Frm: Viet Do* Nguyen ngoc Linh
Hình: ASSOCIATED PRESS
Le Monde là tờ báo lớn nhất, có số phát hành cao nhất nước Pháp, trong số ra ngày 20-7-2010 có bài viết nhan đề «Công ty quốc doanh lớn Vinashin của Việt Nam gặp những vấn đề nghiêm trọng, nợ lên đến hơn 3 tỷ Euros».
Bài báo viết: Tổng công ty đóng tầu biển Vinashin là nhóm cơ sở quốc doanh to lớn bậc nhất của nền công nghiệp Việt Nam hiện trong tình hình gay go. Từ tình trạng quản lý quá lỏng lẻo quỹ công, dự án vạch ra không hợp lý, thanh tra các dự án bị buông trôi, nay Tổng công ty Vinashin phải đối mặt với một khoản nợ khổng lồ, lên đến 4 tỷ đôla, bằng 3,1 tỷ Euros.
Báo chí Việt Nam không e ngại chỉ trích sự kiện này và đòi phải có những biện pháp cải cách mạnh mẽ các cơ sở quốc doanh.
Cơ quan Công an đã được giao nhiệm vụ mở cuộc điều tra Vinashin. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Phạm Thanh Bình đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bãi miễn chức vụ ngày 13-7-2010. Thứ trưởng bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Hồng Trương được cử tạm thay thế ông Bình.
Một Ban điều tra của Ban Chấp hành Ttrung ương đảng đã lên án các sai phạm nghiêm trọng của Vinashin là huy động những khoản vốn cực lớn một cách tùy tiện, lựa chọn không xác đáng các hướng đầu tư. Vinashin đang phải thực hiện một cuộc kiểm điểm nghiêm túc.
Trên báo Tiền Phong, ông Trần Quang Vũ, tổng giám đốc Vinashin, đã bày tỏ lời xin lỗi đảng, chính phủ, thủ tướng và nhân dân.
Một số người không loại bỏ mối liên quan giữa sự kiện trên với Đại hội đảng sẽ họp trong 6 tháng tới. Đó là dịp các vị trí quyền lực then chốt được quyết định. Các dịp như thế bao giờ các nhóm quyền lực cũng đấu tranh với nhau.
Thêm nữa, những bê bối của Vinashin không hề bất ngờ, như phát biểu của ông Nguyễn Quang A, đồng chủ tịch của một nhóm tư duy. Đã có nhiều cảnh báo từ trước trên báo chí về chủ trương chiến lược phát triển quá đáng của cơ sở quốc doanh này.
Báo chí đã nêu lên rằng trong năm 2009, Vinashin đã bị lỗ đến 18,8 triệu đôla và từ nhiều tháng nay đã mắc những khoản nợ khổng lồ.
Bài báo có riêng một đoạn để nói rõ tình trạng quản lý của Nhà nước quá lỏng lẻo nuông chiều các cơ sở quốc doanh lớn như Vinashin. Nhiều cơ quan Nhà nước phải cùng chịu trách nhiệm, do đã vung tay cung cấp quá nhiều tài nguyên quốc gia, cấp những khoản tiền quá lớn từ Ngân hàng Nhà nước cho Vinashin.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của chính phủ, nói với báo Tuổi Trẻ rằng: «Nếu như chính phủ không hào phóng cấp cho Vinashin những khoản tiền quá lớn thì tổn thất sẽ không đến nỗi nặng nề đến vậy ». Bà nói thêm rằng: «Các cơ sở quốc doanh cần được đánh giá đúng khả năng quản lý kinh doanh của nó, xem kỹ nó có tôn trọng các quy luật của thị trường hay không, và sự đánh giá ấy phải được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách có quyền lực».
Bộ Giao thông – Vận tải báo tin sẽ cơ cấu lại nhóm kinh tế quốc doanh Vinashin, một số cơ sở của nó không có nhiệm vụ trực tiếp trong việc đóng tàu biển sẽ được tách ra khỏi Tổng công ty này, như các cơ sở vận tải đường biển, xây dựng cảng biển và xây dựng khu công nghiệp ven biển … sẽ được nhập vào các cơ sở kinh tế quốc doanh khác, như Tổng công ty PetroVietnam, Vinalines … ».
Bùi Tín (trích dịch)
KAVITI [NGUỒN TỔNG HỢP]
Le Monde (avec AFP.)
Au Vietnam, l’un des fleurons de l’économie face à de graves problèmes
Le très stratégique groupe de construction navale Vinashin, l’un des plus grands fleurons de l’industrie vietnamienne est dans la tourmente. Gestion hasardeuse de fonds publics, projets irrationnels, supervision laxiste… l’un des plus grands groupes d’Etat du pays communiste doit faire face à des dettes abyssales. Selon la presse locale, elles atteindraient 4 milliards de dollars (3,1 milliards d’euros). La presse vietnamienne, qui appelle à une vaste réforme de ces géants publics, n’a pas ménagé ces critiques.
D’ores et déjà, la police a été saisie d’une enquête. Le président du conseil d’administration, Pham Thanh Binh, a été démis de ses fonctions par le premier ministre Nguyen Tän Dung, le 13 juillet. C’est Nguyên Hông Truong, vice-ministre des communications et des transports, qui assure l’intérim. La commission d’enquête du puissant comité central du Parti communiste (PCV) au pouvoir a fustigé sa légèreté dans la mobilisation, l’utilisation de fonds publics et ses choix d’investissements. Chez Vinashin, l’heure est à l’autocritique. Dans le quotidien Tien Phong, son directeur général, Tran Quang Vu, s’est excusé auprès “du Parti, du gouvernement, du premier ministre et de la population”.Certains n’excluent pas un lien avec le prochain congrès du PCV qui doit se tenir dans six mois. C’est en effet à ce moment-là que seront distribués les postes-clés du pouvoir. Or, cela donne toujours lieu à des luttes de faction.
Néanmoins, les ennuis de Vinashin ne sont “pas une surprise”, relève Nguyen Quang A, cofondateur d’un groupe de réflexion. Des mises en garde sur la stratégie d’expansion de Vinashin avaient été formulées dans la presse. Pour 2009, les médias avaient évoqué des pertes de 18,8 millions de dollars et, depuis plusieurs mois déjà, évoquaient une dette massive.
Soutien de l’Etat
Pour les analystes, l’affaire est aussi révélatrice d’un système trop complaisant avec les grands groupes publics. “Vinashin opère sous la direction, la gestion et l’aide de nombreuses agences de l’Etat, qui ne peuvent pas rester passives, a confié Pham Chi Lan, ancienne conseillère économique du gouvernement, au quotidien Tuoi Tre. Je suis surprise que Vinashin se soit tellement enfoncé dans les problèmes sans que personne ne tire la sonnette d’alarme.” Elle déplore les allocations massives de ressources, l’accès facile au crédit bancaire, avec le soutien de l’Etat, réservés aux grands groupes comme Vinashin.
“Si l’Etat n’avait pas donné aussi généreusement de l’argent à Vinashin, les pertes n’auraient pas été si monumentales”, ajoute-t-elle, réclamant que ces conglomérats publics soient “évalués sur la base de leur capacité à (…) respecter les principes de marché” par une agence “spécialisée, puissante”. Jonathan Pincus, du Fulbright Economics Teaching Program à Ho Chi Minh-Ville abonde dans ce sens, “certaines grandes compagnies d’Etat ont un accès facile aux terrains et capitaux publics, mais ne sont pas contraintes d’être compétitives pour survivre. A un moment, Vinashin aurait monté jusqu’à 450 filiales !”
L’économiste prône la cotation sur les marchés internationaux pour forcer ces groupes à publier leurs bilans financiers. “Le maintien en poste des dirigeants de ces entreprises devrait être lié à leurs performances, (…) la transparence accrue”, ajoute-t-il.
Le ministère des transports a annoncé une restructuration du groupe et le transfert de certaines activités sans lien direct avec la construction navale : le transport maritime, la construction de ports et zones industrielles pourraient être ainsi confiés, selon la presse, à d’autres géants publics comme PetroVietnam ou Vinalines, spécialisés dans le transport maritime.
Le Monde (avec AFP.)