Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Trò bịp mới qua mạng từ VN:

Cầm vé máy bay trước, trả tiền sau
From: Huu Dinh NguyenHÀ NỘI (TH) - Một trò bịp mới có thể không gây thiệt hại cho người bị gạt, có lợi nhiều là khác, nhưng phần tổn hại là người bị ăn cắp số thẻ tín dụng (credit card) hoặc hãng hàng không.
Theo một bản tin của báo Sydney Morning Herald, một cách lường gạt mới lừa cả người tiêu thụ cũng như các hãng máy bay, vô cùng tinh vi nhất từ trước đến nay cảnh sát mới khám phá.
             

Tổ chức lường gạt này lấy địa chỉ kinh doanh ở Việt Nam và Nam Phi (South Africa) chỉ lấy tiền qua thẻ tín dụng, theo viên chức cảnh sát Queensland, nước Úc. Tuy nhiên, cảnh sát không tiết lộ có bao nhiêu người dân địa phương lọt bẫy của tổ chức lường gạt này.
Theo cảnh sát Úc, kẻ gian đã dùng số thẻ tín dụng (CREDIT CARD) ăn cắp được (TREN INTERNET) để mua vé máy bay trên các đường bay quốc tế, rồi sau đó, bán lại trên Internet với giá vé chỉ bằng một phần nhỏ của giá vé chính thức.
Có nhiều địa chỉ trang mạng liên quan đến trò lường gạt này như http://www.cheapflightsonly.net/, http://www.onlycheapflights.net/, http://www.cheaper-flights.net.au/, và http://www.flisave.com/.
Trong một trường hợp được báo trên viện dẫn, vé máy bay du lịch khứ hồi hạng nhất, giá vé chính thức là $15,000 Úc kim, được rao bán với giá có $2,000 Úc kim, đi từ Anh quốc tới Queensland, Úc.
Theo lời ông Brian Hay, trưởng ban điều tra tội phạm lường gạt, thì trò gạt này vô cùng dễ tin vì người bị lừa không phải trả tiền trước cho tới khi nhận được vé gửi tới nhà mình qua đường bưu điện.
“Vé máy bay đó đúng là vé thật và hãng máy bay bán vé đó cũng là hãng máy bay thật.” Ông nói: “Khách hàng mua vé đó có thể gọi điện thoại cho hãng máy bay để xác nhận chi tiết, số ghế. Thế là chỉ việc trả tiền và chờ ngày đi du ngoạn. Tôi chưa hề thấy một vụ lừa nào như thế này trước đây.”
Trong một số trường hợp, người du hành được chỉ thị bỏ tiền vào một ngân hàng trên nước Úc, thật sự chỉ là trương mục trung gian của kẻ gian. Nhưng trường hợp mới nhất, nạn nhân được yêu cầu bỏ tiền vào một trương mục ngân hàng ở South Africa.
“Ðiều ấn tượng về những địa chỉ trang mạng Internet bán vé máy bay nói trên là tiền không phải trả cho tới khi hãng máy bay gửi vé tới nhà mình. Bởi vậy, người mua vé chỉ cần bấm chuột, đưa các chi tiết cần thiết để lấy vé theo sự chỉ dẫn của kẻ gian, thế là có vé.” Ông nói.
Trong vụ lừa gạt này, có ba nạn nhân là người mua vé, người bị ăn cắp số thẻ tín dụng, và hãng máy bay. Khi hãng máy bay biết là vé đã được mua bằng thẻ tín dụng ăn cắp, họ liền hủy hiệu lực của cái vé. Nhưng nếu hãng máy bay khám phá chậm, hành khách đã bay trước khi sự lường gạt bị khám phá thì họ lại là kẻ thiệt hại.
“Kẻ gian ngày càng khôn ngoan hơn, đưa các trò lừa gạt được cả những người cẩn thận nhất.” Ông Hay nói như thế và khuyên mọi người chỉ nên sử dụng các trang mạng quen thuộc và nổi tiếng. “Dấu hiệu đáng ngờ của trò gian này là người ta nhận được vé máy bay trước khi phải trả tiền.”
Không hãng hàng không nào lại bán vé theo kiểu đưa vé trước rồi đòi tiền sau.
Theo nguồn tin trên, cảnh sát Úc tỏ ý quan ngại vì một trang mạng Internet ở Việt Nam đang cung cấp tự do dữ kiện cá nhân, gồm cả thẻ tín dụng, địa chỉ điện thư và số điện thoại của hàng ngàn người Úc. Các dữ kiện đó đã bị đánh cắp từ một trang mạng ở nước Úc hồi Tháng Giêng vừa qua. Những thẻ tín dụng đã bị đánh cắp đã bị các ngân hàng hủy bỏ nhưng các dữ kiện cá nhân khác đã không hề được lưu tâm, theo lời ông Hay. (TN)