Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

BAO GIỜ MỚI HẾT DỐI TRÁ ?

Hậu nhưng chua kết 

Nhật Hiên,thông tín viên RFA 8-12-2010  

Trong những ngày vừa qua một số sự việc gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước đã có những diễn biến mới từ những động thái phản hồi hoặc những hành động can thiệp từ phía nhà nước Việt Nam.                      

                                       
             


Photo courtesy of TTXVA
Người dân biểu tình và đập phá bảng hiệu trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/07/2010.

Tuy nhiên thái độ của người dân trước những diễn biến mới này như thế nào? Họ có yên tâm, tin tưởng nghe theo những gì Đảng nói nhà nước nói báo chí quốc doanh nói như cách đây vài thập niên? Họ có thật lòng nghĩ rằng mọi chuyện rồi sẽ được giải quyết tốt đẹp, công bằng, theo đúng luật pháp? Mời quý vị theo dõi bài điểm blog sau đây của thông tín viên Nhật Hiên.

Vụ bạo động ở Bắc Giang
Dưới sức ép của dư luận quần chúng trong nước, đặc biệt của báo chí “lề trái”, chính quyền Bắc Giang buộc phải ra tay và có biện pháp đúng mức.
Lê Diễn Đức
Trước vụ biểu tình dẫn đến bạo động của hàng ngàn người dân thể hiện sự bất bình, phẫn nộ từ cái chết oan khuất của một người thanh niên trẻ tên Nguyễn Văn Khương sau khi bị công an huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đưa về đồn vì lý do chạy xe không đội mũ bảo hiểm ngày 23-7, trước những thông tin nhanh nhạy lan tràn khắp cộng đồng mạng và các tờ báo của người Việt ở hải ngoại…biết rằng không thể tiếp tục bưng bít được nữa, công an Bắc Giang đã phải tổ chức họp báo trả lời về cái chết của anh Nguyễn Văn Khương. Qua đó công an thừa nhận anh Khương chết do “tụ máu dưới màng mềm, mặt dưới tiểu não, quanh cầu não… Cơ chế hình thành dấu vết này do tổn thương tụ máu dưới da thái dương, vùng sau tai phải, do vật tày tác động trực tiếp gây nên” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 6.8) và đình chỉ công tác 4 công an đồng thời khởi tố một người trong số này, Nguyễn Thế Nghiệp là người chịu trách nhiệm trực tiếp gây ra cái chết của anh Khương.
Hành động này của công an tỉnh Bắc Giang có thể coi như kết quả thắng lợi bước đầu trên con đường đi đòi lại công lý, công bằng cho nhân dân của gia đình nạn nhân và của người dân Bắc Giang nói chung. Như nhận xét của nhà báo tự do Lê Diễn Đức trong bài “Vụ bạo loạn Bắc Giang: Thiếu úy công an bị bắt giam và khởi tố về tội gây ra cái chết của em Nguyễn Văn Khương”:
“Dưới sức ép của dư luận quần chúng trong nước, đặc biệt của báo chí “lề trái”, chính quyền Bắc Giang buộc phải ra tay và có biện pháp đúng mức.”
Và: “Chậm còn hơn cố tình bao che, không làm gì cả! Trước hết kẻ phạm tội, giết người vô cớ rõ ràng phải bị trừng phạt công bằng và đúng với pháp luật, chứ không phải là những người dân nghèo bị trị.”
Người dân đem quan tài Anh Nguyễn Văn Khương biểu tình tại trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/07/2010. Photo courtesy of TTXVA.
Người dân đem quan tài Anh Nguyễn Văn Khương biểu tình tại trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/07/2010. Photo courtesy of TTXVA.
Nhưng đối với đa số mọi người, ngành công an tỉnh Bắc Giang chỉ mới nói ra một nửa sự thật và vẫn đang loanh quanh dối trá, tìm cách bao che, chạy tội cho kẻ đã phạm tội mà thôi. Rất nhiểu điểm vô lý trong những lời phát biểu của ông đại tá Dương Ngọc Sáu, Phó Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang trong cuộc họp báo nói trên đã bị người dân vạch ra. Blogger Mẹ Nấm viết trong bài “Bao giờ thôi-hết dối trá?”: “Cứ tưởng tượng ra cảnh một cậu thanh niên 23 tuổi bị lôi đẩy (dùng đúng chữ của đại tá Dương Ngọc Sáu) mà chết. Có là đứa con nít cũng không tin được. Không thấy giải trình gì về các vết thâm tím ở cổ và trên thân thể của em Khương? Cậu thanh niên đang tuổi thanh xuân phơi phới đã ra đi và không thể nào quay lại với cuộc đời này, còn các ông thì vẫn đang mãi rút kinh nghiệm sâu sắc?
…Con người chứ có phải con chuột bạch trong phòng thí nghiệm đâu mà rút kinh nghiệm thưa ông Phó giám đốc Công an tỉnh?”
Trang blog freelecongdinh gọi những lời nói của ông Phó Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang là một kiểu “làm tuyên giáo phải biết nói xuôi lẫn nói ngược”: và vì vậy, “Tuyên giáo đảng ta nói xuôi nói ngược thì nhân dân ta đành phải hiểu ngược hiểu xuôi.”
Cứ tưởng tượng ra cảnh một cậu thanh niên 23 tuổi bị lôi đẩy (dùng đúng chữ của đại tá Dương Ngọc Sáu) mà chết. Có là đứa con nít cũng không tin được.
Blogger Mẹ Nấm
“Lôi đẩy một người vào phòng mà gây ra thương tích chết người như thế !... Trả lời câu hỏi của phóng viên, liệu có thể khẳng định nguyên nhân gây nên cái chết của nạn nhân là do bị công an đánh, ông Sáu lại nói rằng “vụ án đang trong quá trình điều tra nên chưa thể kết luận cụ thể”.
Chưa kết luận cụ thể? Nếu chưa kết luận cụ thể thì tại sao “ngày 4/8, Công an tỉnh đã tước danh hiệu công an nhân dân và khởi tố, bắt tạm giam thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội về tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ. 3 cán bộ khác bị tạm đình chỉ để làm rõ trách nhiệm và mức độ liên quan đối với vụ chết người nghiêm trọng này?”
Và những nghi vấn khác: “…tạm đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ mà chỉ khởi tố 1 người”. Thế này là thế nào? Hoặc là có tội hoặc là vô tội. Thế thì những viên công an Ngô Văn Đỗ, Hoàng Văn Thái, và Diêm Đăng Quyết làm cái gì trong vụ việc này để mà bị tạm đình chỉ công tác và không bị khởi tố?
Thêm một điều “không hiểu nổi” là khi thấy anh Khương bất động thì theo lẽ bình thường và khả năng nhậm lẹ của công an thì đã chở ngay anh Khương vào bệnh viện cứu cấp. Đằng này lại “báo tin” rồi lại “tổ chức” đưa vào bệnh viện. Vì sự báo tin và tổ chức này mà anh Khương đã bị chậm trễ đưa vào bệnh viện và chết? Hay là anh Khương đã chết ngay lúc tên công an Quyết vào? Hoặc “báo tin” và “tổ chức” ở đây đã lộ hàng ra là đám công an đang ngồi bên cạnh cái xác của anh Khương khẩn cấp bàn thảo kế hoạch chạy tội giết người?”
Chưa kể, blog freelecongdinh còn chỉ ra dấu hiệu cho thấy công an tỉnh Bắc Giang tiếp tục“âm mưu chạy tội và đổ tội trong tương lai”:
“Tại sao cũng từ những nguồn tin chung từ cùng một buổi họp báo mà TuoiTre lại có thêm dữ kiện “người có sử dụng rượu”? Phải chăng đây là âm mưu để sau này nếu tình hình nội bộ bên trong các quan chức Bắc Giang có thay đổi và cần chữa cháy cho tên thiếu úy công an giết người Nguyễn Thế Nghiệp thì sẽ dùng nó để mà dựng chuyện vu oan cho nạn nhân đã bị giết chết?”
Người dân biểu tình và phá hàng rào trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/07/2010. Photo courtesy of TTXVA.
Người dân biểu tình và phá hàng rào trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/07/2010. Photo courtesy of TTXVA.
Có thể nhận ra thời thế đã thay đổi. Người dân bây giờ không phải cứ Đảng và nhà nước nói gì là cũng nhắm mắt tin theo, cho dù có cả hệ thống báo chí nhà nước giúp sức vào sự định hướng dư luận. Nói đến vai trò của báo chí trong một chế độ độc tài công an trị như ở Việt Nam, blog Nữ Vương Công Lý dùng hình ảnh “Bầy rắn dưới cây gậy của người diễn xiếc thiếu lương tâm”. Khi những thông tin, hình ảnh về cái chết của anh Nguyễn Văn Khương và cuộc biểu tình của người dân Bắc Giang đã tràn ngập trên mạng và báo chí hải ngoại, bất cứ người nào có sử dụng internet và quan tâm đến tình hình chính tri xã hội ở Việt Nam đều biết thì toàn bộ báo chí nhà nước đều im phăng phắc, một vài tờ “đưa lên chút thông tin ngay lập tức đã bị bóc xuống mà không nói rõ lý do.”
“Chỉ cho đến khi cái gọi là Thông tấn xã Việt Nam đưa lên một bản tin mập mờ rằng nạn nhân “có lỗi vi phạm an toàn giao thông” và “Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khoẻ không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết”… khi đó các báo khác mới dám nhúc nhích đưa lại bản tin này không dám sai một chữ.
Nhìn hiện tượng này, người ta liên tưởng đến đàn rắn của người làm xiếc. Tất cả 700 tờ báo kia chỉ là một đàn rắn dưới cây sáo chỉ huy của người làm xiếc mang tên “sự lãnh đạo sáng suốt của đảng”. Tất cả được lệnh nằm im khi bất cứ sự việc nào xảy ra, chỉ chờ đến khi người chủ gánh xiếc đã biểu diễn xong tiết mục ảo thuật biến trắng thành đen do nhóm diễn viên mang tên Ban Tuyên huấn và Thông Tấn xã thì đàn rắn mới được ngóc đầu lên theo tiếng nhạc soạn sẵn.”
Dư luận không ngừng lại ở đó mà đi xa hơn, thử tìm nguyên nhân của việc vì sao công an tỉnh Bắc Giang nhanh chóng họp báo về cái chết này, ngoài lý do sức ép từ công luận. Theo trang saigontin.com: “Người dân trong tỉnh tin rằng sau khi Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh lên nhận chức bí thư Tỉnh Ủy Tỉnh Bắc Giang thì vụ án này mới được làm rõ. Ðây cũng là cách “nâng bi” con trai ông Nông Ðức Mạnh bởi trong khi nhiều vụ giết người do công an gây ra vẫn nằm trong ngăn kéo của nhiều tòa án mà chưa thấy động tĩnh gì.”
Blog freelecongdinh cũng có cùng một nhận định như vậy: “Thái tử Bắc Giang bật đèn xanh: Báo chí lề phải cùng nhau đăng tin công an giết người… vài ngày sau khi chễm chệ ở ghế bí thư Bắc Giang, 4 “công an nhân dân” với tội “giết nhân dân” đã nhanh chóng được Thái tử bật đèn xanh cho trình làng ngay lập tức, khác với trường hợp công an Nghi Sơn “lỡ tay” bóp cò giết người cho đến bây giờ vụ việc vẫn đang đứng chờ đèn đỏ muôn năm.”
Vụ công ty Vinashin vỡ nợ
Khi vụ công ty Vinashin đổ bể trước bàn dân thiên hạ với món nợ khổng lồ hơn 80 ngàn tỷ đồng làm dư luận choáng váng, nhà nước Việt Nam vội vã tìm cách xử lý: một mặt tìm cách chấn chỉnh, sắp xếp lại các đơn vị thua lỗ, tái cơ cấu Vinashin thành những công ty nhỏ để tìm cách cứu vãn tình hình, một mặt cho bãi nhiệm và bắt giam cựu tổng Giám đốc Vinashin, ông Nguyễn Thanh Bình để làm dịu dư luận. Trong con mắt đa số người dân, họ nghĩ gì trước những hành động này của nhà nước Việt Nam?
Về việc cho bắt giam cựu Tổng giám đốc Vinashin thực ra đã xứng đáng với những hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế của đất nước mà ông ta đã gây ra hay chưa, nhà báo tự do Lê Diễn Đức so sánh với trường hợp ông Tăng Minh Phụng, một giám đốc công ty tư nhân trong vụ án Epco-Minh Phụng vào nửa sau của thập niên 90, có những “yếu tố tương đồng với vụ Vinashin về tội danh, hành vi: gian lận tài chính, tạo nên khoản nợ xấu khổng lồ cho nhà nước.” Ông Minh Phụng đã bị cho tử hình sau đó. “Tuy nhiên, dư luận xã hội cho rằng, vào thời điểm Minh Phụng bị bắt, nếu nhà nước thanh lý tài sản công bằng và sòng phẳng, Minh Phụng hoàn toàn có khả năng chi trả và chỉ bị xử tội lừa đảo kinh tế chứ không đến mức bị tử hình.”
Nếu nói về mức độ thiệt hại kinh tế thì Minh Phụng gây ra nhỏ hơn nhiều so với Phạm Thanh Bình. Ngoài gian lận tài chính, Phạm Thanh Bình còn thêm tội lạm dụng chức quyền.
Lê Diễn Đức
Và: “Nếu nói về mức độ thiệt hại kinh tế thì Minh Phụng gây ra nhỏ hơn nhiều so với Phạm Thanh Bình. Ngoài gian lận tài chính, Phạm Thanh Bình còn thêm tội lạm dụng chức quyền. Món nợ của Vinashin gần như mất đứt, vì nếu định giá số tài sản “sắt vụn” để cân đối vào khoản nợ khổng lồ kia thì chẳng được bao nhiêu.” Trong khi Minh Phụng lúc bị bắt thì tài sản “mười mấy nhà xưởng may mặc hiện đại với hàng ngàn công nhân, đất đai mênh mông, cùng vô số bất động sản của Minh Phụng rải khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.”
Vụ Phạm Thanh Bình, theo nhà báo Lê Diễn Đức cao nhất, có thể bị bị Tòa Sơ thẩm xử ở mức từ 10 đến 20 năm. Nếu Phạm Thanh Bình “ngậm bồ hòn làm ngọt, không tiết lộ mọi bí mật của các phi vụ chia chác, móc ngoặc, lại quả” thì cùng lắm, sẽ “ở tù an nhàn với những điều kiện ưu đãi. Sau đó sẽ được giảm án nhanh chóng và cuối cùng được đặc xá. Ra tù Phạm Thanh Bình có thể yên tâm sống một cuộc đời nhàn nhã với số tiền kếch sù kiếm được…” Ngược lại, nếu Phạm Thanh Bình cảm thấy bất công “tiết lộ ý định khai báo thì nguy cơ giứt giây động rừng sẽ xảy ra. Bộ sậu ba người ở vị trí cao nhất, trực tiếp nhất và xuyên suốt toàn bộ tiến trình từ khi thành lập, duyệt chi vốn, tới lúc Vinashin lao xuống vực thẳm của nợ nần, gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng và Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng. Trong trường hợp này Phạm Văn Bình có thể bị rơi vào hậu quả khó lường, thậm chí khó an toàn tính mạng.” Tác giả kết luận đây chỉ là những trò đấu đá trước đại hội đảng lần thứ XI và “canh bạc với con bài Vinashin sẽ còn nhiều hấp dẫn”.
Tàu chở container Vinashin Orient. Screen captured from vinashin.com.vn
Tàu chở container Vinashin Orient. Screen captured from vinashin.com.vn
Về cung cách làm ăn và quá trình trượt dài trong thua lỗ, nợ nần của Vinashin, nhiều bài báo trong chính hệ thống nhà nước cũng đã từng cảnh cáo từ rất sớm, dấu hiệu nợ nần cũng đã lộ ra từ lâu nhưng vì là công ty nhà nước, con cưng của cơ chế nên Vianshin vẫn tiếp tục được hưởng mọi điều kiện ưu đãi nhất là cho vay. Trong bài “Thí tốt Phạm Thanh Bình, bỏ tù thằng cơ chế” nhà báo, blogger Đào Tuấn cũng đã vạch ra điều này. Vinashin hết vay ngân hàng trong nước lại vay nước ngoài “(Tổng nợ nước ngoài mới được công bố là 600 triệu USD). Và khi nước ngoài cũng không cho vay thì Chính phủ đứng ra vay cho họ qua hình thức phát hành trái phiếu. 500 triệu USD hiện vẫn đang đẻ lãi hàng ngày mà con nợ là Chính phủ, chứ không phải Vinashin. Có bậc cha mẹ nào lại cứ bơm tiền cho thằng nghiện để nó tăng liều không nhỉ?” Bài viết của nhà báo Đào Tuấn cũng chỉ rõ, trong buổi họp báo công khai ngày 4.8, Chính phủ từ lâu cũng nhận thấy rất nhiều vấn đề từ Vinashin, nhưng vẫn không sớm kịp thời thanh tra đến nơi đến chốn để xử lý vì rất nhiều những lý do phía sau “có trời mà hiểu nổi.”. Tác giả Lê Thanh Bình cũng có cả một loạt bài về “Chuyện Vinashin bây giờ mới kể” đăng trên trang bauxite Vietnam. Vấn đề đặt ra là sau sự kiện Vinashin này những sai lầm tương tự liệu có xảy ra? Blogger Đào Tuấn viết:
“Có một điểm không thể không đặt câu hỏi: Liệu sau Phạm Thanh Bình, còn có quan chức nào sẽ tiếp tục bị "kiên quyết xử lý"? Bởi rõ ràng sự vi phạm, một cách quá trớn và trắng trợn của người này phải là sự thiếu trách nhiệm của người khác.
Rất may là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đã khẳng định: Tôi nhấn mạnh một lần nữa việc kiểm soát trước còn nhiều yếu kém. Yếu kém này là do cơ chế. Một khi đã đổ cho cơ chế thì “Tài thánh thì cũng không bỏ tù được cơ chế.”
Và như vậy, khi nào cơ chế hiện nay vẫn ưu tiên cho những công ty quốc doanh mà phía sau là sự hỗ trợ, bao che của những cá nhân, tập đoàn tham nhũng có quyền lực cao nhất trong Bộ chính trị thì câu trả lời sẽ rất khó. Đây là hệ quả tất nhiên của một xã hội mà quyền lực không được kiểm soát- không có hệ thống tam quyền phân lập và báo chí độc lập để kiểm soát chính phủ và kiểm soát lẫn nhau, cũng không có được một hệ thống luật pháp rõ ràng, minh bạch. Và chừng nào những điều này chưa thay đổi thì những vụ tương tự như Bắc Giang hay Vianshin sẽ còn tiếp tục chưa có hồi kết.