Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

TIN TỨC VIỆT NAM

1. Việt Nam chưa có đủ quyết tâm chống nạn buôn người
Việt nam vừa là nơi xuất phát vừa là điểm đến của các đường dây buôn ngưòi (Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ).

2. Buôn mật gấu.một kiểu làm ăn có lời ở Việt Nam

3. Mực khô "cao su" được làm bằng gì ?

1. Việt Nam chưa có đủ quyết tâm chống nạn buôn người
clip_image001
Cuộc đi bộ chống nạn buôn người 2009 tại bang Virginia
Photo: BP SOS
RFI Thanh Phương
Theo bn báo cáo 2009 v nn buôn người trên thế gii, do B Ngoi giao Hoa Kỳ công b vào tháng sáu năm ngoái, Vit Nam va là nơi xut phát, va là đim đến ca các đường dây buôn người. Theo nhn đnh ca B Ngoi giao M, chính ph Vit Nam chưa hoàn toàn đáp ng nhng tiêu chun ti thiu v vic xoá nn buôn người, tuy đã có mt s n lc đáng k.
Phụ nữ và trẻ em vẫn bị bán sang Trung Quốc, Cam Bốt, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Macao để khai thác tình dục. Việt Nam cũng là nơi xuất phát nhiều lao động nam và nữ, ra nước ngoài thông qua các công ty môi giới của Nhà nước hay tư nhân để làm việc trong các ngành xây dựng, ngư nghiệp hay trong các xưởng sản xuất, chủ yếu là tại các nước Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Tây Âu và Trung Đông. Đa số phải làm việc như những nô lệ thời đại và bị nợ nần chồng chất do phải vay rất nhiều tiền để được đi. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chi phí mà người lao động phải trả cho các công ty xuất khẩu lao động có thể lên tới 10 ngàn đôla.
Cũng có những thông tin cho biết là các tổ chức tội phạm buôn trẻ em sang Anh quốc làm việc trong những nông trại trồng cần sa và nhiều em bị bán sang Trung Quốc để làm việc trong ngành nông nghiệp và sản xuất. Cũng có không ít phụ nữ Việt Nam còn bị dụ dỗ sang lấy chồng ở các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao và Hàn Quốc, để rồi trở thành nạn nhân của khai thác tình dục và lao động cưỡng bức. 
Luật sư Phan Quốc Cường
(12:16) clip_image003clip_image005clip_image007
05/04/2010
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100405-viet-nam-chua-co-du-quyet-tam-chong-nan-buon-nguoi
Nhưng ngược lại, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, Việt Nam cũng là điểm đến của các đường dây buôn trẻ em Cam Bốt đến các vùng đô thị làm việc như nô lệ hoặc mãi dâm. Nhiều trẻ em Việt Nam và Cam Bốt từ các miền quê bị bán lên Sài Gòn và Hà Nội và bị buộc phải đi ăn xin, bán hoa, bán vé số, nộp tiền cho các băng đảng kiểm soát đường dây này. Mặt khác, Việt Nam ngày càng là điểm đến của du lịch tình dục trẻ em từ nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, châu Âu và Mỹ.
Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu về việc xoá nạn buôn người, tuy đã có một số nỗ lực đáng kể. Hiện giờ, trong danh sách các nước buôn người do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiết lập, Việt Nam được xếp thứ hạng 2, nhưng Liên minh bài trừ nô lệ mới ơ châu Á, gọi tắt là CAMSA, ngày 28/3 vừa qua đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào thứ hạng 3. Hạng 3 gồm các quốc gia có tình trạng buôn người trầm trọng và chính quyền đã không chứng minh quyết tâm chống tệ nạn này và thậm chí trong một số trường hợp lại có sự can dự của giới chức chính quyền.
Liên minh CAMSA hiện gồm năm tổ chức thành viên, BPSOS, Uỷ ban Hoa Kỳ bảo vệ người lao động Việt Nam, Liên hội người Việt Canada, Hiệp hội nhân quyền quốc tế của Đức, và tổ chức Tenaganita của Malaysia.
Riêng tổ chức BP SOS Uỷ ban cứu người vượt biển đã ra đời từ năm 1980 với nhiệm vụ giúp đở thuyền nhân Việt Nam và nay cũng tham gia nhiều vào công tác chống nạn buôn người liên quan đến Việt Nam. Trong phần tạp chí hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn với luật sư Phan Quốc Cường, Quản trị truyền thông và giao tế của BPSOS.
2. Buon mật gấu, một kiểu làm ăn có lời tại Việt Nam
clip_image008
Một trại nuôi gấu để lấy mật tại Việt Nam, (DR)
RFI Mai Vân
Tuần báo Pháp Courrier International trích dẫn báo chí trong nước, nêu bật hiện tượng du khách Hàn Quốc ào ào đến Việt Nam tìm mua loại thuốc đông y này mà không biết rằng hành động của họ là phạm pháp.
Tuần báo Pháp Courrier International kể lại một vụ việc xẩy ra hồi cuối năm 2009, khi công an Quảng Ninh đến khám xét một trong 6 trại "mật gấu" ở trong vùng. Tại đấy, nhà chức trách đã bắt quả tang 9 người, trong đó có 2 người Hàn Quốc đang chích hút mật từ những con gấu bị nhốt. Vụ này cho thấy là công việc kinh doanh mật gấu đang rất thịnh hành. 
Hiện tượng đông đảo du khách Hàn Quốc đến Việt Nam tìm mua mật gấu hệ trọng đến nỗi một đại biểu Quốc Hội Việt Nam, ông Nguyễn Đình Xuân, đã phải viết thư cho chính quyền Seoul, yêu cầu can thiệp. Theo ông Nguyễn Đình Xuân, sau lá thư ông gởi cho Bộ Môi trường Hàn Quốc, Đại sứ quán nước này ở Việt Nam đã tỏ vẻ thông cảm với vấn đề.
Theo nhiều tổ chức môi trường, chính quyền Seoul cần phải ngăn chặn tận gốc, bằng cách khuyến cáo công dân của họ rằng việc mua bán và chuyển vận mật gấu vi phạm pháp luật Việt Nam. Vấn đề đặt ra, theo Courrier International, là Hàn Quốc nằm trong số hai quốc gia Châu Á cuối cùng vẫn cho phép kinh doanh mật gấu, một trong những nguyên liệu rất phổ biến trong ngành chế biến thuốc Đông y.
Tuần báo Pháp nhắc lại kết quả một cuộc điều tra kín đáo của một tổ chức phi chính phủ Việt Nam cho thấy là chỉ trong vòng 10 ngày, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2008, có tới 100 xe buýt du lịch đưa khoảng 1.500 người Hàn Quốc đến các trang trại gấu ở Việt Nam.
Bài báo được Courrier International trích dẫn không nói rõ, nhưng một bài báo trên tờ Tuổi Trẻ, xuất bản trong nước vào tháng 11 năm 2009 vừa qua, đã trích dịch Nhật báo Hàn Quốc Joong Ang Daily, tiết lộ rằng : không chỉ có du khách, mà còn có cả một số doanh nhân Hàn Quốc can dự vào việc buôn bán mật gấu. Theo nguồn tin này thì nhiều trang trại nuôi gấu ở Việt Nam là do người Hàn Quốc điều hành.
From: Thieu Vu*Hoai vu
3. Mực khô 'cao su' được làm bằng gì?
Xenlulo tẩm hương vị,cán ép thành... mực?
Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hoá (Viện Khoa học Việt Nam), ông Đinh Văn Tường là người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, sau khi nhận được điện thoại của phóng viên hẹn gặp để nhờ kiểm tra chất sản xuất ra "mực cao su" cho biết: "Chính bản thân tôi cũng tò mò muốn xem cụ thể hợp chất tạo nên con mực này là gì".
Sau khi trực tiếp nhìn những lát mực đã xé, ông Tường giương mục kỉnh quan sát rất kỹ càng, ông cầm tay kéo miếng mực, bằng cảm quan của nhà chuyên môn ông cho biết: "100% loại mực này không phải được khai thác từ biển, rất có nhiều khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của xenlulo, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất hàng loạt. Công nghệ này chắc là có nguồn gốc từ TQ".
Trước băn khoăn của phóng viên về tính chất, nguồn gốc của xenlulo và ảnh hưởng của hợp chất này đến sức khoẻ con người, ông Tường giải thích: "Để phân tích cụ thể một dạng hợp chất hữu cơ là rất khó. Tại Viện kỹ thuật hoá, muốn làm phải huy động 7- 8 phòng ban. Nhưng nói cho thật dễ hiểu thì xenlulo có thể được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau. ở mỗi quốc gia, hợp chất này được tổng hợp bằng nguyên liệu phù hợp, phổ biến. Tại Việt Nam, xenlulo có nhiều, được tổng hợp từ xơ của củ sắn dây và tinh bột. Giá của xenlulo rất rẻ chỉ khoảng 10.000 đồng/kg.
clip_image039
Những kẻ sản xuất, buôn bán "mực cao su" đạt được siêu lợi nhuận từ những hành vi bất thiện này. (Ảnh minh hoạ)
Theo ông Tường dự đoán, một kg mực được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ cán ép từ hợp chất xenlulo tẩm hương vị thì giá thành cao nhất cũng chỉ là 30.000 đồng/kg. Như vậy, so với một kg "mực cao su" phóng viên mua ở Cửa ông (Cẩm Phả- Quảng Ninh) với giá 140 ngàn đồng hay 200 ngàn đồng tại Hà Nội thì lợi nhuận của những kẻ sản xuất, buôn bán "mực cao su" là siêu lợi nhuận. Bằng công nghệ này, ta có thể hình dung, chỉ bằng những khuôn ép, sử dụng hợp chất xenlulo người ta có thể sản xuất mực hàng loạt theo năng suất của dây chuyền sản xuất, khỏi phải giăng buồm ra khơi đánh bắt.
Cần làm rõ sự độc hại
Thực tế, các cơ quan về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn thường xuyên khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, có một điều mặc nhiên ai cũng biết, đó là nguồn gốc không ghi rõ nhưng lại được các thương lái "quảng bá" rất rõ ràng. Trong chuyện những con "mực cao su", người bán thật thà thì nói là "mực TQ", còn người buôn gian thì cứ lập lờ mực khô lấy từ Thanh Hoá, Nghệ An... như thế, chỉ có người tiêu dùng chịu thiệt, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc kiểm tra, làm rõ.
Đối với "mực cao su", ông Tường cũng khẳng định, những người làm mực giả này không dại gì mà sử dụng những chất gây độc hại khiến người ta ăn xong thấy tác hại ngay như chóng mặt, buồn nôn... ở đây, họ dùng chất xenlulo, nếu sản xuất theo đúng công nghệ sạch thì vô hại. Nhưng vấn đề đặt ra là, công nghệ của tổng hợp xenlulo có đảm bảo không, chất vi lượng bổ sung và chất tạo hương vị mực là chất gì, nó gây độc hại ra sao? Điều này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
clip_image040
Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia đều lo ngại việc tẩm ướp tạo hương vị cho mực khô cao su sẽ là khâu mất vệ sinh và nhiễm hoá chất độc. (Ảnh minh hoạ)
Theo ông Nguyễn Văn Quang (Trung tâm hoá công nghệ thực phẩm), xenlulo vẫn được dùng trong công nghiệp thực phẩm, một dạng của nó khá phổ biến là kẹo cao su. ông Quang khẳng định: "ăn kẹo cao su người ta phải bỏ bã bởi bản thân xenlulo là chất dai, khó tiêu hoá, khó phân huỷ nếu làm thành mực người ăn nuốt cả vào bụng sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, sôi bụng". Việc cá mực được sản xuất bằng công nghệ hoá học mà không phải là thực phẩm tự nhiên là không được phép. Thực tế, nhiều nước đã yêu cầu ghi rõ nguồn gốc, nơi khai thác hải sản xuất khẩu để kiểm soát tốt nguồn thực phẩm tránh mọi nguy cơ nhiễm hoá chất độc hại.
Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia đều lo ngại việc tẩm ướp tạo hương vị cho mực sẽ là khâu mất vệ sinh và nhiễm hoá chất độc. Có thể, để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, những người sản xuất "mực cao su" sẽ sử dụng những phế liệu từ mực, mực hỏng, thối qua xử lý hoá chất, trộn với xenlulo để tạo ra mùi vị đặc trưng của mực. Như vậy, nguy cơ về mất vệ sinh, nhiễm hóa chất độc hại có trong "mực cao su" là rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Hôm qua 2/4, phóng viên đã liên hệ với Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn thực phẩm Quốc gia. TS. Lê Thị Hồng Hảo- Phó viện trưởng cho biết, bà cũng rất quan tâm đến vấn đề báo nêu. Bà Hảo đề nghị phóng viên chuyển mẫu "mực cao su" đến để Viện phân tích, xét nghiệm. PV sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi có kết luận chính thức từ Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn thực phẩm Quốc gia.
Nguồn:
http://home.vnn.vn/muc_kho__cao_su__duoc_lam_bang_gi_-33619968-631021321-0