Hai bài báo:
1/ Nhà đầu tư lo ngại tiền đồng mất giá (Người cao tuồi)
2/ Tiền đồng đang có vấn đề nghiêm trọng ( BBC)
1. Nhà đầu tư lo ngại tiền đồng mất giá |
Nguoi cao tuoi Thứ Sáu, 10/12/2010 |
Tiền đồng mất giá, lạm phát cao, cơ sở hạ tầng chậm cải thiện... là những lo ngại mà các nhà đầu tư nêu lên tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, đầu tháng 12, tại Hà Nội... Mặc dù vậy, các nhà đầu tư cũng lạc quan rằng, lĩnh vực có mức độ cải thiện nhất so với năm ngoái chính là cải cách và đơn giản hoá các thủ tục hành chính... |
|
Lo ngại bất ổn vĩ mô |
Tại diễn đàn, cộng đồng các nhà đầu tư bày tỏ sự lo ngại sâu sắc nhất tới tình trạng bất ổn của kinh tế vĩ mô. Theo Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ (AmCham) Han-cơ Tôm-lin-sơn, thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua phần lớn được dựa vào kì vọng về một nền kinh tế chính trị ổn định. Tuy nhiên, cách tiếp cận của cơ quan chức năng đối với một số chính sách kinh tế, tiền tệ đã gây ra các vấn đề về tín nhiệm và lòng tin. Kì vọng của nhà đầu tư về giá trị tiền đồng liên tục bị mất giá. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng mà còn gây hệ lụy với các doanh nghiệp.
Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu (EuroCham) A-la-in Ca-ni cho rằng, việc tiền đồng giảm giá sẽ có tác động tiêu cực tới thu nhập của các nhà sản xuất, gây tổn hại tới sức hấp dẫn của thị trường. Tình trạng lạm phát ngày một tăng là một tác nhân gây áp lực lên tỉ giá. Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, củng cố niềm tin của người dân vào tiền đồng. Cơ quan chức năng nên đưa ra các chính sách rõ ràng, ổn định hơn, tăng cường lòng tin vào việc quản lí kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
|
Diễn đàn các nhà tài trợ cho Việt Nam. Ảnh: IT |
Một quan ngại khác là cơ sở hạ tầng của Việt Nam (cả hạ tầng vật chất và lao động, cơ sở pháp lí). Theo AmCham, vấn đề hạ tầng vật chất (phần cứng) của Việt Nam đã được các hiệp hội doanh nghiệp đề cập đến trong 5 năm qua. Tuy nhiên, AmCham cho rằng, vẫn còn nhiều chậm trễ trong quá trình cải thiện. Phía Eurocham thì khẳng định Việt Nam cần ít nhất 70-80 tỉ USD để đầu tư cho đường bộ, đường sắt và cảng biển trong vòng 5-10 năm tới. Lượng vốn và khối lượng công việc này cần được Chính phủ chia sẻ nhiều hơn nữa cho khu vực tư nhân, thông qua mô hình hợp tác công tư (PPP). Đối với hạ tầng "mềm", Giám đốc khu vực của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) Xi-mông Ang-đrây cho biết, 50% trong số doanh nghiệp không muốn mở rộng kinh doanh là do trình độ nhân lực. Các tổ chức quốc tế khẳng định, Việt Nam không thể chiến thắng trong cuộc chơi toàn cầu hóa nếu chỉ dựa trên yếu tố nhân công giá rẻ. Phòng thương mại Ô-xtrây-lia (AusCham) cho biết các doanh nghiệp nước này sẵn sàng tham gia tích cực hơn nữa vào chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định cho phép tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế…
Tiến bộ trong cải cách thủ tục hành chính
Có 74,43% doanh nghiệp trong nước (trong khi chỉ có 36,36% doanh nghiệp nước ngoài) cho rằng lĩnh vực này gần đây có cải thiện.
Theo Chủ tịch EuroCham, những kết quả về cải cách hành chính của Việt Nam là ấn tượng, nhưng còn nhiều thách thức lớn ở phía trước. Trong khi Đề án 30 vẫn đang thực hiện thì một số thủ tục hành chính khác lại được "đẻ" thêm ra như Thông tư 24/2010 của Bộ Công Thương về cấp phép nhập khẩu tự động, yêu cầu các nhà nhập khẩu khi nhập hàng với số lượng lớn phải đăng kí nhập khẩu tự động từ hải quan. Việc xin và cấp giấy phép tự động đều được thực hiện thông qua đường bưu điện, mất khoảng 10 ngày làm việc, gấp 3 thời gian trung bình. Việc xin cấp phép lại là bắt buộc nếu có bất kì thay đổi nào liên quan đến đơn hàng giống nhau... Ông A-la-in Ca-in cũng cho hay các nhà đầu tư đã phải đợi từ 5 đến 6 tháng để có được một giấy phép đầu tư tại Việt Nam trong khi các nước khác trong khu vực chỉ mất có 5 hoặc 6 tuần… Khánh Linh |
*****
2. Tiền đồng 'đang có vấn đề rất nghiêm trọng'
bbc Ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley nói đồng tiền Việt Nam ‘có vấn đề rất nghiêm trọng’ trong bối cảnh kinh tế yếu và mậu dịch bị thâm hụt, báo tài chính Mỹ Bloomberg đưa tin ngày 9/12.
Thực trạng cán cân thanh toán xấu đi, nền kinh tế yếu và thâm hụt mậu dịch đang tạo "sức ép lớn đáng kể " đối với tiền đồng, Stewart Newnham, chuyên viên nghiên cứu chiến lược tiền tệ tại Morgan Stanley nói tại một hội nghị ở Tp HCM.
Kể từ hồi tháng Năm 2008, thời điểm ông Newnham nói đồng tiền Việt Nam theo gót chân “khủng hoảng tiền tệ” như Thái Lan (1997), tiền đồng đã mất giá 17% so với đôla Mỹ.
Nếu nguồn tài chính không đủ để trang trải cho nhập khẩu thì ai sẽ bù đắp vào chỗ thiếu hụt này?
Stewart Newnham, Morgan Stanley
Tiền đồng bị mất giá 5.2% vào năm nay theo số liệu của Bloomberg.
Tỷ giá tiền đồng so với đôla Mỹ “quá nhiều khả năng” tiến tới 23.000 đồng/đô la trong năm 2011, ông Newnham nói.
"Kể từ năm 2008, tiền đồng đã bị rơi vào vùng nguy hiểm vì kinh tế tăng trưởng kém và vẫn bị thâm hụt mậu dịch", ông Newnham nói thêm.
Thâm hụt mậu dịch
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tiền đồng 2% (18.932 VND /USD) vào ngày 18 tháng Tám là lần phá giá thứ ba kể từ tháng 11 năm ngoái.
Đây là động thái trong lúc có quan ngại việc gia tăng nhập khẩu sẽ tạo nguy cơ rằng Việt Nam sẽ thiếu tiền để bù đắp thâm hụt mậu dịch.
Vào tháng 11 mức thâm hụt mậu dịch tăng 16% (ở mức 1.25 tỷ đôla) so với mức 1.08 tỷ đôla hồi tháng Mười, theo số liệu sơ bộ Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra vào ngày 25 tháng 11.
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Tức là mức thâm hụt mậu dịch tổng cộng trong 11 tháng (tính tới tháng 11) là 10.66 tỷ đôla.
"Nếu nguồn tài chính không đủ để trang trải cho nhập khẩu thì ai sẽ bù đắp vào chỗ thiếu hụt này?" ông Newnham hỏi.
"Câu trả lời là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam." ông tự trả lời.
Trong tuần này Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam ở mức "thấp".
IMF cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối tháng Chín ở mức chỉ đủ trang trải cho 1,8 tháng nhập khẩu.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói rằng "số ngoại tệ Việt Nam có trong dân thì không phải là ít, nhưng ngoại tệ có trong thanh khoản của các ngân hàng thì rất hạn chế".
"Đó là lý do khiến khó có thể can thiệp đối với những khó khăn về tỷ giá vào lúc này".
Chính phủ có hứa là sẽ không điều chỉnh tỷ giá cho tới sau Đại Hội Đảng, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh hay không và nếu điều chỉnh thì sẽ điều chỉnh như thế nào",
"Điều quan trọng là phải có định hướng rõ rệt để các nhà đầu tư và người dân có thể lường trước được. Bởi nếu chính sách không rõ ràng thì người dân do dự và họ sẽ có cách tự bảo vệ bằng việc mua vàng hay đôla", ông Doanh nói.