Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010

Cuộc viếng thăm HT Thích Quảng Độ

Phỏng vấn Kristopher Anderson về cuộc viếng thăm HT Thích Quảng Độ

Quỳnh Như, phóng viên RFA
2010-05-13
Kristopher Anderson là một trong hai nhân vật thuộc Tổ chức nhân quyền Oslo Freedom Forum nói chuyện trực tiếp của với Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh thiền viện ở Sài Gòn.

Photo by Dolinh
Ông Kristopher Anderson và bà Sarah Wasserman, giám đốc quản lý OSLO Freedom Forum, trong ngày Nhân Quyền VN tại Washington hôm 11/5/2010

Sau khi diện kiến Hoà thượng Quảng Độ, lúc ra về, chủ tịch Oslo Freedom Forum là Thor Halvorssen bị công an bắt và đánh đập, nhưng ông Kristopher Anderson lại may mắn thoát được và giữ nguyên vẹn cuốn băng ghi hình buổi nói chuyện với Hoà thượng, đoạn băng được trình chiếu trong Ngày nhân quyền Việt Nam 11 tháng 5 vừa qua tại Washington. 
Quỳnh Như phỏng vấn ông Kristopher Anderson quanh vụ thăm viếng vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất, và cuốn băng vidéo đáng chú ý này.   
Lần đầu đến VN
Quỳnh Như: Chào ông Kristopher Anderson. Xin ông cho biết mục đích của chuyến đi thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông.
Kristopher Anderson: Tôi là một người làm phim tự do. Tôi cộng tác với tổ chức nhân quyền Oslo Freedom Forum từ năm ngoái. Vài tháng trước đây, tôi cùng với Chủ tịch của tổ chức này đi Việt Nam để thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ và có ý định quay phim về cuộc gặp gỡ với đại lão Hòa thượng vì chúng tôi được biết ông đã bị quản thúc từ năm 1998, nên Hòa thượng không thể đến tham dự Hội thảo về Nhân quyền của Freedom Forum, và chúng tôi hy vọng có thể mang tiếng nói của ông đến với Hội nghị.
Chúng tôi mới gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ thì có bóng cảnh sát xuất hiện ở trong sân chùa đi bằng lối sau. Chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ bị bắt trước khi bắt đầu quay phim. Chúng tôi nấp qua một bên và may quá cảnh sát đi chỗ khác.
Kristopher Anderson
Quỳnh Như: Ông và Chủ tịch Oslo Freedom Forum đã chuẩn bị như thế nào cho chuyến đi gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ?
Kristopher Anderson: Hồi cuối tháng 3, tôi và Chủ tịch của tổ chức Oslo Freedom Forum Thor Halvorssen đi Việt Nam mang theo vài thiết bị quay phim. Với những phát minh mới trong công nghệ thiết bị thu hình với độ phân giải cao, chiếc camera mà chúng tôi mang theo chỉ nhỏ cỡ như cái máy chụp hình của các phóng viên nhiếp ảnh.
Quỳnh Như: Vì vậy ông nghĩ rằng ông có thể mang chiếc máy quay phim này vào Việt Nam như các khách du lịch mà không bị xét hỏi vì Việt Nam vẫn quản lý báo chí.
Kristopher Anderson: Vâng. chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể mang nó vào Việt Nam, qua các khâu kiểm tra  mà không bị xét hỏi. Đến Việt Nam, tôi thấy trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh như một khu du lịch, sân bay gần nội thành. Tôi thấy mọi thứ hầu như đều tốt đẹp, có cảm tưởng như đang du lịch ở Thái Lan vậy, cho đến khi ra khỏi khu trung tâm thành phố …

Thor_Halvorssen_150
Chủ tịch Sáng hội nhân quyền tại New York, Hoa Kỳ, ông Thor Halvorssen. Photo courtesy of alterpresse.org
Quỳnh Như
: Ông và Thor có cảm giác đang bị theo dõi không?
Kristopher Anderson: Chúng tôi có cảm giác hình như Công an đang theo dõi chúng tôi. Khi tôi hỏi chuyện một số người nước ngoài khác đã đi Việt Nam và đến Thành phố Hồ Chí Minh, thì họ bảo họ không có cảm giác bị Công an theo dõi. Nhưng đối với tôi thành phố này như có một sự giả tạo bề ngoài.
Chỉ cần băng qua bên kia đường, ra khỏi khu trung tâm dành cho khách du lịch, vào các khu dân cư thì bạn mới thấy được cuộc sống thực sự diễn ra như thế nào. Bạn sẽ thấy cảnh sát mặc sắc phục hầu như có mặt ở mọi ngõ ngách, ấy là chưa kể những nhân viên an ninh không mặc sắc phục.
Chúng tôi đã biết trước rằng phía bên kia đường của Thanh Minh Thiền viện, nơi Hòa thượng Thích Quảng Độ đang bị quản thúc có một quán cà phê nhỏ, lúc nào cảnh sát cũng có mặt vì thiền viện này nằm trong sự kiểm soát 24/24.     
Kinh nghiệm hãi hùng
Quỳnh Như: Ông có thể kể lại diễn biến sự việc khi ông và Chủ tịch Oslo Freedom Forum đến gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Kristopher Anderson: Tôi và Thor đã đến khu vực thiền viện Thanh Minh hai ngày. Một ngày trước đó, chúng tôi đến quán cà phê, ngồi lại ăn tối và nghiên cứu xem cảnh sát xuất hiện ở quán cà phê này vào giờ giấc thế nào. Và trên suốt con đường không hề thấy có một dấu hiệu nào cho thấy cấm không ai được vào Thanh Minh Thiền viện, không hề có một bảng thông báo nào cấm khách du lịch lai vãng ở khu vực này. Mặc dù khu vực Thanh Minh Thiền viện không cách xa khu trung tâm thành phố là bao xa.
Đến Việt Nam, tôi thấy mọi thứ hầu như đều tốt đẹp, có cảm tưởng như đang du lịch ở Thái Lan vậy, cho đến khi ra khỏi khu trung tâm thành phố …
Kristopher Anderson
Chúng tôi gọi cà phê và vài món ăn vặt, có một cảnh sát mặc sắc phục đứng gần đó, tỏ vẻ giận dữ nhìn trừng trừng vào chúng tôi dường như để hỏi vì sao chúng tôi lại có mặt ở đây. Tới một lúc thì người cảnh sát này bảo chủ quán yêu cầu chúng tôi bỏ cái balô của chúng tôi đang để ở trên bàn xuống đất vì nghi ngờ rằng chúng tôi đang làm việc gì đó đằng sau cái balô. Chúng tôi tắt máy quay phim và xem như các khách du lịch bình thường khác đến quán ngồi giải khát và quan sát phố sá để ngày mai chúng tôi sẽ trở lại đó.
Không có một lối nào vào Thanh Minh Thiền viện mà không bị theo dõi. Chúng tôi quyết định ngày hôm sau cứ đi nhanh thẳng vào làm như không biết, và nếu bị chận lại hỏi chúng tôi sẽ trả lời là vào chùa tham quan chụp ảnh, như bao ngôi chùa khác mà khách du lịch có thể đến tham quan và chụp ảnh.
Sáng hôm sau chúng tôi chia hai đi vào Thiền viện Thanh Minh một cách dễ dàng không gặp trở ngại gì. Chủ tịch Oslo Freedom Forum Thor vào trước tôi khoảng 10 phút. Chúng tôi mới gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ thì có bóng cảnh sát xuất hiện ở trong sân chùa đi bằng lối sau. Chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ bị bắt trước khi bắt đầu quay phim. Chúng tôi nấp qua một bên và may quá cảnh sát đi chỗ khác.
Thich-Q-Do-250
Hoà Thượng Thích Quảng Đô trong buổi viếng thăm của ông Kristopher Anderson và ông Thor Halvorssen. Hình chụp từ youtube
Cuộc nói chuyện với Hòa thượng chỉ kéo dài khoảng 45 phút, chúng tôi cố gắng làm thật nhanh, sau đó chúng tôi đi hai ngã khác nhau. Thor đi ra trước tôi khoảng 30 phút. Tôi ở lại chụp thêm vài tấm ảnh để nếu bị công an bắt tôi sẽ giơ mấy tấm ảnh chụp này ra như một khách du lịch. Tôi ở lại thêm 30 phút với Hòa thượng Quảng Độ. Khi tôi trở về khách sạn thì được message của Thor báo là anh đã bị bắt.
Công an không lấy đi cái điện thọai di động Blackberry của Thor nên anh đã liên lạc được với New York qua message. Thor nói rằng có 4 cảnh sát chờ anh ta ở ngoài đầu đường lúc Thor từ chùa bước ra. Họ kẹp cổ, đánh vào đầu, đấm sau lưng và ném Thor lên xe cảnh sát, bắt đưa về trụ sở công an tra hỏi khoảng 3 đến 5 tiếng đồng hồ.
Quỳnh Như: Cảm nghĩ của ông lúc nghe tin nhắn của Thor báo là bị công an bắt và đánh đập.
Kristopher Anderson: Tôi cảm thấy rất lo sợ họ sẽ phát hiện đoạn băng chúng tôi mới thu, nhưng may là họ không phát hiện được.
Chúng tôi đã biết trước rằng phía bên kia đường của Thanh Minh Thiền viện, nơi Hòa thượng Thích Quảng Độ đang bị quản thúc, lúc nào cảnh sát cũng có mặt vì thiền viện này nằm trong sự kiểm soát 24/24.    
Kristopher Anderson

Quỳnh Như: Cảm nghĩ của ông về Việt Nam qua chuyến đi này?
Kristopher Anderson: Đối với cả tôi và Thor, đây là lần đầu tiên chúng tôi đến Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang mở cửa làm ăn với thế giới như Trung quốc. Những khu vực ở trung tâm thành phố dành cho du khách nước ngòai hoặc các doanh nhân đến làm ăn nhộp nhịp, sạch sẽ là một sự hào nhoáng giả tạo, nhưng khi bạn đi ra khỏi khu vực ấy vài khu phố thì sẽ được trông thấy những hình ảnh thực của Việt Nam.
Có những cái tương phản rất kỳ quái như những hình ảnh quảng cáo về du lịch, khách du lịch đi tham quan khu địa đạo Củ chi, những khu phố bán hàng lưu niệm cho khách nước ngòai tấp nập các khách du lịch phương Tây, châu Âu, nhưng khi bước qua bên kia đường thì rõ ràng cuộc sống thực của những cư dân hiện lên như ở một thế giới khác, và sự có mặt của cảnh sát hầu như mọi lúc, mọi nơi.    
Quỳnh Như: Cám ơn ông đã chia sẻ những suy nghĩ.