Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

LIEN THE HE

1. Phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?
From:  huy nguyen* Loan Phan
Ngày nhỏ, tôi cho rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế. Có rất nhiều người bị điếc trên thế giới này, con ạ. Nhưng con cứ tiếp tục suy nghĩ về câu đố, sau này mẹ sẽ hỏi lại con”.

Vài năm sau, tôi lại cho rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế mắt chính là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn rất nhiều người bị mù”.Đã bao lần và lần nào cũng vậy, mẹ đều trả lời tôi: “Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ”.
Rồi năm ngoái, ông nội tôi mất. Mọi người đều khóc vì thương tiếc ông. Ba tôi cũng khóc. Đây là lần thứ hai tôi thấy ba khóc. Khi đến lượt tôi và mẹ đến cạnh ông để nói lời vĩnh biệt, mẹ nhìn tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”. Tôi rất ngạc nhiên khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi luôn nghĩ đó chỉ đơn giản là một trò chơi giữa hai mẹ con. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ nói: “Con yêu ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai”. Tôi hỏi: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?”. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều  bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào”  Từ đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người đó là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
                                                   *****
2. THƯ CHO CON,
From: Sung Truong
Con yêu dấu, khi cha mẹ đã già.
Cha mẹ không còn tươi như hoa.
Mà nhăn nhó, mặt cau, mắt ướt.
Con sẽ thấy không còn vui như trước.
Nhưng cũng đừng cau có lại mẹ cha.
Vì khi xưa, con khóc óe vang nhà.
Mẹ cha vẫn vui tươi như hội.

Nếu cha mẹ, tay run không cầm nổi.
Một tô cơm mà đánh đổ ra nhà.
Con cũng đừng gắt mắng cha mẹ già.
Vì lúc bé, con vẫn thường rơi vãi.
Mẹ cha vẫn phải khom lưng nhặt lại.
Từng miếng cơm, chút thịt con làm văng.
Mẹ vừa cười vừa nhìn con lăng xăng.
Nghe con “xin lỗi” mà ấm lòng như Tết.

Nếu cha mẹ có nói nhiều, phát mệt.
Nói những câu lảm nhảm, không đầu đuôi.
Con hãy nhớ năm xưa, nằm trong nôi.
Mẹ kể mãi một chuyện xưa cổ tích.
Cha cũng vậy, những khi con không thích,
Lên giường nằm để ngủ giấc triền miên.
Cha kể đi kể lại chuyện ông Tiên.
Chuyện Tướng Cướp, Thạch Sanh, nhiều chuyện bịa.

Nếu cha mẹ rồi ít năng tắm rửa.
Con cũng đừng bịt mũi, dang xa.
Bởi khi xưa, mẹ phải gọi cả nhà.
Mới tắm được cho con một lát.
Con nghịch chơi, người dính đầy bụi cát.
Mực lấm lem, tay chân bẩn như ma.
Mẹ mới dội nước, con đã khóc la.
Không chịu tắm, không chịu vào bồn rửa.
Cha phải dỗ con hoài, con mới sửa.
Mãi lớn khôn, mới đi tắm một mình.
Nếu mẹ cha rồi không hiểu văn minh.
Máy móc mới đủ hình đủ kiểu.
Cũng đừng cười chê ông bà già hủ lậu.
Mà nên giảng cho cha mẹ cách dùng.
Vì năm con một, hai tuổi, cái gì cũng lạ lùng.
Cha mẹ phải cầm tay con, chỉ dẫn.
Rồi lớn lên, cha dậy con cẩn thận.
Đừng nghịch máy này, đừng đụng đến vật kia.
Cha giảng cho con từng chút, từng ly.
Cách mở radio, bật đèn, mở bếp, vặn tivi.
Con đã nở những nụ cười hạnh phúc.

Nếu mẹ cha mà nhớ, quên tùy lúc.
Đừng cằn nhằn cha mẹ ngu khờ.
Biết bao lần con quên sách vở ở nhà.
Cha phải chạy như bay về nhà lấy.
Điều quan trọng là cha mẹ cần được thấy.
Dáng hình con quanh quẩn đâu đây.
Ngửi hơi con mà trong mắt cay cay.
Con còn đó, tim cha đầy máu nóng.

Nếu mẹ cha quá già không muốn sống.
Con hãy hiểu cho rồi tới lúc con cũng già.
Sẽ tới hồi cuộc sống như trôi qua.
Ý sống hết, mà chỉ còn tồn tại.
Một cái cây khô, một cánh hoa vương vãi.
Một bộ xương có hiểu biết vật vờ.
Những kỷ niệm xưa đầy ắp, chan hòa.
Trong ánh mắt, trong dấu tay run rẩy.
Hơi thở ngập ngừng, âm thanh lẩy bẩy.

Không còn ham vui, chỉ còn chút tình yêu.
Tình yêu con, yêu cháu thật nhiều.
Óc chỉ thấy tên con và dáng dấp.
Tim chỉ chứa hình con tấp nập.
Dấu chân xưa chạy nhẩy tung tăng.
Từng nốt muỗi đau, từng cơn nhức trong răng.
Từng cơn sốt, mọc răng, đổi da, đổi thịt.
Mẹ cha đã từng bao đêm quên mệt.
Ngồi bên con, nghe hơi thở đều hòa.
Dù cho con khó chịu, khóc la.
Cha mẹ vẫn dấu yêu con trên hết.
Và, bây giờ, khi tới gần cõi chết.
Hành trang mang đi vẫn chỉ bóng hình con.
Có chút hơi tàn, cha mẹ muốn trối trăng:
Mong Con hạnh phúc, con sướng vui bất tận.

Thôi, vài hàng, gửi con,
---
3.TRANH CHẤP GIỮA HAI THẾ HỆ :
                   ĐẤM NGỰC
Bác sĩ Trần minh Tùng          Ý Dân số 225
Một ông bạn già chúng tôi,sau khi kiểm qua một vòng các bạn cùng lứa, ngao ngán kết luận;"Không có một ai khi già là không đụng chạm với lại con cái; phần lớn phải sống cô đơn, lạnh lẽo ,vì không thể sống được với con." Ông bạn có lẽ bi quan thái quá vì trong cộng đồng không thiếu gì gương tương đồng hoà thuận, nhưng nếu tránh đùng phổ bát quá độ thì cái nhận xét của ông phản ảnh phần nào thực tê phũ phàng :trong cộng đồng ta quà thật đang có nhưữg cuộc tranh chấp giữa hai thế hệ già trẻ, nhiều khi đi đến đổ vỡ, khó sao hàn gắn.Hiện tượng càng đáng chú ý hơn nữa nếu nhớ người mình thường hay được tiếng khen tặng là rất gắn bó gia đình, hiếu thảo trung kiên.Đến nay, tuy không đổi hằn nhưng mà tình trạng đã khác,lục đục xảy đến thường hơn, rất nhiều ông già bà cả tuy vẫn vương vấn gia đình con cháu nhưng vẫn dọn ra sống riêng một mình.Rạn nứt lắm khi không công khai hoaánhưng nếu có dịp bày tỏ tâm sự như trong khung cảnh của các hội già thì có nhiều củ đã rưng nước mắtthú nhận cảnh huống quạnh hiu của mình.Thường nhứt đa số nói rằng các con đã đổi và thành lạnh nhạt, cứng đầu ,không cnò hiếu thảo, biết điều như xưa.Cụ thể là khó làm sao nhờ vả ,và không nói được như xưa.Không sao biết chắc tệ trạng vừa nói phổ quát mực nào vì ít ai làm điều tra thống kê về các gia đình Việt nam.Vả lại các mối than phiền không rõ và không có gì cụ thể.Nhưng nếu đã có than phiền tức có nhận thức về một cái gì bất ổn ở trong gia đình,tức có sự gì đã không vừa ý,có mầm uất ức không thể bỏ qua nếu ta muốn tránh tai hoạ về sau.   
Tức nhiên ai cũng muốn biết rõ nguyên do và mong từ đoa ngăn ngừa sửa chữa.Và theo thói thường, xu hướng tự nhiên là sẽ đổ lỗi cho người: tại đám trẻ con khó dạy hay là chóng đổi,hay tại bối cảnh quyến rũ ,hay vì Âu-Mỹ suy đồi...Cách chung,ta tìm thủ phạm ở khắp mọi nơi còn không nhận lỗi ờ tại chính mình. Hôm nay xin đổi khác hơn và thử bắt đầu cách thành khẩn hơn,xét tội chính ta,đấm ngực của mình thay vì sám hối trên ngực của người:có tại người lớn phần nào trong việc đổ vỡ giữa hai thế hệ hay không?
Nhận xét đầu tiên về các duyên cớ khiến ta thất vọng là về một chuyện cụ thể : có thể tại ta cần nhiều, đòi hỏi nhiều, đòi hỏi quá lớn hay chăng nên mới khó sao trả lời thỏa đáng ? Chuyện nếu có thì cũng tự nhiên, gần như có thể nói trước : khi minh thêm tuổi thì thêm nhu cầu nhưng bớt phương tiện,nên phải mong nhờ nơi con ,mong được phụng dưỡng săn sóc ân cần và chu đáo hơn. Thực tế thì chúng khó làm sao cho thật vừa lòng cho nên mới có ấn tượng người già coi như mnìh bị ruồng bỏ, con cái không làm bổn phận.
Niềm uất hận ấy lại càng ray rức hơn nữa khi cộng vào đó có niềm mong ước chủ quan, cảm nghĩ  tâm lý cho rằng con cháu phải có bổn phận phụng dưỡng lo cho cha mẹ lúc già . Suy nghĩ thế ấy rất là thông tường,gần như phải có nơi người cha mẹ Việt Nam: người  Việt dù bỏ quê hương nhưng ít khi nào khước từ lòng tin vào niềm hiếu đễ của con.Họ vẫn  một dạ giữ nguyễn hình ảnh bài dạy luân lý của Quốc văn Giáo khoa thư: con cái thờ lạymẹ cha không cần thắc mắc nghĩ suy.Thành ra không biết đứa con thật sự ra sao,người già di cư vẫn cứ vẫn luôn mong chờ vào con, tin rằng chùng rồi sẽ đáp đền công lao khó nhọc của kẻ sinh thành. Và nhứt là họ đã quên thực tế phũ phàng, không nhớ là các con họ nay đã đổi thay,theo với năm tháng  ở tại xứ người , cùng với hoàn cảnh, môi sinh, và không còn theo khuôn mẫu cũ xưa.Có thể vài điểm cổ kính vẫn còn vấn vương va chưa biến hẳn, nhưng điều chắc chắn là con người di cư trẻ không sao còn giống ngày trước: khó sao người trẻ sống trong xã hội tân kỳ rồi sẽ hoàn toàn quên mình,hoặc sẽ phục tùng ,tiêu cực ,dễ sai, vị kỷ như cha mẹ nghĩ.
Và cũng là cách chối bỏ thực trạng khi không biết đến giới hạn ngoại cảnh và những ràng buộc của một cuộc sống sô bồ, chụp giựt trong một xã hội tân tiến.Giới hạn nơi  đây thuộc về không gian, thời giờ, cuộc sống vật thể của con người ,vì con còn phải sống riêng đời sống riêng tư, phải lo chạy bận cho chính thân mình trong khi vẫn phải lo cho ông bà cha mẹ. Cha mẹ mong cần  phụng dưỡng nhưng không quên rằng mình sẽ phải làm phiền  đến con , bắt chúng phải nhín thì giờ, phải dùng công sức lấy trong cuộc sống vốn đã chật vật, quá đầy cam khổ.
Cái quên lớn nhứt là quên không nghĩ rằng các con cháu cũng có quyền riêng không cứ luôn luôn phải chịu lấn áp,hay luôn luôn phải nhường bước, chịu thua các điều cha mẹ xướng ra hay là đòi hỏi.Giao dịch giữa đấng sanh thành: mẹ cha  với lại con cái là cuộc đối đáp không ngừng và hằng thay đổi,muc tiêu là định vị thế hai bên trên trục quyền uy-l ệthuộc:khi nhỏ thì chịu thuộc quyền, lớn lên thì sẽ thoát ly dần dần. Bên nhà, cha mẹ luôn luôn lấn lướt..Sau khi đến bờ càc nước tưựdo,ngay trong các gia tộc truyền thống nhứt, mẫu mực phương trình cũng đổi: con cái tư do hơn nhiều ,sớm hơn và dưới nhiều hình thức.. Tựu trung con trẻ các xứ Âu Tây được quyền đòi hỏi người ta kính trọng cá nhaâ của mình -dù tuổi là bao- và chúng có quyền riêng,ít nhất không thệ bị áp bức. Thí dụ cụ thể là chúng có được phần nào khả năng tư mình có riêng ý kiến chủ quan,có quyền phát biểu và được cha mẹ hỏi ý.Tất nhiên việc ấy chỉ thường đặt ra khi con đãlớn, có thể phát biểu ý kiến riêng tư.Nhưng tại các, nguyên tắc cnũg được đem dùng cho các trẻ thơ được quyền góp ý vào càc việc gia đình và nhứt là về các quyết đinh về đời sống cá nhân. Trong các gia đình Đông Phương, lắm khi sự việc như th ếrất là giới hạn ,hiếm ít: bọn trẻ phải im, nghe lời người lớn ,và khi làm con .dù đã lớn khôn đến ba,bốn chục tuổi đầu, luôn vẫn là thua và không có ý kiến riêng tư ngay trong những chuyện hệ trọng đời mình,như khi chọn nghề hay là kết hôn..Chúng ta hiện đang ở thiên niên kỷ thứ ba và sống tại một nước tân tiến nhưng có đôi người còn quan điểm xa xưa lỗi thời, khó làm con cháu phục tùng. Xung dột do đó xảy ra khi ta cưứg rắn, trở thành bất công vì chỉ muốntheo ý ta va như gác bỏ tư quyền cũa con.
Cách biệt giữa ta và các con ta không những xảy ra nhơn dip chuyện lớn quan hệ rõ ràng như khi lấy vợ gả chồng ma ngay trong chuyện vặt vãnh hằng ngày nhưng có ý nghiã sâu xa với lai em nhở.Th ídụ là các ước vọng đời sống riêng tư( privacy)của chúng. Đây là một điều cụ thể biểu dương cho quyền tự do cá nhân và sự kính trọng mà ta cần có đối với trẻ con. Ở nơi càc xứ Tây  phương,con rẻ phải cò phòng riêng hay là chỗ riêng mà chúng có quyền ( tương đối)sắp xếp theo ý muốn, cũng như có quyền viết thư, nhựt ký và giữ cho chníh mình, và nếu có ai cần biết thì phải hởi và dược sự chấp thunậ của nó chớ không được cưỡng ếp, xét hỏi.Cha mẹ luôn có trọng trách kiểm tra, gìn giữ an ninh và phòng tránh tai nan sảy ra cho cac con em khi chuúg còn non nớt nên phải trông chừng va đôi khi làm nhiệm vụ cảnh sát hay cai tù: cái khó là phải biết giữ lề, vừa nể tự do ,vừa lo chu toàn phận sự kiềm soát. Nhưng cũn dĩ nhiên là dễ xảy ra nhiều điều thất ý khi ta bất đồng  ýkiến với con: ta muốn một đằng và cho là phải hoặc có lợi cho con, con muốn một ngả và nghĩ là ta va phạm tư quyền của nó.
Sau cùng ,còn một điểm nhỏ mà các phụ huynh ng7ời Việt thường hay quên khuấy tong khi con trẻ chú tâm vô cùng. Nên nhớ xứ nầy là nơi khuyến khích phơi bày tình cảm (Let it all hang out).Mọi người (kể cả con trẻ) đều trông đợi người khác biểu lộ chân tình một cách rõ ràng , cụ thể.Nếu giận thì phải nói ra, đập bàn, đánh nhau, còn nếu trìu mến thì có cử chỉ thân tình: hun hít, vuốt ve và nói ra lời .Còn trong khi ấy thì người Á Châu kín đáo ,thương ghét gì cũng nụ cười,ngưiờ đứng bên ngoài khó sao dò xét.Con trẻ di cư, sanh lớn tại đây, thấm nhuần triết lý thái độ của người Tây phương nên mong nơi người lớn, ông bà, cha mẹ , sẽ có cử chỉ  lời nói bộc lộ thân tình dành cho chùng nó.Nhưng trong khi ấy, người mình quen thói trầm ngâm ít nói nên chúng thất vọng,nghĩ là cha ông lạnh nhạt,không ngờ đến các cảm tình dạt dào chôn dấu quá sâu.
                                                 *****
Xét riêng từng trường hợp một thì sẽ phát giác nguyên do,lỗi lầm thường thường là cả hai bên.Người ngoài- chuyên viên tâm trí hay là nhân viên xã hội, gia đình -thường dễ khách quan nên thấy rõ hơn các người trong cuộc. Đôi khi nhờ họ nên mới tìm ra điểm lỗi rõ ràng- hoặc bên đứa nhỏ : đã vì bạn xấu hay vì xì ke ,ma túy - hoặc tại gia đình đã quá khắc khe  hay là dễ dãi quá đáng hay thiếu chăm sóc. Tuy nhiên da s ốgia đình không đến đổ vỡ rõ ràng nhưng không thuận hòa và thiuế ấm êm.Trục trặc không đi đến chỗ có tội chính danh.Sự việc nếu có xảy ra la do vài chỗ sai lầm tế nhị trong các địa hạt  vừa mới trình bày. Phòng ngừa không coògì khó nếu có quyết tâm xét mình và xét quanh mình,nhìn xem sự việc một cách chân thành ,khách  quan chấp nhận quan điểm khác ý niệm của mình. Nói tóm, chúng ta cần phải mở rông tầm mắt, từ đó mới mong tiếp nhận sự thật chua cay là chính chúng ta coể lắm khi thiếu sót không tròn tràch nhiêm./.