Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

THAT LA : DAM NGHI DAM LAM - VUON HOANG MUA GAY

From: : quoctung trinh * Tinh Nguyen
CAU TIEU CONG CONG BIEN THANH QUAN BAN QUA VAT ,CA PHE

Ở VN hiện nay có những hiện tượng mà giá trị quan của nó khác hẳn với suy nghĩ từ bên ngoài. Nhiều chuyện bên ngoài coi như là quan trọng nhưng ở VN coi như là chuyện nhỏ hoặc là chuyện đương nhiên.
Từ những chuyện nhỏ này, tích trữ qua những chuyện lớn và rồi xã hội, cơ chế dần dần đi đến những chỗ cụt không biết đâu để giải quyết.
Trong kỳ về VN năm ngoái. Đi dạo t/p Hà Nội thấy nhiều nơi, cầu tiêu công cộng được dùng làm quán bán quà vặt hoặc quán cà phê. (xem hình ở dưới)
Đem chuyện này hỏi vài người ở Hà Nội thì được nghe câu trả lời đó là chuyện nhỏ hoặc cho người ta buôn bán tý có sao đâu ? vả lại người bán đó là con cháu của sở vệ sinh hoặc công an, ai làm gì được...v.v... và v.v....
Dĩ nhiên là chuyện nhỏ nhưng ai cũng biết nó đã, đang và sẽ biến dạng không còn là nhỏ được.
http://item.slide.com/r/1/0/i/2mUTcOXP4T8Pi9_82lPAOFFNC-lotOCM/




http://item.slide.com/r/1/0/i/OI66rEpC1D_bydPOrmBuYEropCbs00bJ/
Ở Hồ Hoàn Kiếm
http://item.slide.com/r/1/0/i/qHcrutDQ1D-qFzb8RfploWpOckQ6xAAi/
http://item.slide.com/r/1/0/i/hPttWWEE2D_YpYg78s0pwDs7cN9om552/
http://item.slide.com/r/1/0/i/Hv_2YQwQ5j-Hrf8kqYpGHm_E3pb4mB-e/
http://item.slide.com/r/1/0/i/kyFMK5e56T8gvkA6geVQ8z2lFAiZFn0z/
Công viên Pasteur, trước Viện Giải Phẫu Quốc Gia VN (Hà Nội)
http://item.slide.com/r/1/0/i/TC-s6bMFxD9fB67artZLIC4hji6-Fiwl/
Ờ Sài Gòn

Vào nhà vệ sinh ở Hà Nội để… mua sắm

05/04/2010 15:58:00
http://bee.net.vn/channel/1983/201004/Vao-nha-ve-sinh-o-Ha-Noi-de-mua-sam-1748096/
http://bee.net.vn/bee_logo.png - Nhiều người ở Hà Nội muốn đi vệ sinh chỉ biết ra gốc cây, góc tường, chân cột điện, trong khi đó không ít nhà vệ sinh được đầu tư để rồi bỏ không, hoặc bị người dân chiếm dụng để bán hàng.
Ngay ở đầu phố Hàng Bồ (cắt phố Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có biển chỉ “nhà vệ sinh cách 4m”, nhưng khi đi vào đến nơi, sẽ phải ngỡ ngàng vì nhà vệ sinh công cộng này đã trở thành nơi trưng bày hàng hóa.
Những món đồ được treo kín trên tường, cửa của nhà vệ sinh, bà chủ sạp hàng ngồi án ngữ ngay trước cửa. Theo quan sát của chúng tôi, chỉ khoảng 30 phút, có 6 người vào ngỏ ý muốn đi vệ sinh (có cả người nước ngoài), nhưng đều bị bà chủ sạp hàng đuổi đi.
Chúng tôi lại vặn hỏi bà chủ sạp hàng, liền bị quát tháo: “Muốn đi vệ sinh thì tìm chỗ khác, ở đây ngày không đi được, chỉ mở cửa vào ban đêm thôi”.

ChÉ mß cía ban  êm
Chỉ mở cửa ban đêm
“Nhà vệ sinh này đã bị chiếm dụng từ lâu nay rồi. Ban ngày nó trở thành sạp hàng hóa, may ra có ban đêm, những người này dọn hàng nghỉ, người dân mới đi được” - bác N.V.Lâm ngồi bán hàng đối diện cho biết, với vẻ đầy bức xúc. 
Nhà vệ sinh khác nằm đối diện với số nhà 54, phố Gia Ngư tuy khá rộng, nhưng toàn bộ mặt tiền đã bị che lấp bởi những bộ quần áo được bày bán ở phía trước, chỉ trừ ra một lối nhỏ để vào.
Người chủ sạp hàng, đồng thời kiêm luôn việc thu phí vệ sinh. Mái che phía trước có dòng chữ to “Nhà vệ sinh công cộng" đã bị vén lên, che lấp dòng chữ. Chỉ có thể phát hiện ra đây là nhà vệ sinh, vì cái mùi đặc trưng của nó.

Shopping trong nhà vÇ sinh
Shopping trong nhà vệ sinh
Tình cảnh nhà vệ sinh công cộng bị chiếm dụng không phải là hiếm, như nhà vệ sinh tại ngã tư giao nhau giữa Triệu Quốc Đạt và Hai Bà Trưng. Một phần nhà vệ sinh này trở thành nơi bày bán hàng hóa, không khác gì một quầy tạp hóa thu nhỏ.
Không chỉ có hiện tượng các nhà vệ sinh công cộng bị lấn chiếm, “chuyển đổi” mục đích sử dụng sang kinh doanh tạp hóa. Nhiều nhà vệ sinh công cộng còn bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn.
Trên đường Lê Đức Thọ (trước sân vận động Mỹ Đình), có một số nhà vệ sinh công cộng được xây dựng không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân và cổ động viên, mỗi khi có sự kiện thể thao diễn ra. Nhưng, bấy lâu nay lại rơi vào tình trạng bị quên lãng. Không ai dùng đến, cũng chẳng ai quét dọn, chùi rửa.
Cửa nhà vệ sinh không còn tác dụng che chắn, nước xử lý vệ sinh cũng không, bồn cầu ngập ngụa chất thải, không người dọn dẹp, giấy vệ sinh đã qua sử dụng vương khắp sàn. Vì vậy, chẳng còn ai dám sử dụng nó.
Việt - Xuân Miên