân cuối cùng là sự cố gắng nhớ cho hết 2215 nguyên nhân kia, thưa quý vị). Chúng ta không cần nhớ cũng không cần biết hết 2215 nguyên nhân, chỉ cần đọc sơ bài viết này để có khái niệm về nguyên nhân của nhức đầu. Quyển Murtagh trình bày như sau:
1- Những nguyên nhân thông thường nhất của chứng nhức đầu được chia làm 2 loại, loại cấp tính và loại mãn tính
.
a. Cấp tính: nhiễm trùng đường hô hấp (như bị cảm)
b. Mãn tính:
b1. Tension-type headache: Nhức đầu do căng thẳng. Các bắp thịt co thắt tạo nên nhức đầu ở vùng trán, có thể truyền ra sau ót. Nguyên nhân có thể là đau xương sống cổ hay đời sống căng thẳng và 75% người bị là phái nữ. Thường xảy ra gần như hàng ngày.
b2. Combination headache: nhức đầu do nhiều nguyên nhân hỗn hợp, như căng thẳng (tension), đau xương sống cổ (cervical dysfunction) , nhức nửa đầu (migraine)
b3. Migraine: nhức nửa đầu. Nhức "bưng bưng", nghĩa là sự đau nhức nhịp như nhịp tim, thường xảy ra một vài lần mỗi tháng, khi nhức đầu thường bị buồn nôn. Có rất nhiều tác nhân kích hoạt loại nhức đầu này như một số loại thức ăn (chocolat, cam, cà chua...), rượu, dược phẩm, ánh sáng, đụng đầu, thời tiết thay đổi, tiếng ồn, vận động, kinh nguyệt, ngủ nhiều, nghỉ ngơi (nghỉ hè cũng là tác nhân), nhưng thông thường nhất là sự căn thẳng tinh thần và mệt mỏi.
b4. Transformed headache: là loại migraine, tức nhức nửa đầu, nhưng xảy ra thường xuyên như tension headache.
Thưa quý vị,
Có lẽ những loại nhức đầu trên đã chiếm hầu hết các trường hợp nhức đầu, nhưng cái khó nhất của ngành y là nếu in trí nhức đầu chỉ do những nguyên nhân trên thì ta sẽ định sót những tình trạng vô cùng nguy hiểm.
2. Nói chung chung, các tình trạng nguy hiểm chia làm 3 loại:
a. Nhức đầu liên quan đến mạch máu như vỡ động mach, nghẽn tĩnh mạch
b. Nhức đầu liên quan đến bướu như ung thư óc
c. Nhức đầu liên quan đến sự nhiễm trùng như viêm màng óc
3. Các nguyên nhân khác:
Ngoài ra có những nguyên nhân nhức đầu không phải từ trong đầu ra mà từ ở những nơi khác, như: xương sống cần cổ, đau răng, bệnh về thị giác, viêm xoang, lượng đường thấp, thiếu dưỡng khí khi ngủ vân vân. Hiếm hơn nữa là bệnh Paget's (xương bị dầy lên), sau khi làm tình, các bệnh về tuyến nội tiết.
Nhưng có bảy nguyên nhân phổ biến cũng gây ra nhức đầu, tạo nên rất nhiều triệu chứng mà ta không nên quên xét tới là: trầm cảm, tiểu đường, dược phẩm, thiếu máu (thiếu hồng cầu chớ không phải áp huyết cao hay thấp), bệnh của tuyến giáp trạng, đau xương sống và nhiễm trùng đường tiểu. Nguyên nhân tâm lý là một nguyên nhân rất thông thường.
Kính thưa bà con,
Nãy giờ chúng ta chỉ nói sơ sơ có vài chục nguyên nhân, nhưng muốn nhớ cho hết thì cũng đã "ứ hự" rồi, việc nhớ hết 2215 nguyên nhân là không tưởng. Nhớ các nguyên nhân là một chuyện, làm sao phân biệt được chứng nhức đầu của bệnh nhân do nguyên nhân nào là một chuyện khác, khó hơn nhiều.
Thông thường, chúng ta cần biết một số đặc tính chính của nhức đầu và những triệu chứng khác liên quan đến những tình trạng nhức đầu nguy hiểm. Thí dụ như nếu cơn nhức nhịp nhịp như nhịp tim thì có lẽ nguyên nhân nhức đầu phát xuất từ mạch máu. Nếu nhức đầu vào lúc giữa khuya, đánh thức bệnh nhân dậy thì phải coi chừng ung thư óc. Nhức đầu và sốt cao, cổ cứng, cáu gắt bất thường hay thần trí mơ hồ thì chắc là có nguyên nhân nguy hiểm như viêm màng óc, áp suất trong não tăng bất ngờ vì bị bể mạch máu chẳng hạn.
Mục đích của bài viết
Đọc tới đây thì bạn đọc sẽ thấy miên man, khó khăn hơn đọc một căn bệnh rất nhiều. Và đó là thực tế. Đời không hề đơn giản. Mục tiêu của bài viết này không để chỉ dẫn cho người đọc cách định bệnh mà để đưa ra một khái niệm, đó là chứng nhức đầu, cũng như những triệu chứng khác, có rất nhiều nguyên nhân.
Chúng tôi cũng mong mỏi bệnh nhân giúp bác sĩ định bệnh chính xác bằng cách khai bệnh rõ ràng, chi tiết. Bác sĩ không thể chỉ nghe "nhức đầu", không hỏi nhức từ lúc nào, bao lâu một lần, một lần bao lâu, nhức ở đâu, nhức như thế nào, những việc gì làm bạn nhức đầu, những việc gì làm bạn bớt nhức đầu, khi nhức đầu có những triệu chứng gì khác như buồn nôn, ói mửa, nóng lạnh hay không, mà biết được nguyên nhân.
Trước khi chấm dứt bài viết này, xin kể hầu quý vị một kinh nghiệm bản thân. Lúc ấy tôi là một bác sĩ mới ra trường, làm việc trong khu cấp cứu của một bệnh viện lớn. Công việc của một bác sĩ "nhóc tì" như chúng tôi chỉ là hỏi bệnh rồi báo cáo lại bác sĩ trưởng tràng (tức là registrar, trên registrar là consultant). Một hôm có một bệnh nhân vào than nhức đầu quá cỡ vì áp huyết cao. Đo áp huyết thì thấy 185/99, cao thật, tôi lật đật báo cáo cho trưởng tràng, một nữ bác sĩ đàn chị:
- Ông đó bị nhức đầu quá, bị áp huyết cao.
- Áp huyết bao nhiêu? BS xếp hỏi.
- 180/99.
- Ai nói với chú mày là áp huyết cao làm nhức đầu đó? Có biết malignant hypertension (nhức đầu ác tính) là gì không?
Bà xếp vừa truy kiến thức vừa dũa tới tấp, làm tôi tối tăm mặt mũi. Bả nói tiếp:
- Mười ngàn người bị cao áp huyết mới có một người. Áp huyết phải hai trăm mấy kìa. Ngay cả áp huyết trên 200 cũng rất hiếm khi làm nhức đầu.
Từ đó, tôi hiểu ra là áp huyết cao không làm, hay rất, rất hiếm khi là nguyên nhân của chứng nhức đầu. Thông thường, bất cứ đau cái gì cũng làm cho áp huyết lên, kể cả đau đầu. Như vậy, người bị nhức đầu sẽ bị tăng áp huyết (tạm thời). Thông thường hơn nữa là nhức đầu và áp huyết cao có cùng một nguyên nhân, như gây lộn với bà xã hoài, ông xã có phòng nhì, thiếu nợ, con hút xì ke, chủ đì, bà con, hàng xóm nói xấu, nói chung là những nguyên nhân làm tinh thần căng thẳng, hay thiếu ngủ, vừa làm cho ta nhức đầu, vừa làm áp huyết cao. Điều quan trọng, được lập đi lập lại nhiều lần trong bài viết này là áp huyết cao không làm, hay rất hiếm khi làm chúng ta nhức đầu.
Sau nhiều năm làm bác sĩ, tôi cảm thấy trị bệnh dễ hơn lả đánh tan một sự in trí sai lầm của người ta rất nhiều. Mỗi lần nói cho bệnh nhân là áp huyết cao không phải là nguyên nhân làm nhức đầu, bệnh nhân nhìn tôi như thể "thẳng cha này có biết làm bác sĩ không đó".
Thưa quý vị, bây giờ thì quý vị có thể đọc các bài viết về các bệnh. Khi đọc ngang đến triệu chứng nhức đầu của bệnh ấy, quý vị có thể mỉm cười tự nhủ, mình bị nhức đầu nhưng chưa chắc là nguyên nhân này đâu. Vậy làm sao biết nguyên nhân nào? Thưa, đi bác sĩ, tìm bác sĩ nào chịu khó hỏi bệnh và quý vị khai bệnh cho rõ, không thêm, không bớt, không nói cho nặng, cũng không nói cho nhẹ.

Phát hiện hơn 200 ngàn loài mới dưới đại dương
Dự án Thống kê sinh vật biển thế giới (Census of Marine Life) bắt đầu từ năm 2000 và kết thúc hôm 4/10 với nhiều bản đồ và ba cuốn sách. Số lượng loài mới mà các nhà khoa học thống kê được trong dự án là 201.206.
Cách đây một thập kỷ giới khoa học không thể trả lời câu hỏi: Bao nhiêu loài đang sống dưới các đại dương ? Câu hỏi này có thể dẫn tới hàng loạt tranh cãi giữa các nhà khoa học, bởi một số loài được tính nhiều lần, thậm chí hàng chục lần, khiến con số thống kê trở nên không chính xác. Trong khi đó, rất nhiều loài chưa được con người biết đến. Jesse Ausubel – một nhà khoa học thuộc Quỹ Alfred Sloan – đã thành lập dự án khảo sát số lượng loài dưới các đại dương.
Khoảng 2.700 nhà khoa học từ hơn 80 nước đã tham gia dự án. Họ nhận được 650 triệu Mỹ kim từ hơn 600 tổ chức – trong đó bao gồm các chính phủ, quỹ cá nhân, công ty, trường đại học, tổ chức phi chính phủ và thậm chí cả các trường phổ thông. Riêng Quỹ Alfred Sloan đóng góp 75 triệu Mỹ kim
Ông Jesse Ausubel nói rằng, các nhà khoa học tham gia dự án biết thêm nhiều thứ, chứ không phài chỉ có số lượng những loài mới.
Mối quan hệ gần gũi giữa các loài sống ở những khu vực khác nhau là điều đáng nói nhất. Chẳng hạn, Ceratonotus steiningeri, một loài động vật có hình dạng giống tôm song chỉ nhỏ như một con kiến, được tìm thấy ở vùng gần bờ biển châu Phi thuộc Đại Tây Dương. Sau đó các nhà khoa học sửng sốt khi lại thấy chúng trong khu vực trung tâm của Thái Bình Dương. Cùng một loài, nhưng lại phân bố ở hai đại dương - đó là một điều gây ngạc nhiên.
Trước khi dự án được thực hiện, chẳng ai biết rõ về hành trình di cư của cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương. Nhưng giờ đây các nhà khoa học biết rằng chúng vượt Thái Bình Dương tới ba lần trong vỏn vẹn 600 ngày. Trong khi đó, loài cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương di chuyển gần 6.000 km giữa Bắc Mỹ và châu Âu. Cá voi lưng gù thực hiện cuộc hành trình gần 8.000 km từ hướng bắc tới hướng nam và ngược lại.
Song tất cả những loài nói trên đều không thể sánh được với chim hải âu rụt cổ. Hàng năm loài chim này bay gần 64.000 km từ New Zealand tới Nhật Bản, Nga, bang Alaska của Mỹ, Chile rồi quay trở lại. Các nhà khoa học thừa nhận đó là hành trình di cư dài nhất mà các thiết bị điện tử ghi nhận được.
Hơn 95% DNA của người và tinh tinh giống nhau. Nhiều loài động vật cũng có phần lớn DNA giống các loài khác. Dirk Steinke, một nhà sinh học của Đại học Guelph tại Canada, nói rằng số DNA khác nhau ở một số loài cá chỉ dao động từ 2 tới 15%. Ông nói “Mặc dù vô số loài cá sống dưới đại dương, song sự khác biệt về gene giữa nhiều loài không lớn”
Dưới đây là hình một số sinh vật lạ dưới đáy biển,.
clip_image078clip_image080
Động vật chân cánh thân mềm oxygyrus keraudreni "bay" dưới nước giống một con chim trong suốtMegaleledone Setebos, loài đặc hữu ở Nam Thái Bình Dương.
clip_image082clip_image084
Cua người tuyết kiwa hirsuta được phát hiện gần đảo Easter IslandSứa Aequorea macrodactyla.
clip_image086clip_image088
Loài sứa có phần nội tạng màu vàng trải khắp thân trong suốt.Sâu quạt (sabellid)
clip_image090clip_image092
Trai biểnSứa thalassocalyce
clip_image094clip_image096
Một con nhện biển di chuyển trên một tảng đá dưới đáy đại dương gần Nam CựcSên bơi thuộc họ động vật chân cánh (Clione limacina) tìm thấy ở cả Bắc Cực và Nam Cực
clip_image098clip_image100
Quái vật đuôi rắn, mình dê , đầu sư tửMục ma cà rống ,có khả năng tự phat sáng trong vài phút
clip_image102
Loài giáp xác hai loại chân, sống ởđáy biểnBắcĐại tây dương

Video : Cá đi dưới đáy biển (frogfish) http://wn.com/frog_fish