Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

TRUNG QUỐC : TAM TỨ ĐẦU THỌ ĐỊCH

1. TQ tăng lượng hỏa tiễn hướng về Đài Loan số hỏa tiễn của Trung Quốc hướng về Đài Loan sẽ lên tới 2.000 vào cuối năm nay. Xử dụng hết thì 90% mục tiêu ở Đài Loan  sẽ bị tiêu diệt.
2.TQ TĂNG SỨC MẠNH QUÂN SỰ BUỘC CH ÂU Á LAO VÀO CHẠY ĐUA VÕ TRANG
Diễn đàn khu vực Đông Nam Á, ARF, lần thứ 17 khai mạc vào ngày 23/7/2010 tại Hà Nội, trong bối cảnh Trung Quốc phát triển nhanh và mạnh bộ máy quân sự. Điều này đã dấy lên nhiều lo ngại từ phía các nước láng giềng Đông Nam Á và hậu quả là các quốc gia trong khu vực có thể thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang.su tu vay quanh xe hoi
Hinh : Do Viet* bt.pcm
3. M thúc đy chính sách Đông Nam Á đ cân bng thế lc ca Trung Quc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ có mặt tại Hà Nội trong hai ngày 22 và 23/07/2010 để tham dự các cuôc họp của ASEAN. Trước lúc bà Clinton đến Việt Nam, Hoa Kỳ đã tung ra hàng loạt tín hiệu thể hiện mối quan tâm đến vùng Đông Nam Á vào lúc Trung Quốc bắn tin cho biết đã xem Biển Đông là khu vực ''quyền lợi thiết thân'' của họ.

TQ tăng lượng hỏa tiễn hướng về Đài Loan
clip_image001
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là "bộ phận không thể tách rời"
BBC Báo Đài Loan cho hay số hỏa tiễn của Trung Quốc hướng về Đài Loan sẽ lên tới 2.000 vào cuối năm nay.
Tờ Tự do Thời báo, xuất bản bằng tiếng Trung tại Đài Bắc, trích nguồn quân sự nói cho dù chính phủ tuyên bố hòa bình cận kề, con số tên lửa hướng về hòn đảo này vẫn tiếp tục tăng lên.
Tờ báo nói các phân tích về sức mạnh tấn công của Trung Quốc cho thấy nếu Bắc Kinh quyết định sử dụng số hỏa tiễn đó trong năm nay, thì 90% mục tiêu ở Đài Loan sẽ bị tiêu diệt.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu mới đây nói quan hệ giữa hai bên eo biển đang ở giai đoạn hữu hảo nhất trong 60 năm nay.
Thế nhưng, theo báo Đài Loan, con số tên lửa tầm ngắn và tầm trung hướng tới đây vào cuối 2010 sẽ là 1.960.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay Trung Quốc lần đầu đặt Đài Loan vào danh sách các mục tiêu thù địch là vào năm 1993. Năm 2003, Bắc Kinh nêu thời hạn có đủ năng lực quân sự để chiến thắng trong xung đột vũ trang với Đài Loan làm 2020.
Ngoài tên lửa, Trung Quốc còn đang cải tạo các chiến đấu cơ không còn sử dụng thành máy bay không người lái theo công nghệ của Israel để thâm nhập hệ thống phòng không của Đài Loan và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng.
Tự do Thời báo trích nguồn một phúc trình quốc phòng Đài Loan nói 45 trong số 60 vệ tinh của Trung Quốc là nhằm thu thập thông tin tình báo quân sự.
Báo này trích lời ông Lin Cheng-yi, một chuyên gia từ viện nghiên cứu Trung Hoa, nói Trung Quốc đang tạo ấn tượng rằng quan hệ hai bên khá hòa hoãn thông qua các động thái như chuyển diễn tập quân sự tư tỉnh Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sang nơi khác và chỉ đạo cho các báo Hong Kong không dùng ngôn ngữ đe dọa khi nói về chủ đề Đài Loan.
Tuy nhiên, ông Lin cho rằng Bắc KInh chưa bao giờ ngừng nỗ lực tăng cường năng lực quân sự chống Đài Loan và đang đẩy mạnh các hoạt động về phía Nam, phía Bắc và cả phía Đông Đài Loan.
Chuyên gia Lin Cheng-yi cảnh báo rằng Trung Quốc cũng có thể dùng số hỏa tiễn của mình để chống Nhật Bản, Việt Nam và Ấn Độ nếu cần thiết.
Trung Quốc tăng sức mạnh quân sự buộc châu Á lao vào chạy đua vũ trang clip_image002
Hải quân Trung Quốc tập trận ở phiá Nam Đài Loan, ngày 26/01/2010.
Reuters
RFI Đức Tâm
Diễn đàn khu vực Đông Nam Á, ARF, lần thứ 17 khai mạc vào ngày 23/7/2010 tại Hà Nội, trong bối cảnh Trung Quốc phát triển nhanh và mạnh bộ máy quân sự. Điều này đã dấy lên nhiều lo ngại từ phía các nước láng giềng Đông Nam Á và hậu quả là các quốc gia trong khu vực có thể thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang.
Theo ông Hoàng Kính (Huang Jing), chuyên gia về quốc phòng Trung Quốc tại Trường nghiên cứu các chính sách Nhà nước Lý Quang Diệu ở Singapore, được Kyodo trích dẫn, thì « bộ máy quân sự Trung Quốc đã phát triển rất nhanh trong vài năm gần đây, đặc biệt là sức mạnh hải quân ». Ông nhận định, Trung Quốc giờ đây là động lực của toàn vùng, vốn ngày càng hội nhập vào nền kinh tế Trung Quốc. Thế nhưng, trong lĩnh vực an ninh và quân sự, các nước Đông Nam Á lại đang nỗ lực đề phòng Trung Quốc.
Theo số liệu chuyển giao vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stokholm, từ 2005 đến 2009, số lượng vũ khí bán cho các nước Đông Nam Á tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 5 năm trưóc đó. Cụ thể là số lượng vũ khí chuyển giao cho Malaysia tăng 722%, cho Singapore tăng 146% và đối với Indonesia là 84%.
Singapore đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia mua vũ khí tại châu Á trong giai đoạn nói trên, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Đảo quốc nhỏ bé phồn thịnh về kinh tế vừa mới mua của Mỹ 8 máy bay tiêm kích F-15 E được trang bị tên lửa hiện đại không đối không và không đối điạ, hai tàu hộ tống La Fayette của Pháp và 40 xe tăng của Đức.
Năm ngoái, Malaysia trang bị máy bay tiêm kích gắn tên lửa hiện đại của Nga, mua những chiếc tàu ngầm đầu tiên của Pháp và Tây Ban Nha, tàu hộ tống của Đức và xe tăng của Ba Lan.
Còn theo trang mạng Asia Sentinel, thì vào cuối năm ngoái, Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 tàu ngầm hạng Kilo và một số máy bay tiêm kích. Có thể diễn giải sự kiện này như là một trong những biện pháp tăng cường quốc phòng của Việt Nam để chống lại Trung Quốc.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng nếu không kể Hoa Kỳ và Nga, thì Trung Quốc gần như là nước mạnh nhất về quân sự trong khu vực, không một quốc gia nào có thể vượt qua được. Cách nay 10 năm, chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ là 40 năm, giờ đây, khoảng cách này được rút ngắn, chỉ còn 15 năm.
Vào giữa những năm 90, hải quân Trung Quốc rất lạc hậu, chậm sau hải quân Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản ít nhất là 40 năm. Nay, hải quân Trung Quốc có thể hoạt động ở vùng biển xa lãnh thổ nước này. Năm ngoái, lần đầu tiên, Trung Quốc đưa cả một hạm đội tàu chiến tới vùng Vịnh Aden ngoài khơi Somalia để tham gia chống cướp biển.
Việc Trung Quốc xây dựng ở đảo Hải Nam một căn cứ tàu ngầm nguyên tử có khả năng phóng tên lửa đạn đạo là một dấu hiệu hiển nhiên cho thấy Bắc Kinh có ý định bảo vệ không chỉ những quyền lợi trong khu vực mà còn ở những vùng xa xôi hơn.
Theo Kyodo, tháng ba năm nay, chính phủ Trung Quốc chính thức cho Mỹ biết chính sách mới của mình, theo đó, Bắc Kinh coi biển Nam Hải, tức khu vực biển Đông, là một phần trong cái gọi là « quyền lợi thiết thân » của Trung Quốc gắn liền với vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Qua hành động này, Trung Quốc muốn tỏ rõ quyết tâm bảo vệ các lợi ích của mình tại các vùng biển chiến lược nối liền từ Đông Bắc Á tới Ấn Độ Dương cũng như tại các nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước khác như Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei …
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã khẳng định là bộ máy quân sự của mình sẽ bảo vệ không chỉ đường biên giới mà còn cả những lợi ích của Trung Quốc. Điều này làm tăng thêm sự lo ngại cho các nước bởi vì vùng mà Trung Quốc cho là phải bảo vệ các « quyền lợi thiết thân » có thể rất rộng lớn, đến tận eo biển Malacca, châu Phi và Trung Đông. Vấn đề cơ bản là nhờ có sức mạnh kinh tế, Bắc Kinh không xác định rõ ràng chiến lược quân sự ở cấp độ quốc gia và khu vực. Trong quá khứ, chiến lược quân sự của Trung Quốc là hướng vào việc bảo đảm an ninh, ổn định trong nước và ngăn chặn Đài Loan độc lập. Hiện nay, quân đội Trung Quốc đủ mạnh để hướng ra bên ngoài, vượt ra cả khu vực châu Á.
Năm 2002, trong nỗ lực xây dựng lòng tin, ASEAN đã ký được với Trung Quốc một tuyên bố mang tên ''bộ luật ứng xử trong khu vực'' nhưng không dễ dàng gì ép buộc được Bắc Kinh thực thi văn bản này.
Mặc dù các bên đã đạt được đồng thuận về một số dự án liên kết hợp tác nhưng vẫn còn nhiều bất đồng về đường hướng chính thực hiện các dự án này. Trung Quốc chống lại việc các nước ASEAN có thể tham khảo, liên kết với nhau trong các cuộc thảo luận, thương lượng với Trung Quốc, bởi vì Bắc Kinh không muốn giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ đa phương mà luôn luôn chủ trương đàm phán song phương, với từng nước ASEAN.
M thúc đy chính sách Đông Nam Á đ cân bng thế lc ca Trung Quc
clip_image003
Hội nghị ngày 15/11/2009 giữa Tổng Thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo 10 nước ASEAN là một cột mốc quan trọng trong quan hệ đôi bên.
Reuters
RFI Trọng Nghĩa
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ có mặt tại Hà Nội trong hai ngày 22 và 23/07/2010 để tham dự các cuôc họp của ASEAN. Trước lúc bà Clinton đến Việt Nam, Hoa Kỳ đã tung ra hàng loạt tín hiệu thể hiện mối quan tâm đến vùng Đông Nam Á vào lúc Trung Quốc bắn tin cho biết đã xem Biển Đông là khu vực ''quyền lợi thiết thân'' của họ.
Vào giữa tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ có mặt tại Hà Nội để tham dự các cuôc họp với các đồng nhiệm trong Hiệp Hội Đông Nam Á ASEAN cũng như trong Diễn Đàn An ninh khu vực ARF. Chuyến công du lần này của bà Hillary Clinton còn là dịp để kỷ niệm 15 năm ngày hai nước thiết lập bang giao dưới thời chồng bà, ông Bill Clinton làm tổng thống.
Có thể xem chuyến ghé thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ là một cái mốc quan trọng, đánh dấu sự chuyển hướng trong chính sách của Hoa Kỳ, quan tâm nhiều hơn đến vùng Đông Nam Á. Thay đổi trong chính sách này đã bắt đầu từ ngày Tổng Thống Obama lên cầm quyền tại Nhà Trắng, với bà Clinton trong cương vị bộ trưởng ngoại giao.
Sau các tín hiệu mạnh tung ra vào năm ngoái nhằm xác định quyết tâm trở lại vùng Đông Nam Á, cụ thể là việc ký kết văn kiện gọi là Hiệp ước bất tương xâm với Asean vào tháng 7, nối tiếp với Hội nghị thượng đỉnh Mý-ASEAN lần thứ nhất tại Singapore vào tháng 11, từ đầu năm đên nay Washington đã không ngừng bày tỏ thái độ quan tâm đến Đông Nam Á,
Về măt chính trị, song song với chuyến công du Việt Nam của người đầu ngành, bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cử nhân vật số ba của mình là ông William Burns đi một vòng 4 nước Đông Nam Á mà bà Clinton không ghé thăm lần này là Thái Lan, Cam Bốt, Indonesia và Philippines. Mục tiêu được tuyên bố vẫn là để « thể hiện lời cam kết của Tổng thống Barack Obama là sẽ tăng cường quan hệ đối với khu vực Đông Nam Á năng động ».
Đối với từng quốc gia Đông Nam Á cụ thể, Hoa Kỳ cũng đã thể hiện thái độ ân cần. Với Lào chẳng hạn, ngày 13/07 vừa qua, lần đầu tiên từ trước năm 1975 đến nay, một quan chức cao cấp của Vientiane được nghênh tiếp tại Washington. Nhân chuyến công du của phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Lào Thongloun Sisoulith, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley xác định là Hoa Kỳ xây dựng quan hệ với Lào như là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm mở rộng sự can dự của Washington vào khu vực Đông Nam Á. Ngoại trưởng Lào đã gởi lời mời bà Clinton đến thăm Lào. Lần cuối cùng một Ngoại trưởng Mỹ thăm Vientiane là vào năm 1955.
Đối với Cam Bốt cũng vậy, ngày 17/07, Hoa Kỳ và Cam Bốt đã tổ chức trọng thể lễ khai mạc cuộc tập trận quốc tế duy trì hòa bình mang tên Angkor Sentinel trên lãnh thổ Cam Bốt, với sự tham gia của hơn 700 binh sĩ đến từ 23 nước. Đây là tín hiệu mạnh về phương diện quân sự đối với môt nước Đông Nam Á trước đây còn bị Mỹ nghi kỵ.
Cũng trong đia hạt quân sự, Hoa Kỳ còn mời quân đội các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore tham gia cuộc diễn tập hải quân quy mô RIMPAC ở ngoài khơi quần đảo Hawaii, một cuộc thao diễn sẽ kéo dài qua tháng 8. Riêng Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia mới tham gia tập trận năm nay. Thậm chí mới đây, theo các nguôn tin báo chí, Hoa Kỳ còn cho một chiếc tiềm thủy đỉnh nguyên tử đến Philippines.
Riêng đối với Việt Nam, các tín hiệu thể hiện sự quan tâm cũng rất nhiều. Đáng chú ý là bài diễn văn của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates tại Cuộc Đối Thoại Shangri La gần đây. Trong bài tham luận đó, ông Gates đã không ngần ngại tỏ rõ mối quan ngại của Hoa Kỳ trước các cản trở mà mà quyền tự do thông thương ở Biển Đông có thể vướng phải, cũng như quyền tự do phát triển kinh tế của các nước trong vùng. Thí dụ về sự kiện các công ty dầu hỏa Mỹ bị áp lực (của Trung Quốc) trong việc kinh doanh với Việt Nam đã được ông Gates nêu lên công khai, cho thấy là đối với Mỹ, Trung Quốc là căn nguyên gây trở ngại. Bắc Kinh hiện đòi chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông.
Mối quan ngại của Hoa Kỳ và nhiều nước Đông Nam Á đã đặc biệt gia tăng khi gần đây Trung Quốc bắn tiếng cho biết là kể từ nay, Biển Đông trở thành « vùng quyền lợi thiết thân » của họ, ngang hàng với Đài Loan, Tây Tạng hay Tân Cương.
Theo nhận định của báo Mỹ Washington Times ngày 21/06/2010, chuyển đổi trong quan điểm của Bắc Kinh về Biển Đông như vậy là một lời răn đe nhắm vào cả Hoa Kỳ lẫn các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines. Khi biến Biển Đông thành vùng « quyền lợi thiết thân », Bắc Kinh hàm ý rằng tranh chấp chủ quyền với họ tại khu vực này đồng nghĩa với can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc.
Theo các nhà quan sát, chính sách can dự vào Đông Nam Á nhiều hơn của Hoa Kỳ cũng nhằm mục tiêu hạn chế xu thế bành trướng nêu trên của Bắc Kinh. Để hiểu rõ thêm về chính sách Đông Nam Á ‘’mới’’ của Mỹ trong tương quan với đà vươn lên của Trung Quốc, RFI đã phỏng vấn giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam và châu Á tại Úc.
Nhận định về chính sách Đông Nam Á hiện nay của Hoa Kỳ, giáo sư Thayer ghi nhận mối quan tâm thực sự đến khu vực, với Trung Quốc là đối tượng :
Chính quyền Obama rất quan tâm đến việc khôi phục lại uy thế đã bị mất mát trong thời gian qua tại khu vực Đông Nam Á. Ngay từ tháng 7 năm ngoái, chính quyền Hoa Kỳ đã ký Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN (nhân hội nghị thường niên các ngoại trưởng Đông Nam Á ở Thái Lan). Trong cuộc họp báo sau buổi lễ ký kết, bà Hillary Clinton đã tuyên bố là Hoa Kỳ hoàn toàn sát cánh bên cạnh các đối tác ASEAN để đương cự với một loạt thách thức nhắm vào hai bên.
Quyết tâm dấn thân bên cạnh các nước Đông Nam Á đã được phản ánh trong văn kiện mang tên « Các Ưu tiên Hợp tác được Điều chỉnh trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác được tăng cường giữa ASEAN và Hoa Kỳ » (Revised Priorities for Cooperation under the ASEAN-US Enhanced Partnership)đã được thông qua vào lúc đó. Ngoài ra, tại Hội nghị ở Thái Lan, Ngoại trưởng Clinton còn đưa ra « Sáng Kiến về vùng Hạ nguồn sông Mêkông », (liên kết trực tiếp 4 nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Thái Lan với Hoa Kỳ).
Qua tháng 11 năm 2009, đến lượt tổng thống Barack Obama tham dự Hội nghị đầu tiên của các lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ, tổ chức tại Singapore, bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC.
Tất cả các sự kiện trên không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ Mỹ - ASEAN, mà còn chứng tỏ là Hoa Kỳ sẵn sàng tranh giành những lãnh vực mà cho đến gần đây còn để cho Trung Quốc mặc tình thao túng.
Đối với giáo sư Thayer, Hoa Kỳ đang hành động để cân bằng thế lực ở trong vùng :
Bản Điều chỉnh Chiến lược Quốc phòng Định kỳ 4 năm một lần của Mỹ (Quadriennal Defense Review) công bố gần đây đã nêu bật 3 nước Indonesia, Malaysia và Việt Nam - như là những đối tác tiềm tàng về mặt an ninh của Hoa Kỳ. Tất cả những dấu hiệu đều cho thấy là Hoa Kỳ có thể thúc đẩy thêm những mối quan hệ đó vì tại cả 3 quốc gia này đều đã xuất hiện những mối quan ngại trước thái độ kiên quyết của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hoa Kỳ đang hành động để cân bằng thế lực ở trong vùng. Tín hiệu quan trọng mà giới quan sát đang chờ đợi là liệu Ngoại trưởng Mỹ Clinton có sẽ tuyên bố là Hoa Kỳ mong muốn trở thành thành viên khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á East Asian Summit hay không. Nếu Hoa Kỳ cùng với Nga gia nhập khối này thì cơ cấu mới đó sẽ lấn át cơ chế ASEAN cộng 3 đang chiụ ảnh hưởng mạnh của Trung Quốc.
Theo giáo sư Thayer, việc Trung Quốc coi Biển Đông là « vùng quyền lợi thiết thân » của họ có nguy cơ làm cho tình hình căng thẳng thêm :
Vùng quyền lợi thiết thân của Trung Quốc bao gồm Đài Loan và Tây Tạng. Đây là những nơi mà hành động thách thức chủ quyền của Trung Quốc sẽ bị những biện pháp trả đũa trong đó có việc đe doạ và sử dụng vũ lực. Việc Trung Quốc nâng khu vực Biển Đông lên thành vùng quyền lợi thiết thân của họ đã làm tình hình căng thẳng thêm.
Đấy là phản ứng của Trung Quốc sau vụ tàu USNS Impeccable của Mỹ, hay là các vụ thâm nhập khác của Hoa Kỳ vào các vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc không chỉ ở Biển Đông (South China Sea) mà còn ở vùng Biển Hoa Đông (East Sea).
Việc Trung Quốc khẳng định Biển Đông là vùng quyền lợi thiết thân của họ sẽ không có hệ quả gì nhiều đối với Hoàng Sa, vì đây là nơi mà Trung Quốc đã chiếm rồi và có đủ thế lực quân sự hùng hậu để bảo vệ đòi hỏi chủ quyền của mình. Còn liên quan đến Trường Sa thì việc đó là một hành động khiêu khích.
Trung Quốc đã dùng đến các biên pháp mạnh vào năm 2009, và năm nay lại tiếp tục đơn phương ban hành và buộc các nước khác tuân thủ lệnh cấm đánh cá ổ Biển Đông. Điều đó có nghiã là Việt Nam và Philippines có thể chờ đợi là ngư phủ của họ sẽ bị tàu « Quản lý Ngư trường » của Trung Quốc thẳng tay trừng phạt.
Trung Quốc càng có thái độ quyết đoán khi mà Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ không can dự vào các vụ tranh chấp chủ quyền. Nói cách khác, Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp song phương. Thế nhưng Mỹ sẽ phản đối đòi hỏi của Trung Quốc về vùng Biển Đông, và sẽ kháng lại các cố gắng của Trung Quốc nhằm hạn chế quyền tự do hàng hải.
Riêng về ý định của Việt Nam muốn liên kết các nước ASEAN thành một khối thống nhất để đối phó với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Giáo sư Thayer rất dè dặt về triển vọng Việt Nam toại nguyện :
Việt Nam đã lên làm chủ tịch khối ASEAN được nửa năm rồi, nhưng chưa thành công trong tìm kiếm đồng thuận trong khối về chinh sách đối với Trung Quốc. Vào năm 2002, khi ASEAN và Trung Quốc đồng ý trên bản Tuyên bố về cách Ứng xử trên Biển Đông DOC, khối Đông Nam Á đã khẳng định rằng đó là bước đầu tiên tiến đến một bộ Quy tắc Ứng xử.
8 năm sau, điều tối đa mà Việt Nam có thể làm được chỉ là thuyết phục toàn thể các thành viên ASEAN đồng ý yêu cầu thực thi bản Tuyên bố về cách Ứng xử trên Biển Đông. Cho đến giờ chưa thấy một lời lẽ chính thức nào liên quan đến bộ Quy tắc Ứng xử.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không thương thuyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở đa phương và đã thách thức ASEAN. Hiện nay theo tôi, Đông Nam Á đang trong tình thế chia rẽ.
Theo tôi, điều tốt nhất mà Việt Nam có thể hy vọng từ nay đến cuối năm trong tư cách chủ tịch Asean là nêu vấn đề này trong các cuộc thảo luận với Trung Quốc, hoặc là vấn đề này được Hoa Kỳ hay một nước ngoại cuộc nào khác nêu lên nhân Diễn đàn An ninh Khu vực ARF, và sắp tới đây, nhân Hội Nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với 8 đối tác.
Hiện nay, các thành viên ASEAN rất lo ngại trước thái độ quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng họ sẽ không trực diện đối đầu với Bắc Kinh. Họ chỉ mong là Hoa Kỳ hay một cường quốc bên ngoài nào đó, gánh vác thay họ trách nhiệm nặng nề này.