Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Hảy giữ thông tin cá nhân cẩn thận

From:NgkBao
Du học sinh Việt Nam dính líu vào vụ trộm danh tính, gian lận credit card và rửa tiền lên đến bạc triệu
Nguyễn Dương, viết theo báo Star Tribune, Jan 03, 2011
Hãy giữ thông tin cá nhân cẩn thận khi dùng thẻ để thanh toán (Ảnh chỉ mang tính minh họa). Photo courtesy: Internet
(Ảnh chỉ mang tính minh họa). Photo courtesy: Internet
Cali Today News – Trong bản tin “Cyber crime trail leads to Winona State students” của Dan Browning trên tờ Star Tribune ra ngày 1 tháng 1, 2011, có nói đến chuyện các du sinh Việt Nam dính líu vào tội ác ăn cắp các hồ sơ cá nhân để ăn cắp tiền credit card lên đến hàng triệu Mỹ kim, và vụ này có dính líu đến các tổ chức bí mật từ Việt Nam.
Theo bài báo này, cuộc điều tra của Bộ An Ninh Nội An của Hoa Kỳ đã tiến hành một chiến dịch điều tra mang tên Operation eMule và kết quả là liên quan đến 2 sinh viên Việt Nam mới 22 tuổi đang du học tại trường Winona của tiểu bang Minesota. Hai sinh viên này có tên là Tram Vo và Khoi Van, đến Mỹ du học bằng Visa F1. Với visa này, sinh viên du học chỉ được phép lao động có trả lương trong trường đại học và không được phép đi làm bên ngoài.

Những sinh viên du học này bị tình nghi là có liên quan đến một tổ chức tội phạm trên mạng rất quy mô và có cơ sở tại Việt Nam. Tổ chức này đã ăn cắp hồ sơ cá nhân của rất nhiều người Mỹ, và lạm dụng những hồ sơ cá nhân này để mua hàng và lừa đảo lên đến hàng triệu Mỹ kim.
Ông Jason Calhoun, một chuyên viên điều tra gian lận của công ty Rosetta Stone đang hợp tác với các trinh sát điều tra liên bang về vụ này cho biết là “Đây là một vụ gian lận lớn”!
Theo các tài liệu của hồ sơ tòa án liên bang và ông Jason Calhiun nói trên thì có nhiều công ty lớn bị dính vào vụ lừa đảo này, trong đó có eBay, PayPal, Amazon, Apple, Dell và Verizon Wireless,…
Theo các giới chức điều tra, thì vụ gian lận này thực hiện qua việc ăn cắp những hồ sơ tên tuổi cá nhân, rồi dùng những hồ sơ dữ liệu cá nhân đó, để mở các trương mục ở các công ty eBay, PayPal và US Banks. Rồi qua những trương mục này, các tay gian lận đã bán những món hàng rất đắc tiền và nổi tiếng với giá thật rẻ. Người bán các món hàng này dùng những trương mục ngân hàng đã ăn cắp, rồi mua hàng hóa bán lại. Và khi mà các nạn nhân bị ăn cắp hồ sơ cá nhân phát hiện thì họ lại từ chối, phản đối các khoản tiền phải trả vì họ không hề mua các món hàng nói trên.
Theo sự tiết lộ của thẩm phán tòa án liên bang tại St. Paul vào ngày 29 tháng 12, 2010 thì hai sinh viên du học từ Việt Nam nói trên đã kiểm soát hơn 180 trương mục mở tại công ty eBay và hơn 360 trương mục khác từ công ty PayPal. Những trương mục này được mở từ các hồ sơ dữ liệu cá nhân bị đánh cắp.
Bà Susan Higginbotham, 49 tuổi, ở thành phố Bemidji, là một trong những nạn nhân của vụ ăn cắp hồ sơ dữ liệu cá nhân nói trên. Bà ta phát hiện ra ai đó đã ăn cắp hồ sơ cá nhân của bà vào tháng 1 năm rồi, khi mà bà ta bắt đầu nhận được thư từ các nhà băng, khi họ chào mừng bà ta trở thành những khách hàng mới của họ. Bà nói thêm vào hôm thứ sáu vừa qua là “Thỉnh thoảng có tới 7 hay 8 lá thư chúc mừng như thế trong một ngày. Và điều này xảy ra trong một số ngày. Sau đó, bà lại nhận những hóa đơn từ những vụ mua bán từ eBay mà bà không hay biết.
Bà Higginbotham là một cô giáo dạy chương trình đặt biệt ở Minnesota, đã phải nhờ công ty pháp lý mang tên là Identity Theft Shield (phòng chống ăn trộm hồ sơ cá nhân) giúp lo cho vấn đề này và bà ta nhận xét là “họ đã làm việc thật tuyệt vời.”
Theo bản báo cáo của ông Daniel Schwarz, một chuyên viên điều tra của Sở điều tra của Bộ An Ninh Nội An Hoa Kỳ, thì các điều tra viên phát hiện là hai sinh viên du học từ Việt Nam nói trên đã “ăn cắp” được 1.25 triệu Mỹ kim và phần lớn đã chuyển qua các trương mục ở Việt Nam hay Canada. Ông Daniel Schwarz đang điều tra vụ án này với Trung tâm quốc gia chống Tội ác trên mạng (mang tên là C3) tại Hoa Thịnh Đốn và trung tâm này là một bộ phận của cơ quan U.S. Immigration and Customs Enforcement.
Việc điều tra vẫn đang tiếp tục.
Theo bài báo nói trên, chiến dịch Operation eMule chính thức bắt đầu từ tháng 9, 2009 nhằm điều tra những tổ chức tội ác có nguồn gốc tại Việt Nam, mà các tổ chức này nhắm vào các hoạt động mua bán online và các dịch vụ chuyển phát thơ khẩn cấp. Theo các giới điều tra, các tổ chức tội ác này đã đóng góp hàng trăm triệu Mỹ kim vào nền kinh tế bí mật, phi pháp (underground economy) tại Việt Nam.
Cũng theo bài báo này các tổ chức tội ác nói trên liên quan đến một “mạng lưới tinh vi” của các chuyên viên gồm các chuyên viên xâm nhập máy điện toán (hackers), các nơi mua bán các dữ liệu cá nhân bị trộm cắp và các thông tin tài chánh,… Và những thành viên của các tổ chức này thông tin nhau qua một website có hệ thống an ninh khi truy cập, và chỉ có các thành viên mới có thể truy cập mà thôi.
Theo các nhà điều tra, các tổ chức và cá nhân gian lận nói trên thật sự không có hàng hóa gì cả. Họ rao bán các mặt hàng nổi tiếng như software, video games, sách giáo khoa và Apple iTunes... trên eBay với giá thật rẻ. Khi có khách hàng mua các mặt hàng nói trên với giá rẻ qua eBay và sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền, thì các tay gian lận này thu tiền từ khách hàng, và dùng những thẻ tín dụng gian lận qua ăn cắp hồ sơ tín dụng để đặt hàng từ các công ty chính thức với giá đúng của nó (thường cao hơn giá bán ra), và yêu cầu các công ty chuyển hàng đến người mua. Và hậu quả là các nạn nhân bị ăn cắp hồ hơ cá nhân để làm thẻ tín dụng, như bà Higginbotham, lại bị nhận hóa đơn trả tiền những món hàng mà họ không hề mua và cũng không hề nhận hàng. Sau khi những nạn nhân khiếu nại, thì ngân hàng sẽ đưa ra “lệnh” mà chúng ta gọi là “chargeback” (thu tiền lại) từ các công ty bán hàng.
Các tên lừa này chuyển tiền thu được qua gian lận vào các trương mục khác nhau của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, rồi sau đó chuyển tiền đến những trương mục mà không thể thu lại được.
Theo chuyên viên điều tra Calhoun nói trên, thì “các tội phạm ở ngoại quốc này thường cảm thấy như rằng họ không thể nào bị đụng đến, hay bắt giữ được.”
Chiến dịch Operation eMule đã hoạt động hiệu quả khi xâm nhập được vào một số diễn đàn tội ác bí mật và đã xác định được những hệ thống điều hành tội ác online đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.
Theo báo cáo, thì các tổ chức này chuyên dựa rất nhiều vào những sinh viên du học/hay học sinh trong các chương trình trao đổi học sinh thế giới để hoạt động như những “con lừa chuyển tiền” (money mules).
Paypal cho biết là cô Võ có 24 trương mục eBay và ít nhất có đến 56 trương mục được mở qua tên tuổi của những hồ sơ cá nhân bị đánh cắp. Khoảng 247 ngàn Mỹ kim đã được chuyển vào những trương mục này. Cô ta cũng dùng các hồ sơ cá nhân bị trộm để mở ít nhất 26 trương mục tại các nhà băng Wells Fargo, Capital One, Eastwood và HSBC,… Khoản tiền được chuyển vào các trương mục này là 352,676 Mỹ kim, và phần lớn số tiền này (200 ngàn) đã được chuyển về Việt Nam hay qua Canada.
Các nhà điều tra còn xác nhận du sinh Van, một sinh viên vừa đoạt giải thưởng xuất sắc về sinh hoá tại đại học Winona đã mở 157 trương mục eBay và 310 trương mục PayPal, theo các hồ sơ cá nhân bị đánh cắp.
Điều tra cho biết trên 1 triệu Mỹ kim đã được chuyển qua các trương mục này. Tài liệu điều tra cho biết ông Van đã mở 6 trương mục tại các ngân hàng Wells Fargo và Eastwood. Số tiền deposit vào các trương mục này lên đến 524 ngàn Mỹ kim và 480,020 Mỹ kim đã được chuyển về Việt Nam.
Theo giáo sư hóa học của trường Winona, là Thomas Nalli, thì “Tôi không biết khi nào anh ta lại có thì giờ để làm những chuyện như thế. Tôi hy vọng không có chuyện nào như thế là thật.”
Tuy vậy, chính quyền thì cho biêát rằng họ có lý do để quy Vo và Van vào những tội gian lận, trộm dữ liệu cá nhân và rửa tiền nói trên.
Nguyễn Dương, viết theo báo Star Tribune