Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

TRẬN ĐỒ TẠI PHƯƠNG ĐÔNG

Frm: NgkimBao
Những ai có chút tâm tư về Việt Nam và thế giới đều luôn lo lắng cho cuộc tranh chấp tại Biển Đông. Chúng tôi đã trình bày trong các số trước những quan điểm khác nhau về tình hình hiện tại. Kissinger và một số người khác cho rằng Mỹ và Trung Hoa cần nhau, sẽ sống chung hòa bình, sẽ không có chiến tranh.
Một số khác cũng tin vào hòa bình vì họ cho rằng thế giới sẽ không có chiến tranh vì chiến tranh sẽ đưa đến tận diệt loài người, không ai điên rồ mà gây chiến tranh.
Một số cho rằng Trung Quốc sẽ đại thắng, sẽ thay Mỹ làm chủ toàn cầu.
Chúng tôi nhận được bài này có nhiều ý tưởng độc đáo nhưng rất tiếc là không rõ tên người viết.
Xin giới thiệu bà con  để suy nghĩ.
                               ***

Đụng độ trực tiếp giữa Phương Tây với Trung Cộng chưa nổ ra , nhưng cuộc chiến ngôn ngữ ngày một gia tăng ,các chuẩn bị chiến trường ngày một cụ thể hơn và từng bước tăng tốc độ của các cuộc dàn binh bố trận . Nhiều vấn đề cách nay chỉ vài tháng còn nổi lên thành chủ đề hàng đầu đối với giới truyền thông quốc tế , nay lẳng lặng chìm xuống cứ y như là những vấn đề như vậy đã từng không hề tồn tại trong thực tế , thay vào đó là những vấn đề có vẻ như được tạo dựng nhằm đánh lạc hướng dư luận thế giới .
Vấn đề họp Sáu Bên liên quan đến hồ sơ nguyên tử của Bắc Triều Tiên lẳng lặng chìm xuồng, hồ sơ nguyên tử của Iran hầu như được coi như xong sau Nghi Quyết cấm vận Iran được LHQ thông qua với thái độ được coi là miễn cưỡng của Bắc Kinh liên quan đến vấn đề này , phiên họp của G20 tại Toronto, Canada cũng chẳng được mấy quan tâm , vấn đề tràn dầu tại Vịnh Mexico kéo dài đã trên hai tháng với đầy dãy những tin tức trái ngược nhau - tưởng chỉ là tai nạn khoan dầu - lại là chủ đề lớn trên thế giới từ Âu sang Mỹ.
Thế giới còn khối truyện để bàn . Chương lương, công tâm, công thành là ba kế chính mà con nhà Tướng phải biết dụng . Nhưng biết dụng ba kế phối hợp này thực chẳng dễ . Dụng kế mà đối phương cứ ung dung chui vào bẫy, người ngoài dù tỉnh cách mấy cũng chẳng biết , thế mới hay . Chưa dụng kế người khác đã biết quả là dở . Ôi biết bao nhà độc tài trên thế giới này trong suốt thế kỷ 20 đã nối đuôi nhau rơi vào bãy mà lòng cứ vênh vênh tự đắc . Trung Cộng cới Đảng CS là điển hình trong nhóm đó . Mọi truyện đều xuất phát từ lòng tham , thiếu trí tuệ , cứ ôm chặt lấy hào quang vang bóng một thời của lịch sử nước họ mà ra cả . Nghĩ lại trong hơn thế kỷ qua cả Âu Châu dũng mãnh như vậy , ấy vậy mà vẫn phải xếp giáp chấp nhận hoàn toàn các nguyên tắc căn bản của Hệ Thống Xã Hội Duy Lý Hiện Đại; được lập căn trên việc phục vụ con người với tính cách đúng là người , xã hội được vận hành đúng theo nguyên tắc phổ quát là dân chủ tự do cùng với nền kinh tế thị trường.
Trên bước đường Duy Dân này (nói theo Cụ Lý) kẻ trước người sau dứt khoát phải đi vào con đường ấy thôi , chẳng thể đảo ngược , mọi chống đối dứt khoát phải bị dẹp tan vô luận là tôn giáo hay chủ nghĩa nước lớn còn sót lại . Sứ mệnh lịch sử của thế giới tiến bộ hôm nay là phải dẹp bỏ mọi cản trở còn sót lại : “ chính nghĩa nhân loại ở chỗ đó ”.
1 – KẾ CÔNG LƯƠNG
Tầu cố tình bóc lột sức lao động của dân Tầu , lợi dụng kinh tế thị trường đầu tư hải ngoại vào Tầu để làm hàng với giá rẻ , với sự trợ giá do thặng dư thương mại với thế giới để dùng khối hàng hóa rẻ mạt đó xâm lăng thị trường Âu Mỹ , chiếm lĩnh thị trường các nước chậm phát triển như phương cách xâm lăng mềm đối với thế giới.
Đó là Kế Công Lương của Tầu vậy . Việc này chẳng lạ gì , đã được dự kiến từ lâu rồi , cứ để cho Tầu ung dung thi hành kế sách của mình . Lịch sử nước Nhật trong đầu thế kỷ 20 cũng đã hành động y như vậy . Nhật được Anh Mỹ nuôi tạo dựng sức mạnh . Nhật bành trướng chiếm lân bang khi lòng tham không được thỏa mãn , bị Mỹ chống đối , quay sang chống Mỹ , Anh , gia nhập Khối Trục , lao vào Thế Chiến II .Quan sát nước Tầu trong mấy chục năm qua , mọi truyện sảy ra đúng như vết xe đổ mà Nhật đã đi qua . Tầu quá tự tin vào sức mạnh 1.3 tỷ người của mình , hãnh diện hơn Nhật và Đức cũng Như Nga trong kế sách xâm chiếm thế giới . Ôi vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn.
Tạp Chí Foreign Affairs số tháng may-june 2010 trang 22 đã đăng tải một bài dài nhan đề là Geography of Chinese Power của tác giả Robert D. Kaplan (Ông là chuyên viên cao cấp thuộc Trung Tâm An Ninh về Nước Mỹ mới (Center for a New American Security) , đồng thời cũng là phóng viên của Tạp Chí The Atlantic là tác giả của cuốn sách sẽ được xuất bản sắp tới đây nhan đề : Monsoon : The Indian Ocean and the future of American Power) . Ngay phần mở đầu của bài viết ông đã trích dẫn quan điểm của nhà nghiên cứu địa lý chính trị người Anh là Sir Halford Mackinder được ghi trong cuốn sách nhan đề là : The Geographical Pivot of History.
Tác giả Kaplan đã tóm lược như sau : “ with a disturbing reference to China . After explaining why Eurasia was the geostrategic falcum of world power, he posited that the Chinese, should they expand their power well beyond their borders “ might constitute the yellow peril to the world’s freedom just because they would add an oceanic frontage to the resources of the great continant …” Quan điểm được trích dẫn trên tờ Foreign Affairs (được coi như cơ quan ngôn luận chính thức của CFR (Council on Foreign Relation) là một trong sáu tổ chức hình thành bởi Tổng Đàn Hội Kín Bàn Tròn (Round Table) tại New York, trong bối cảnh thế giới hôm nay cũng đủ chứng tỏ rằng : Thế giới đã nhìn thấy hiểm họa Trung Hoa từ rất lâu rồi.
Thấy rõ hiểm họa mà vẫn củng cố sức mạnh cho Tầu về kinh tế , chính trị , quân sự để Tầu bành trướng thì rõ ràng là : “ Quyền Lực Toàn Cầu đã có chủ trương chiến lược nhằm diệt chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc tận cội rễ vậy ” . Kinh nghiệm lịch sử để lại trong suốt mấy thế kỷ đã qua đều cho thấy kế sách này vi diệu lắm , người ngoài cuộc hiểu sao nổi . Tầu muốn hòa không cho hòa , muốn chịu thua cuộc chẳng cho thua cuộc . Như khi xưa Nga,Ý, Đức, Nhật đã từng mong muốn như vậy , chẳng cho . Các anh phải đi vào chiến tranh tối hậu để đánh tan ngay tinh thần muốn tái dựng chủ nghĩa thực dân trên căn bản mới mà các anh chủ trương dựa trên sự chia xẻ quyền lợi của các phía liên quan . Điều đó cũng hoàn toàn mang ý nghĩa là : trở lại vòng luẩn quẩn mới . Do thế cần giải quyết vấn đề tự căn bản chứ không giải quyết tạm bợ được . Suốt thế kỷ 20 , chiến tranh chỉ nhằm một mục tiêu tối hậu là giải quyết các mâu thuẫn tại Âu Châu mà thôi , các vùng khác là phụ , cần chờ để tiến hành tàn phá trật tự cũ thì trật tự mới mới hình thành được tại các nơi đó.
Chủ trương này được thể hiện rất rõ qua việc ký kết nhiều thỏa hiệp tạm bợ đối với chính tình Á Châu trong suốt gần 50 năm của cuộc chiến tranh lạnh . Cho nên ngày nay không thể vin vào các kiểu thỏa hiệp tạm bợ đối với chính tình tại Á Châu trong chiến tranh lạnh để đi đến kết luận về chủ hướng hiện nay đối với Á Châu theo kiểu sẽ sảy ra như trong chiến tranh lạnh được . Khi Á Châu cụ thể ở đây là Tầu đi vào giai đoạn cần giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn cũ , để đặt căn bản cho việc xây dựng trật tự mới cho Á Châu , sau khi đã hoàn tất mục tiêu xây dựng trật tự trên toàn khu vực Âu Châu kể cả Nga trong thế kỷ 20.
Cuốn sách mà tác giả Kaplan sắp xuất bản nhấn mạnh đến Ấn Độ Dương liên quan đến tương lai của quyền lực Mỹ cho thấy tầm quan trọng của Ấn Độ trên vùng biển Ấn Độ Dương cũng như trên vùng Nam Á, được coi như đối lực quan trọng trong kế sách ngăn chặn đà bành trướng của Hán trên phạm vi toàn cầu . Một hình vẽ được nối kết với chủ đề mà tác giả Kaplan nêu lên là : con rồng Hán ôm cả địa cầu . Như thế cũng đủ để nói lên ý đồ chiến lược của Hán vậy . Câu hỏi quan trọng là : Ấn Hán có đụng nhau hay không ? tình hình hiện nay rõ ràng chẳng thể tránh được . Đối với Phương tây đặc biệt là Mỹ, thời kỳ nuôi sức mạnh cho Hán đã qua, bây giờ là lúc diệt Chủ Nghĩa Bành Trướng hán Tộc để giữ yên cho nhân loại.
Hán muốn dùng kế Công Lương đánh thế giới thì lý nào thế giới lại không dùng kế công lương đánh lại Hán . Khi tung kế này ra Hán sẽ khốn khổ ngay vì các bất ổn trong lòng xã hội Hán ; xã hội Hán thực sự chẳng vững bền gì , mỗi tỉnh là một sứ quân sẽ tách rời khỏi Hán ngay khi điều kiện bất lợi cho họ . Lịch sử Hán là vậy chẳng thể đổi thay được . Vấn đề đồng Yuan chỉ là mặt nôi của tranh chấp thương mại Mỹ-Hán . Vấn đề căn gốc là chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc quyết dumping hàng hóa bất chấp quy luật làm ăn quốc tế để tiến hành thôn tính thế giới . Đó là thái độ của kẻ âm mưu làm loạn.
Phải diệt . Trước tiên xử dụng kế Công Lương đánh vào tử huyệt của Hán một cách gián tiếp thông qua các dàn dựng để dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chánh trong mấy tháng cuối dưới thời Ông Bush . Khủng hoảng hiệp II đang đến gần chẳng thể tránh được, đang chuẩn bị để mở rộng tại Âu Châu, chắc chẳn sẽ gây tác động trên phạm vi toàn cầu . Hán tỏ ra nhượng bộ chút ít để mua thời gian nhân dịp Hội Nghị G20 mở ra tại Toronto, và cũng là để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào đến Mỹ vào tháng bảy này . Một số Thượng Nghị Sỹ Mỹ đã lên tiếng tố Hán tiếp tục lươn lẹo trong thương mại , việc tạo ra cảm nghĩ rằng Hán để thả nổi đồng Yuan để đồng Yuan được định giá bởi thị trường, thực tế chỉ là kế đánh lừa dư luận thế giới mà thôi.
Đáp ứng lại , thị trường Chứng Khoán vẫn tiếp tục mất giá sau khi Hán tuyên bố chủ trương mới . Tờ Le Monde , một tờ báo được nhiều trí thức Pháp đọc, lên tiếng khẳng định : đó là kế lươn lẹo của Hán mà thôi như điều mà cây viết Marie de Verges đã viết hôm 26-6 năm 2010 . Kế Công Lương của Hán quá đơn giản đã được lập lại nhiều lần bởi các thế lực kinh tế chính trị được hình thành trước Hán.
Kế Công Lương do Phương tây chủ trương cũng đã từng được xử dụng trong thế kỷ 20 khi cuộc Đại Khủng Hoảng năm 1929 nổ ra, cố tình để cho kéo dài nhằm chuẩn bị cho Thế Chiến II . Do thế kế công lương sẽ còn nhiều diễn biến ngoạn mục sắp tới đây . Kế công lương đợt hai này mới thực sự gây ra thảm cảnh đối với Hán . Đó là tất yếu lịch sử để tái lập trật tự thương mại toàn cầu . Khủng hoảng tài chánh đợt I không báo hiệ là nền kinh tế thị trường cũng như toàn cầu hóa sai, mà do Hán cố tình gây ra khi không chấp nhận quy luật làm ăn được quốc tế nhìn nhận . Hán đích thị là kẻ phá hoại chẳng sai.
2 – KẾ CÔNG TÂM
Hán không có khả năng để thực hiện kế Công Tâm đối với thế giới , nên Hán rất sợ Internet, sợ Google’s . Đó là mối kinh hoàng đối với Hán hoàn toàn có khả năng lật đổ tòa lâu đài quá cổ mà Hán đang cố vực dậy . Những kiểu hù dọa lân bang theo kiểu Trì Hạo Điền cùng cánh diều hâu do Trì lãnh đạo thực tế chẳng hù dọa được quần chúng trong các xã hội phương Tây , bất quá cũng chỉ hù dọa được mấy anh CS giốt nát tại các nước lân bang của Hán mà thôi . Mỹ muốn thực hiện kế công tâm với Hán lại quá dễ . Ngoài các lời tuyên bố tại các hội nghị quốc tế luôn được nhắc nhở tới trong các bài viết của các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới . Hệ thống truyền thông thế giới nằm gọn trong tay Mỹ cũng như Âu Châu , việc sắp xếp để tạo ra một cao trào làm nổ bùng một sự kiện nào đó là quá dễ với Mỹ.
Các nhà nghiên cứu chính trị Mỹ và thế giới là bậc thầy trong lãnh vực chiến tranh tâm lý ,việc phối hợp cả một hệ thống lớn lao đó cũng chỉ Mỹ mới làm được mà thôi . Cứ xem các diễn biến dẫn đến ngày 30-4-75 là thấy rõ , quân Bắc Việt đánh ít nhưng BBC , VOA phụ giúp đánh tâm lý làm tan rã tinh thần chiến đấu của quân đội VNCH dữ dội gấp nhiều quân đoàn CS gộp lại . Các đòn công tâm vẫn thường được dụng, song song với chiến tranh tình báo , an ninh trước khi dẫn đến công thành (nói theo ngôn ngữ cũ).
Dân Tầu vốn sợ Mỹ mặc dù bề ngoài thì già mồm hô hào, nhưng trong bụng lại rất sợ . Nếu Mỹ mở cửa là thu dọn gia đình đến Mỹ ngay , khi ổn định cuộc sống lại quay qua chống Mỹ . Đám lãnh đạo Đảng CS Tầu vẫn suy nghĩ theo lối cũ xưa, muốn cai trị thế giới bằng cách gặm nhắm từ từ để tái lập chủ nghĩa đế quốc Hán theo kiểu mới mở rộng trên quy mô toàn cầu (cụ thể như bài báo của tác giả Robert D. Kaplan trên tờ Foreign Affairs , cùng rất nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu khác đã cho thấy).
Kế công tâm khi phối hợp bằng các đe dọa xử dụng quân sự sẽ làm giao động lòng dân Hán cao độ nhất . Quả thực Hán rất sợ chiến tranh , vì Đảng CS tại Bắc Kinh tự hiểu là : “ một khi nước Hán đi vào chiến tranh lớn thì nước Hán sẽ bị phân rã thành nhiều mảnh ngay tức thì. Đó chính là thảm cảnh mà Hán cố tình không dám nghĩ tới”
3 - KẾ Công Thành.
Kế công tâm trong cuộc chiến với Hán và Hồi Giáo đã từng được xử dụng nhiều lần ở những mức độ khác nhau . Nhưng lần này được đẩy lên mức độ cao hơn so với trước đây rất nhiều . Bằng cách xử dụng lực lượng quân sự để tạo dựng kế công tâm kết hợp với ý đồ chiến lược khác . Khởi đầu khi tầu ngầm Bắc Triều Tiên đánh đắm chiến hạm Cheonan của hải quân Nam Triều Tiên hồi cuối tháng 3 làm cho vùng biển Hoàng Hải trở nên sôi động bất ngờ . Hải quân Tầu cách nay trên một năm nghĩ rằng : Nhật cũng như Nam TT không đủ khả năng đe dọa vùng biển Hoàng Hải vì sợ lực lượng hỏa tiễn của Tầu có thể tàn phá hạ tầng kinh tế của Nhật , Nam TT , Đài Loan.
Việc này được thể nghiệm qua vụ tầu nghiên cứu Impeccaple thuộc hải quân Mỹ bị hải quân Tầu quấy rối trong vùng hải phận của VN , cũng như HKMH Mỹ bị tầu ngầm của Tầu đến gần mà Mỹ không có phản ứng gì rõ ràng . cho nên hải quân Tầu chuyển dần xuống phía Biển Đông để đi qua Ấn Độ Dương , đồng thời tiến xa hơn về phía đông đến khu vực biển đông của Nhật Bản trong nỗ lực tiến gần đến Midway được coi là căn cứ hải quân quan trọng nhất của Mỹ trong vùng bắc Thái Bình Dương chỉ sau Hawai mà thôi.
Guam được coi là căn cứ tiếp vận tiền tiêu của Mỹ trong vùng Tây Thái Bình Dương , tại đó Mỹ đã mau chóng biến thành điểm tồn trữ chiến cụ trên quy mô lớn, với khoảng 100,000 bom cùng hỏa tiễn , với 66 triệu gallons xăng dùng cho phản lực cơ được coi là điểm tồn trữ nhiên liệu lớn nhất thế giới của Mỹ . Tại đấy một Bộ Chỉ Huy đã được thành lập nhằm phối hợp các hoạt động tiếp vận trong vùng Tây Thái Bình Dương . từ Guam đến Bắc Triều Tiên chiến hạm di chuyển mất hai ngày , máy bay mất 4 giờ bay.
Bất ngờ sự kiện Cheonan nổ ra như dấu báo về mối căng thẳng mới trong vùng Hoàng Hải . Bắc TT đứng sau vụ này là điều được Ủy Ban Điều Tra độc lập xác nhận , Nam TT đưa vấn đề ra LHQ nhằm làm cho vấn đề nổ lớn ra . Nam TT cùng Mỹ tiến hành tập trận chống tầu ngầm có sự tham dự của HKMH George Washington . Bắc Kinh dĩ nhiên phản đối việc Mỹ đưa HKMH vào vùng biển gần Tầu , dân Tầu cũng bắt đầu lai rai lên mạng điện toán chống Mỹ . Chiều hướng này sẽ mở rộng trong mấy tháng tới đây, sau khi Hồ Cẩm Đào thất bại tại Hội Nghị G 20 tại Toronto, Canada, cũng như được tiếp đón lạnh nhạt tại Washington trong đầu tháng bảy này . (truyền thông thế giới sẽ cố tình coi vụ tiếp đón này là không quan trọng, cho dù Ông Obama có tiếp đón đúng nghi lễ ngoại giao).
Cuộc tập trận phối hợp giữa hải quân Nam TT với Mỹ trong vùng biển Hoàng Hải , về mặt chiến lược cần được coi như cách thức mà Mỹ mở mũi nhọn khác đe dọa an ninh của Tầu trên mặt trận Đông Bắc Á . Mặc dù cuộc tập trận đó chưa thể được coi như một hành động quân sự trực tiếp chống lại Tầu, nhưng về tổng quát có thể coi đó như một đòn phản công có giới hạn nhằm trả đua những hành động được coi là Tầu thực hiện các đe dọa mới đây đối với Nhật Bản ; khi cách nay mấy tháng tầu ngầm cũng như chiến hạm Tầu ngăn chặn hải quân Nhật trong vùng biển được coi là vùng biển an ninh của Nhật nằm về phía đông của Nhật . Quan hệ quân sự căng thẳng hiện nay giữa Mỹ với Tầu hiện bị coi là đã bị cắt đứt khi Tầu quyết định hủy bỏ chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates được dự trù đến thăm Tầu . Lý do được phía Tầu đưa ra nói là thời điểm không thích hợp.
Mối quan hệ quân sự Tầu Mỹ như vậy chỉ xấu đi từ từ chứ chẳng thể tốt lên được nữa . Về mặt quân sự thuần túy thì cuộc tập trận tại Hoàng Hải có thể được coi là tuyến đầu trong trận đồ tại Thái Bình Dương mênh mông . Các giới chức quân sự bắt buộc phải tính đến tình huống được coi là xấu nhất có thể sảy ra . Giả sử khi Nam TT tập trận với Mỹ , một vài chiến hạm của Nam TT , hoặc của Nhật , hoặc Mỹ hoặc Ấn Độ, hoặc của Nga bất ngờ bị đánh đắm bởi tầu ngầm của Tầu thì sao ? khi đó khó có thể lường được hậu quả, các phía có thể hành động trả đũa, chiến tranh leo thang ngay tức thì.
Việc đó đã từng sảy ra nhiều lần đối với lịch sử nhân loại . Do thế Mỹ phải tính các thế phòng ngừa, bằng cách mở thêm một cuộc tập trận quy mô lớn hơn nhiều trong cùng biển Hawai, phối hợp lực lượng của 14 nước, với trên 34 chiến hạm trong đó có HKMH Ronald Reagan , trên 100 máy bay các loại kể cả oanh tạc cơ B1 , B2 . Thông báo chánh thức nói đến vùng tập trận xung quanh Hawai, thực tế ta phải hiểu là xung quanh vùng biển Guam. Midway . Như thế cuộc tập trận này cần được coi là tuyến II nhằm hỗ trợ cho cuộc tập trận Nam TT với Mỹ tại Hoàng Hải . Dĩ nhiên một hành động nào đó sảy ra tại Thái Bình Dương đều liên hệ ngay đến Ấn Độ Dương, vịnh Persia cũng như toàn vùng trung Đông hay Nam Á.
Cho nên cần phòng bị vùng này một khi Iran làm loạn . Quân đội Mỹ một mặt đẩy mạnh việc rút khỏi Irak, họ đáng bán đổ bán tháo các thiết bị không cần thiết tại đó để quân Mỹ rút khỏi Irak mà không phải tiêu tốn cho vận chuyển, trong khi đó lại tăng cường tối đa sự hiện diện hải quân trong vùng Hồng Hải , Ấn Độ Dương cũng như Vịnh Persia . Tin mới nhất ghi nhận : Ai Cập đã đồng ý để lực lượng hải quân hùng mạnh của Mỹ và Do Thái băng qua kênh đào Suez vào Hồng Hải để đến vịnh Persia .
Lực lượng hỗn hợp này do HKMH Harry Truman dẫn đầu, kết hợp với ít nhất một HKMH khác của Mỹ đã hiện diện sẵn trong vùng . Dĩ nhiên trong điều kiện đó , hải quân Ấn cũng phải được đặt trong tình trạng báo động cao. Saudis Arabia cũng đã tuyên bố mở không phận cho các cuộc oanh tạc có thể sảy ra (dĩ nhiên là nhắm vào Iran, cho dù chỉ mới là đòn tâm lý chiến). Nhìn cục diện như vậy để đủ thấy , chiến tranh thực sự về mặt quân sự chưa nổ ra , nhưng các phía đều tăng cường tối đa lực lượng cho chiến trường tại Á Châu, vốn được coi là chiến trường chính trong thời điểm này.
Trong bối cảnh đó , ta xét đến diễn biến mới sảy ra tại vùng Trung cũng như Nam Á . Biến cố mới sảy ra tại Kyrgyzstan làm chết 2,000 người dân tại đó do xung đột chủng tộc giữa người Urbek với người Tajik cũng như người Kyrgyz có nguồn gốcngay từ năm 1924 khi Stalin vẽ lại bản đồ trong vùng bất chấp các chủng tộc khác nhau sống trong vùng đó . Khi chế độ tham nhũng Bakiyev bị lật đổ vào tháng 4 để đưa bà Otunbayeva là Ngoại trưởng lên làm Tổng Thống lâm thời . Tháng này nhóm thân Bakiyev nổi lên gây tranh chấp chủng tộc làm khoảng 2,000 người bị chết . Theo LHQ việc này có bàn tay chuyên nghiệp đứng dàn dựng phía sau . Bàn tay đó là ai ta không mấy rõ ràng.
Nhưng có điều cần ghi nhơ là cả Kyrgyzstan lẫn Tajikistan đều nắm sát biên giới với Tầu . Tầu coi vùng này liên hệ mật thiết với vùng Tân Cương do người Uighur chiếm đa số mà Tầu đang ra sức đàn áp . Tầu vẫn dùng hàng hóa giá rẻ để thao túng vùng này thông qua Hiến Chương Thượng Hải SCO như ta đã biết . Cho nên nội loạn tại Kyrgyzstan không thể không có bàn tay của Tầu phía sau . Tại đó cả Nga lẫn Mỹ đều có căn cứ không quân (Mỹ có căn cứ Manas để tiếp tế cho NATO tại Afghanistan).
Tại Pakistan Tầu đang ra sức cung cấp cho chính quyền Pkistan các trợ giúp về nguyên tử cùng các trợ giúp khác nhằm gây bất ổn trong mối quan hệ giữa Pakistan với Ấn Độ, cũng như Tàu gia tăng yểm trợ cho các nhóm Maoist bên trog lãnh thổ Ấn . Tại Afghanistan trước bế tắc do việc chính quyền Hamid Kazai không thể tạo được thỏa hiệp giữa các Bô Lão Bộ Tộc trong việc tìm kiếm một giải pháp giữa những người Afghan với nhau để từng bước đưa nhóm Taliban Afghnistan từ bỏ con đường đấu tranh bạo động . Việc này để lộ cho thấy một số bất đồng giữa Tướng Tư Lệnh NATO tại Afghanistan là McChrystal với các giới chức dân sự liên quan đến Phó TT Joe Biden cũng như chính TT Obama . Dĩ nhiên Ông Obama với tư cách là Tổng Tư Lệnh quân đội yêu cầu tướng McChrystal từ nhiệm.
Việc này tạo ra dư luận nói đến sự thất bại trong đường lối lãnh đạo chiến tranh của nội các Obama , cũng như thất bại trong cuộc chiến tại Afghanistan nói chung . Thực ra cuộc chiến Afghanistan của NATO có rất ít cơ hội thành công , nhưng quân đội NATO vẫn phải hiện diện tại đó đúng lúc, nên việc Ông Bush mở mặt trận Afghanistan là hoàn toàn đúng với chiến lược thế giới trong lâu dài . Xin ghi nhớ là tại Irak , ông Obama chỉ tiếp nối chủ trương của Ông Bush để lại mà thôi, kể cả kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng tài chánh cuối năm 2008 cũng vậy.
Tình hình tại Afghanistan khác nhiều với Irak . Tâm điểm của chiến tranh được các phía chọn lựa chính tại đây, chứ không phải tại Irak hay bất cứ nơi nào khác . Nếu muốn thành công tại Afghanistan việc tăng thêm 30,000 quân vẫn không đủ đối với chiến trường phức tạp như tại Afghanistan so với Irak . Vì Irak sa mạc nhiều thuận về tiếp vận , đồng minh của Mỹ ở xung quanh . Afghanistan địa thế hiểm trở không đường tiếp vận an toàn , cả Tầu lẫn Iran đều nhăm nhe xâu xé đất nước này.
Một khi Mỹ thất bại tại Afghanistan (việc này đã được tờ Economist số mới nhất nói đến) , dù cố ý của bất cứ phe nào sẽ là đầu mối của thảm họa mà người dân vùng Nam Á sẽ phải chịu đựng trong thời gian tới đây . Người Mỹ hành động tại Afghanistan cũng có điều tương đối giống với cuộc chiến tại VN trước đây, nhưng cũng có nhiều điều khác . Cái khác căn bản chính là xã hội Afghanistan vẫn bị chi phối bởi tình trạng bộ tộc kiểu Trung Cổ còn sót lại , nên dù Mỹ cũng như NATO cố giúp họ xây dựng xứ sở của họ để tự họ có thể đứng vững được . Họ đã không quyết tâm làm điều đó cho chính họ, người Mỹ cũng như NATO đâu có thể cứ ở đó mãi được, như thế người Afghan phải lãnh nhận lấy hậu quả mà thôi . Cũng khó trách người Mỹ lắm, vì cuộc cờ đã là như vậy rồi . Cuộc chiến tại Afghanistan của NATO thất bại có lẽ mới thực đúng với các diễn biến của tình hình trên toàn vùng Á Châu nói chung.
Chính trong bối cảnh đó để ta duyệt lại các diễn biến hiện đang sảy ra tại Kyrgyzstan . Về mặt chiến lược ta không thể coi cuộc cờ tại đó là bình thường chỉ là tranh chấp chủng tộc . Các biến cố đang sảy ra tại đó báo hiệu các bước chuẩn bị cho một hình thái chiến tranh nào đó giữa nhiều thế lực đang gờm nhau trong vùng như Iran , Pakistan, Ấn Độ với Tầu . Các chuẩn bị trên đại dương cũng đề phòng cho một tình huống như vậy có khả năng sảy ra vào lúc nào đó , trên đất liền , trên không cũng như trên biển . Hiện nay mọi truyện chỉ mới trong thời kỳ chuẩn bị chiến tranh của các phía, được nhìn nhận như cách lùa địch vậy mà.
Như Tầu quyết làm ung thối trên phạm vi toàn vùng để mở rộng chiến tranh du kích ; như Tầu mới viện trợ ngay tức thì cho chính quyền Hunsen tại Campuchea trên 200 xe tải cùng các trang bị khác đi kèm, khi Mỹ phản đối Hunsen về việc tay này trục xuất người Ughur xin tỵ nạn chính trị để họ được bảo đảm quy chế tỵ nạn theo công ước quốc tế . Hunsen trước áp lực của Tầu đã giải giao những người đó cho Tầu . Người Mỹ coi đó là hành động chứng tỏ Hunsen muốn theo Tầu để hỗ trợ cho Cựu Thủ Tướng Chapchai mở rộng chiến tranh du kích tại Thái Lan, nhưng đồng thời cũng còn nhắm vào VN ở mặt biên giới phía Tây của VN . Tình đó là diễn biến rất đúng với kịch bản khi mới đây, một Công Ty Úc tuyên bố khám phá thấy mỏ vàng có sản lượng hàng triệu tấn vàng , cũng như tại Afghanistan quân Mỹ tuyên bố tổng trị giá hầm mỏ của Afghanistan lên đến trên 3,000 tỷ dollars.
Câu hỏi vẫn là liệu các diễn biến hiện nay có dẫn đến việc rồi ra VN lại phải can thiệp vào tình hình tại Campuchea như hồi 1978 hay không . Cần lưu ý là : chính Tầu có thể gây ra sự kiện như vậy để đẩy VN đến chỗ phải hành động nhằm làm phân tán lực lượng của VN để Tầu lấy cớ mở rộng chiến tranh du kích cũng như xâm lăng một số vùng trên đất liền của Thái Lan, Lào , Campuchea cũng như VN để đặt điều kiện thương thuyết hoặc rút quân . Những bài học như vậy đã từng sảy ra hoài . Cần lưu ý nhà cầm quyền Hà Nội cần tỉnh táo, cố tránh đừng để tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát.
Thúc thủ vào lúc này , nhưng phải sẵn sàng mọi mặt kết hợp đồng bộ với thế giới mới xong việc được . Tuyệt đối không được để cho tình hình diễn biến theo cách mà Lê Duẫn cũng như Lê Dức Thọ trước đây đã hành động trong khi chỉ biết đến Liên Xô vào thời điểm đó mà không hề nhìn thấy tình hình thế giới một cách toàn diện.
Sau 35 năm cai trị cả nước, người CS đã phạm quá nhiều sai lầm, tiếp nối với hàng loạt các sai lầm cũng như tội ác trước đó . Vào lúc này có lẽ những người CS đã sáng mắt ra để tự hiểu rằng : các lời tuyên truyền của Đảng CS trong quá khứ chỉ toàn là ảo tưởng mà thôi . Dân trí ngày nay đã khác nhiều với thời gian 35 năm trước đây, thế giới cũng đã khác rất nhiều . Cuộc chiến tối hậu này không phải chỉ đơn thuần giữa một vài nước Á Châu với Tầu không thôi, mà là cuộc chiến của thế giới với các sắp xếp của Quyền Lực Toàn Cầu, rất vi diệu mà những người CS trong nước cũng như người Việt Hải Ngoại không thể có cơ may hiểu được ngọn nguồn.
Do thế, những người đang nắm quyền tại Hà Nội hiện nay cần biết lắng nghe những lời cố vấn hữu ích mà Đảng CS đã có được thông qua các đường dây ngoại giao cũng như tình báo mà Đảng CS đã thiết lập được trong thời gian qua . Một vấn đề khác liên quan đến thiên tai cũng là điều cần lưu ý . Động đất 4.7 ngoài khơi Phan Thiết 150 km mới sảy ra , kết hợp với cuộc động đất 5.1 sảy ra cách nay vài năm ngoài vùng biển Vũng Tầu đều là các dấu chỉ về thiên tai lớn có thể sảy ra ngoài khơi thuộc vùng Biển Đông vào thời điểm nào đó.
Việc này đã được nhà chiêm tinh người Brazil lên tiếng cảnh báo trước đây khi ông tiên tri rằng sóng thần có thể cao đến 30 mét sẽ sảy ra trên vùng Biển Đông . Lời tiên tri đó tuy chưa sảy ra , nhưng cần được coi là lời cảnh báo đáng quan tâm . Thiên tai là một truyện . Cần ghi nhớ là nhiều quốc gia hiện nay đang lao vào nghiên cứu vũ khí Tesla , được gọi tắt là vũ khí từ trường có tần số siêu thấp (extreme low frequency) để tạo ra sóng thần , động đất , bão lụt , làm thay đổi thời tiết . Vũ khí tối hậu này cũng đã được Trung Công học hỏi do ăn cắp kỹ thuật từ Nga . Động đất tại Tứ Xuyên cách nay trên một năm sảy ra là do Tầu tự gây ra cho mình do việc không nắm vững kỹ thuật vũ khí Scalar (Tesla) mà ra cả.
Lụt lội kinh khủng tại Hoa Nam làm chết mấy trăm người đang sảy ra cũng do chính Tầu tự gây ra mà thôi . Khi không nắm vững kỹ thuật, Tầu có thể tự tàn phá mình dẫn đến sự tàn phá lân bang . Do thế nhà cầm quyền CS trong nước cần rất cẩn trọng trong việc phòng bị mặt biển để di tản kịp thời trước khi quá trế . Đó là trách nhiệm của Đảng CS hiện nay đối với đất nước . Một giờ còn nắm quyền, các anh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với dân tộc . Nên tuyệt đối không được phép hành động sai . Một sự sai sót vào thời điểm này để lại nhiều hậu quả kinh khủng đối với đất nước cũng như thế giới . Hãy cứ xem Thế Chiến I nổ ra bắt đầu từ việc ám sát Công Tước Franz Ferdinand nước Áo mà ra, dẫn đến cái chết của 15 triệu người, sau đó thêm 18 triệu người bị chết vì dịch cúm Tây Ban Nha.
Chiến tranh bây giờ không đơn giản như vậy . Do thế một khi nổ ra thì số bị chết vì mọi loại vũ khí giết người hàng loạt đủ sức làm chết dăm trăm triệu người như chơi . Nên cần rất tỉnh táo, cần dẹp bỏ ngay tính phe phái địa phương hay tôn giáo vớ vẩn Cần xác định kẻ thù của dân tộc ta cùng thế giới chính là Chủ Nghĩa Bành Trướng Hán Tộc . Cần mạnh dạn đứng về phía tất thắng của nhân loại . Bạn thù cần phân minh . Một giờ còn đánh nhau vẫn là thù . Chẳng có gì phải phân vân về điều mà Sir Halford Mackinder , một nhà Địa Lý Học người Anh đã nói năm 1904 về Họa Da Vàng (yellow peril) . Cần ghi nhớ điều được coi là căn bản đối với chiều hướng thực hiện nền Nhân Chủ trên thế giới này.
Chết chóc bắt buộc phải có, mọi cái cũ đã lỗi thời phải bị quét sạch thì cái mới mới hình thành được . Nắm vững Chuyên Chính Nhân Chủ là vậy . Loài người chẳng còn sự chọn lựa nào khác : Hoặc là diệt chủ nghĩa bành trướng Tầu hoặc để cả nhân loại này bị Tầu xâm chiếm để biến thành nô lệ cho chúng . Thật không vô tình khi tôi nói Đông Dương là Linh Địa , VN chính là chủ đích thực của văn minh Phương Đông . Chúng ta cần sống xứng đáng với vai trò chủ của văn minh Phương Đông.
Ngày 4 tháng 7 năm 2010