Bài Nói Chuyện tại Troyes Phan Van Song
May 28, 2010
Kính thưa quý vị,
Năm 2010, có nhiều chuyển biến kỳ lạ và nhanh chóng của thời cuộc. Tôi sẽ trình bày ngắn gọn thời cuộc quốc tế vì một số quý vị đã từng theo dõi trên các cơ quan truyền thông cả rồi.
Nước Mỹ, sau khi Tổng thống Barack Obama và Đảng Dân Chủ đã thông qua dự luật Bảo hiểm xã hội, vai trò của TT Obam đã cũng cố. Tuy nhiên, chánh phủ ông vẫn mất ưu thế, đang cố gắng, về mặt quốc nội, cứu nước Mỹ thoát khỏi nạn khũng hoảng kinh tế vẫn còn hoành hành trên, những biện pháp cứu các ngân hàng không cứu được nền kinh tế mà chỉ làm giàu thêm cho giới tư bản tài phiệt – xin mở dấu ngoặc để nói với quý vị rằng Âu Châu cũng trong một tình trạng như vậy, lại còn nguy hiểm hơn, là nếu ở Mỹ có các đại công ty tài phiệt xập tiệm thì ở Âu châu ta, có cả các quốc gia đang xập tiệm và sẽ xập tiệm; Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây ba Nha (4 nước PIGS : Portugal, Ireland, Greece, Spain), xin đóng dấu ngoặc – về mặt quân sự và ngoại giao, Mỵ vẫn bị sa vào vũng lầy Trung Đông: Iraq, Afghanistan, Iran, Palestine, Liban, Israel… Trung Đông, vùng chiến lược, dầu hoả, năng lượng, nhiên liệu để bảo đảm đời sống hằng ngày của thế giới phát triển.
Thế giới hậu chiến tranh lạnh ngày nay không còn phân chia quyền lực tranh chấp của hai đối thủ Khối Tư Bản Tự Do Âu Mỹ và Khối Cộng Sản chủ nghĩa nữa. Thế giới ngày nay là thế giới tranh chấp đa phương của nhiều thế lực khác nhau: Liên Hiệp Âu Châu, Nhựt Bổn, Nga, Tàu… Đặc biệt, hai anh khổng lồ Nga và Tàu đang mang những đôi hài bảy dậm bước vào giành giựt tranh thủ với các cường quốc có truyền thống lâu đời.
Thế giới ngày nay cũng là thế giới của những chống đối giữa các sứ quân, với những hình ảnh không rõ ràng và đầy mâu thuẩn: khủng bố, mượn danh là Hồi giáo chống Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, chống đế quốc Mỹ. Những cảm tử quân “ôm bom tự sát” chống Do Thái, chống Mỹ, chống Đế quốc Tư Bản vẫn “ôm bom” tự sát chống người cùng tôn giáo nhưng khác hệ phái…
Chiến tranh, nếu ta định nghĩa thuần tuý căn bản theo từ điển thì nay đã không còn có mặt trên quả địa cầu nầy nữa. Nhưng những lò lữa chiến trận vẫn âm ỉ hằng ngày trên hoàn cầu. Ở Phi Châu, vùng Darfour với những lều vãi tỵ nạn của hàng vạn người, ở Afghanistan, ở Iraq, quân đội đồng minh vẫn tiếp tục hành quân và vẫn tiếp tục đổ máu và chết trên đất người….. rồi nàoThái Lan, …,vị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Kim Mon đang nhức đầu về những phức tạp rối rắm nầy.
Thôi, ta hãy trở về với vùng Đông Nam Thái Bình Dương của chúng ta. Thái Bình Dương ngày nay là cái nôi phát triển của thế kỷ thứ 21 cũng như Đại Tây Dương là cái nôi phát triển của thế kỷ 20. Thái Bình Dương với vai trò quan trọng của Trung Hoa. Vì ngày nay tương quan lưỡng cực Tư Bản-Cộng Sản không còn nữa, nên có những thế lực mới đang trổi dậy. Những thế lực mới ấy có thể dùng những sức mạnh quân sự kiểu khủng bố, sức mạnh kinh tế kiểu kinh tế thị trường: công nhơn rẻ, nhiên liệu xanh…Ấn độ, Brazil, Trung Hoa là những sức mạnh kinh tế đang và sẽ thao túng thị trường. Các quyết định mới của những trung tâm quyết định mới nầy đang làm đảo lộn trật tự thế giới. Những trung tâm quyết định giá cả thị trường của những thị trường mới tạo ra một trật tự mới và những xáo trộn mới: Liên Hiệp Âu Châu, với 27 nước có những mức phát triển khác nhau, Nga, Án độ…. Trung Hoa ngày nay giàu lắm, chỉ số phát triền hằng năm hai số, nhưng vẫn còn không đồng bộ và kém cân bằng giữa thành thị và nông thôn, vẫn lo sợ những khủng hoảng tiềm ẩn với bốn điểm nguy hiểm: bất cập, bất ổn, bất cân, bất bình do chính Thủ tướng Trung hoa Ôn Gia Bảo nói lên trong một bài nhận định năm nào.
Trung Hoa ngày nay mơ là một thế lực muốn đối đầu với Mỹ, một nước Mỹ mạnh về mặt quân sự, khoa học thực dụng, nhưng lại sa lầy ở Iraq và nợ như chúa chổm. Vỉ thế, vừa tổ chức xong Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh, tuy có thành công đấy như quá dại đã làm mất thiện cảm thế giới với cái phô trương biểu diễn quá mức tinh thần dân tộc Hán, hôm nay, ngay 1 tháng năm 2010 nầy Trung Công khai trương Hội chợ Triển lãm Quốc tế 2010 tại Shang Hai, với đầu đề Thành Phố tốt hơn, đời sống tốt hơn ( Better City, Better Life – Meilleur Cité Meilleure Vie ), nhưng kỳ nầy không còn biểu diễn rầm rộ cái hào khí Hán tộc nữa, – tuy vẫn có gian hàng nhà to nhứt Hội Chợ - khiêm tốn, hơn mong người ngoại quốc sẽ đến rao hàng ở xứ mình. Đây là một thái độ rất không ngoan. Chuyển cái thế nhà máy sản xuất trong cái thế xuất cảng sang cái thế mua hàng, nhập xcảng, Trung Hoa sẽ là cái chợ tương lai
Chuyện ấy rất nguy hiểm vận mệnh đất nước cho chúng ta, chúng ta phải cảnh giác và theo dõi. Chúng tôi sẽ phân tách thêm nếu có thời gian.
Chúng ta tạm thời gát qua một bên để trở về Việt Nam.
Từ nay, Việt Nam XHCH đã được vào WTO, đã vượt ra khỏi danh sách CPC và đã hưởng quy chế thương mại đặc biệt PNTR rồi.
Người Việt tỵ nạn chúng ta không ai không khỏi ngậm ngùi, nghĩ rằng anh đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta, một lần nữa, đã bỏ chúng ta, phản lại quyền lợi và nguyện vọng của chúng ta. Nhưng theo thiển ý, người bạn da trắng tư bản của chúng ta đã đặt quyền lợi của họ trên hết, mối lợi nhuận một nước Việt Nam phục vụ cho hệ thống tư bản của họ lớn hơn tình bạn hữu thắm thiết với chúng ta.
Trong thế cờ mới: Mỹ/ Trung Hoa, vai trò Việt Nam là gì?, và vai trò của chúng ta là người Việt hải ngoại cần phải như thế nào ?
Ngày nay trong tình hình mới, chúng ta phải nên sáng suốt tập trung toàn lực, vận dụng tình hình mới nầy. Tuy thoạt nhìn, rất thuận tiện cho nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam và bất lợi cho phía người đấu tranh vì tự do dân chủ, nhưng nếu chúng ta xem xét kỷ, thì chúng sẽ thấy rõ, ngày nay chúng ta đã có một “chổ bám” vững chắc để tranh đấu đương đầu với họ. Đó là Kinh tế “làm ăn quốc tế”, và đó cũng là chổ “yếu” của họ.
Tiếp tục con đường đấu tranh bằng võ lực. - Hoàn toàn vô vọng.
Tiếp tục đấu tranh như ngày nay: biểu tình, xuống đường, lobbies các cơ quan chánh quyền, đảng phái các nước nơi chúng ta cư ngụ để lần lần buộc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lần lần sửa đổi. - Nhứt quyết phải làm và tiếp tục phải làm.
Vào WTO, là vào thị trường chung quốc tế, với những luật lệ, với những tiêu chuẩn, kỹ thuật đã đành, vệ sinh đã đành, nhưng còn phải có thêm yếu tố đạo đức, còn phải có thêm khía cạnh môi trường.
Vào WTO, vào Thị trường chung quốc tế, với những khách đầu tư quốc tế, và đặc biệt kinh tế “thị trường” là kinh tế do người mua làm giá, và tạo thị trường. Có người đặt hàng, có người đầu tư tức là buộc Việt Nam phải có nhơn công, và cần nhơn công. Nhơn công từ thế đi kiếm việc làm, nay sẽ có quyền chọn lựa việc làm, và có quyền đối thoại mặc cả với giới chủ nhơn tư bản đầu tư vào Việt Nam.
Ở Việt Nam hôm nay đã có những tiếng nói đấu tranh dân chủ đang vang dậy, nhưng mặc dù đã có những phong trào, những đảng phái, những đòi hỏi trả quyền người dân lại cho người dân, phải thiết thực nhận rõ rằng vẫn hãy còn lẻ loi, vì đấy là phong trào được dẫn dắt bởi giới sĩ phu trí thức. Sanh viên, lực lượng trí thức tương lai hiện nay chưa có mặt, công nhơn lực lượng nồng cốt mặc dù đã nhiều lần đình công vẫn chưa có mặt. Công đoàn công nhơn hiện nay là công đoàn do Đảng Cộng sản chỉ đạọ Một Công đoàn độc lập Bảo vệ quyền lợi Công nhơn Việt Nam đã được ra đời ở Warsava (Ba lan) vào tháng 10/2006, do Công Đoàn Đoàn Kết Solidarnosc bảo trợ và một nhóm người đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước đóng góp. Đó là bước đầu, nhưng ngày mai phải có một Công Đoàn Độc Lập trong nước, một Công Đoàn có một sức mạnh, một thực thể, một đối trọng để thương thuyết, đối thoại với chủ nhơn. Công Đoàn hiện nay do Đảng Cộng Sản chỉ đạo không thể có vai trò bảo vệ người lao động được.
Ngày nay, nước CHXHCN Việt Nam có được một giai cấp công nhơn độc lập không còn là công nhơn viên nhà nước nữa. Việc ấy rất hy hữu, là một hiện tượng không bao giờ có trong chế độ Công Sản. Lực lượng công nhơn độc lập nầy đấu tranh giai cấp với giới chủ nhơn tư bản ngoại quốc hay quốc nội. Đây cũng chỉ là lý thuyết “đấu tranh giai cấp” của Marx mà thôi. Vì có giai cấp lao động, vì có giai cấp chủ nhơn, chúng ta có hiện tượng “người bóc lột người”.
Chúng ta ở hải ngoại hãy đấu tranh để có một quy ước [Charter] bảo đảm tình trạng làm việc của công nhơn tại Việt Nam: biết rằng ngày nay mức sanh hoạt của một con người được các cơ quan thế giới như World Bank và UNESCO định chuẩn là 2 US dollars/ngày. Như vậy thu nhập dưới 2 US dollars là dưới tiêu chuẩn nghèo. Tại Việt Nam ngày nay, nhà nước Việt Nam chỉ muốn cho các chủ nhơn ngoại quốc trả 52 dollars /một tháng cho công nhân vì công nhơn viên [nghĩa là cán bộ nhà nước] chỉ được trả 35 USdollars một tháng thôi. Đòi phải trả lương cho công nhơn trên mức tối thiểu của cái nghèo chưa đủ, chúng ta phải buộc chủ nhơn phải bảo đảm sức khoẻ cho công nhơn bằng một bảo hiểm sức khoẻ do chủ nhơn và Công Đoàn Công Nhơn kiểm soát. Một quỹ Hưu Trí cũng phải được thành lập để bảo đảm tuổi già cho công nhơn. Có bảo hiểm sức khoẻ khi đang làm việc, có tiền hưu trí lúc nghỉ việc chưa đủ, tay nghề phải được chăm sóc, lúc đi làm phải được huấn nghệ để cập nhựt hoá, để chuyên môn hoá, con em phải được theo dõi huấn nghiệp, huấn nghệ để ngày mai thay thế cha anh của mình trong nghề nghiệp. Huấn nghiệp và giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu của chánh phủ và cả của tư bản đầu tư. Vì vậy, tư bản đầu tư phải đóng góp bằng lợi nhuận, bằng thuế vụ, bằng lương bổng. Huấn nghiệp và giáo dục là bảo vệ tay nghề, huấn nghiệp thường trực là cập nhựt hoá tay nghề đối với kỹ thuật, giáo dục con trẻ là chuyên môn hoá kỹ thuật.
Đó là đòi hỏi tranh đấu của Công Đoàn công nhơn trong nước. Thương thuyết, mặc cả, để có một mức lương, mà mức sống khả dỉ tương xứng với nghề nghiệp, và nhơn phẩm.
Đó là đòi hỏi của cộng đống Việt Nam Hải Ngoại: tố cáo, hô hào, kêu gọi để người sử dụng hàng hoá Việt Nam buộc Nhà nước Việt nam theo dõi người đầu tư ngoại quốc không được xâm phạm quyền công nhơn của Việt nam về mặt Phúc Lợi và Đạo Đức: lương bổng trên mức bóc lột, bảo vệ trẻ em [không sử dụng nhơn công dưới 14 tuổi], bảo vệ đàn bà có thai, hoàn cảnh đàn bà làm đêm, có con muộn…
Về mặt môi trường, quan niệm môi sanh phải được đặt lên hàng đầu những ưu tư điều kiện làm việc: sử dụng vật liệu ô nhiểm, làm việc trong môi trường ô nhiểm…
Ở hải ngoại chúng ta, phải có những Uỷ Ban theo dõi kiểm tra và nghiên cứu xem những hàng hóa “made in Viet Nam” có phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế không? Trong đó có vấn đề đạo đức và môi trường.
Nói tóm lại, chúng ta phải đấu tranh đòi hỏi giới tư bản đầu tư, giới chủ nhân và nhà cầm quyền phải thỏa mãn những như cầu căn bản đã đề cập trên.
Chúng ta người Việt Nam Hải ngoại ngày nay phải khẳng định là một tập thể đối trọng với nhà cầm quyền CSVN. Chúng ta ủng hộ mọi đấu tranh đòi Quyền Sống bên nhà: Quyền Sống là quyền được ăn nói tự do, quyền được lựa chọn cách suy nghĩ, cách tham gia vào một tín ngưởng …. Vì vậy đòi hỏi đấu tranh trực diện với nhà cầm quyền phải là chuyện của người trong nước.
Các đoàn thể, các đảng phái chánh trị ở Hải ngoại có bổn phận phải ủng hộ và tranh đấu để ủng hộ những cá nhơn, đoàn thể hay đảng phái đang đấu tranh trong nước, mỗi nhóm một phương cách. Chúng ta có thể liên kết để tạo thành một thành trì đấu tranh ủng hộ trong nước.
Nói tóm lại, đối với quốc nội, gây thức tỉnh, huấn luyện tinh thần trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi công nhơn, bảo vệ sức khoẻ và môi trường, sức khoẻ quần chúng.
Với hải ngoại: Lobby, vận động để quần chúng ngoại quốc, nơi tiêu thụ đòi hỏi một tiêu chuẩn đạo đức và môi trường cao cho hàng hoá Việt Nam.
Mang ý thức dân chủ đến sẽ phá vỡ ý thức hệ toàn trị của Cộng Sản Hà Nội.
Môt lần nữa, xin cảm ơn sự ưu ái của quý vị.
Phan Văn Song