Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

PHAN MEM CHONG KIEM DUYET O TQ

Người dân Trung quốc đại lục chế tạo phần mềm mới, chống kiểm duyệt
Tác giả: Epoch Times Staff (Dai Ky Nguyen)
Chủ nhật, 28 Tháng 3 2010 11:21

Tấm bình phong gỗ vẽ một cảnh trong Tây Sương ký (Wikipedia)


Phần mềm chống kiểm duyệt đầu tiên chế tạo từ bên trong Trung quốc, gọi là dự án Tây Sương, mới đây đã được đem dùng trên trực tuyến để phá thủng những dụng cụ kiểm soát các mạng lưới điện tử Internet do chế độ Trung Cộng bảo trợ, như là Tường lửa lớn (Great Firewall, gọi tắt là GFW)
Cố gắng đạt được tự do truy cập tin tức trên mạng Internet, một nhóm chuyên gia ẩn danh về máy điện toán đã bắt đầu dự án Tây Sương từ tháng 7 năm 2008, theo tin từ Blog Bình luận Kỹ thuật GFW. Những chuyên gia này đã đóng góp rất nhiều công sức để chống lại Tường lửa lớn GFW và đã đưa ra những sản phẩm này cho công chúng, theo tin của blog, vào ngày 10 tháng 3, 2010.

Các hồ sơ kỹ thuật nói rằng phần mềm của họ giúp người sử dụng vượt qua Tường lửa GFW một cách dễ dàng để vào thẳng những mạng lưới đã bị ngăn chặn như Youtube và Twitter.
Những người phát triển đặt tên cho dự án là thể theo câu chuyện tình nổi tiếng thế kỷ thứ 13 “Tây Sương Ký” (chuyện tình dưới Mái Tây) nói về một nho sinh trẻ tuổi tên Trương Quân Thụy đã leo rào để lén gặp người yêu của chàng là Thôi Oanh Oanh.
Sau khi khảo sát phần mềm này, Dong Xiaoxing, một chuyên gia về hệ thống điện toán, đã nói với đài phát thanh Á Châu Tự Do rằng dụng cụ Tây sương sử dụng ưu điểm của những phần RST mà Tường lửa GFW không để ý đến. Ông Dong tin rằng trận chiến giữa việc ngăn chặn và chống ngăn chặn sẽ tiếp diễn, và phần mềm này sẽ được phổ biến rộng rãi trong các cộng đồng người Trung quốc dùng Internet.
Theo những người khảo sát về Tường lửa GFW, thì đó là một hệ thống bao quát rất nhiều nguồn lực. Nó phát giác và ngăn chặn các truy cập Internet vào bất cứ mạng lưới điện tử nào mà có nội dung không được GFW chấp nhận; nó sử dụng sự tổng hợp các kỹ thuật, như là phân tích tin tức ra vào căn bản, gạn lọc và chuyển hướng DNS, và gạn lọc các từ khóa chủ yếu. Chế độ Trung cộng đã bỏ vốn rất nhiều vào hệ thống GFW phức tạp này, làm cho người ta rất khó mà vượt qua được nó.
Tuy nhiên, Tường lửa GFW không phải là không có yếu điểm, theo lời của các người phát triển dự án Tây Sương. Họ đã cung cấp một bộ dụng cụ mà chỉ chạy máy sắp đặt một lần thôi trong máy điện toán của người sử dụng để tránh né cơ chế phát giác của Tường lửa, vì vậy người sử dụng máy điện toán có thể liên kết thẳng vào các mạng tin mà họ muốn. Các thử nghiệm ban đầu đã thành công trong việc liên kết người dùng với những mạng đã bị ngăn chặn như Youtube.
Shi Zhao, giám đốc của Wikipedia Trung quốc nói rằng: “Không giống các sản phẩm chống kiểm duyệt mà dùng server thay thế (proxy server) làm chủ tại hải ngoại như các điểm kết nối ở khoảng giữa, các dụng cụ Tây Sương có thể liên kết người sử dụng thẳng tới các mạng lưới Web sites bị ngăn chặn. Chủ yếu nó rất hữu dụng trong việc vượt qua sự gạn lọc các từ khóa.” Bởi vì Tường lửa GFW có giới hạn kỹ thuật, ông Shi tin rằng phải mất một thời gian thì Tường lửa GFW mới có thể chặn Tây sương.

Một người viết blog Trung quốc phê bình: “dự án Tây Sương là sản phẩm phấn khởi nhất mà tôi thấy được trong vòng hai năm nay. Tôi sẽ chú ý nhiều đến nó.” Một người dùng Internet khác cũng nói rằng phần mềm này đã đánh dấu sự chấm dứt trò chơi mèo với chuột giữa phần mềm chống kiểm duyệt và Tường lửa GFW; nó cũng khởi đầu một thời đại mới về phần mềm chống kiểm duyệt đang tích cực tấn công Tường lửa GFW.
Guo Weidong, một người viết blog nổi tiếng đã nói: “Khi các người dùng Internet khám phá rằng các tin tức mà họ được biết (do chế độ Trung Cộng cung cấp) đã bị gạn lọc và bóp méo, họ sẽ bắt đầu đi tìm hiểu sự thật. Ước vọng tìm kiếm sự thật, suy nghĩ tự do, phát biểu tự do không bao giờ có thể bị ngăn chặn bởi Tường lửa GFW.”

Mainland Chinese Develop New Anti-Censorship Software                                             Epoch Times Staff Created: Mar 13, 2010 Last Updated: Mar 14, 2010


Woodcut illustration of a scene from Xi Xiang Ji (Wikipedia)
The first anti-censorship software developed inside China, the Xi Xiang project, has recently been released online to penetrate the regime-sponsored Internet surveillance tools, the Great Firewall of China (GFW).
Striving to gain freedom of information on the Internet, a group of anonymous computer specialists started the Xi Xiang project in July 2008, according to the GFW Technical Comments blog. They spent a great deal of effort to reverse-engineer the GFW and released the products to the public, on the blog, on March 10.
The technical documents claim that the software enables users to easily bypass the GFW to directly visit blocked Web sites such as Youtube and Twitter.
The developers named the project after the famous 13th century play “Xi Xiang Ji,” known in English as “Romance of the West Chamber” in reference to the young scholar Zhang, who climbed over a wall to have secret meetings with his lover.
After studying the software, Dong Xiaoxing, a computer network expert, told Radio Free Asia that the Xi Xiang tools take advantage of the RST packets that are ignored by the GFW. Dong believes the blocking and anti-blocking war will be ongoing, and the software will be widely spread in the Chinese Internet communities.
According to those who have researched the GFW, it is a very resource-intensive system. It detects and blocks Internet access to any Web sites with unwanted contents, utilizing a combination of technologies, such as basic traffic analysis, DNS filtering and redirection, and keyword filtering. The Chinese regime invested heavily in the complex system, making it very difficult to be bypassed.
However, the GFW is not without vulnerabilities, according to the Xi Xiang developers. They provide a set of tools to perform a one-time configuration on users’ computers to avoid the GFW's detection mechanisms so that users can connect to the target Web sites directly. The preliminary test successfully connected users to the blocked Web sites such as Youtube.
Shi Zhao, the director of the Chinese Wikipedia said: “Unlike other anti-censorship products that use proxy servers hosted overseas as intermediary connection points, the Xi Xiang tools can connect users directly to the blocked Web sites. It’s mainly useful for the keywords filtering.” Due to the technical limitations of the GFW, Shi believed it would take a while for the GFW to contain Xi Xiang.
A Chinese blogger commented: “The Xi Xiang project is the most exciting product I've seen in the past two years. I'll pay close attention to it.” Another Internet user said the software marks the end of the cat-and-mouse game between anti-censorship software and GFW, and the beginning of a new era of anti-censorship software actively attacking the GFW.
Guo Weidong, a well-known blogger said: “When the Internet users find out the information they get has been filtered and distorted, they will start looking for the truth. The desire to search for the truth, free thinking, and free expression can never be blocked by the GFW.”